Chiều thơ nhạc ra mắt tuyển tập Du Tử Lê

12 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9534)
Chiều thơ nhạc ra mắt tuyển tập Du Tử Lê

Chiều thơ nhạc ra mắt “Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê 1957-2013” nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của rất đông thân hữu và giới hâm mộ thi ca, diễn ra vào lúc 2 giờ ngày Thứ Bảy tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster.

 ttramat_07-content
Nhà thơ Du Tử Lê ký sách trong buổi ra mắt Tuyển Tập Thơ tại hội trường nhật báo Người Việt. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Đây là một tuyển tập đầu tiên đánh dấu hơn nửa thế kỷ làm thơ của tác giả và cũng là tác phẩm thứ 58 được in thành sách.
Ngoài phần nói chuyện của diễn giả và phần văn nghệ đặc sắc, người tham dự muốn biết bài thơ nào nhà thơ Du Tử Lê ưng ý nhất và ông sẽ còn có mối tình nào khác trong cuộc đời làm thơ của ông không.
“Với tôi, thơ như tình mẹ thương con. Người mẹ thương đứa con bị khuyết tật nhiều nhất nhưng đứa nào cũng thương. Còn về mối tình trong tương lai, tôi phải nói thật là tôi nghĩ rất có thể, dù biết rằng hôm nay có sự hiện diện của vợ tôi!” người thi sĩ được biết là lãng mạn, trả lời.
Nhiều người xếp hàng mua sách và đợi lấy thủ bút của tác giả nơi bàn ngay lối vào hội trường.

ttramat_01-content

Quan khách tham dự gồm có Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh, viện trưởng Viện Việt Học; nhà văn Phạm Xuân Đài; nhà thơ Trần Dạ Từ, chủ nhiệm Việt Báo; nhà báo Ngọc Hoài Phương,; nhà báo Đỗ Việt Anh, nữ tài tử Kiều Chinh, nhà thơ Hạ Quốc Huy, ông Hồ Đắc Huân, ông Bằng Phong Đăng Văn Âu và một số thân hữu khác.

Trước đó, trong phần mở đầu, sau khi khai mạc đúng giờ, và người tham dự chật ních hội trường. Một số người phải đứng.
“Nói đến tác giả của tuyển tập thơ này, không cần phải dùng đến danh từ 'nhà thơ' hay 'thi sĩ', mà chỉ cần dùng ba chữ 'Du Tử Lê' là đủ,” MC Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, phát biểu, trước khi ông giới thiệu diễn giả đầu tiên là nhà báo Đỗ Dzũng.
“Tôi không biết nhiều về nhà thơ Du Tử Lê nhưng tất cả những gì ông nói đều chứa đựng một cái gì đặc biệt, nhưng lại rất vừa phải, ”nhà báo Đỗ Dzũng, tổng thư ký nhật báo Người Việt, nói.

“Qua những lần tiếp xúc hay đọc những tác phẩm của ông, tôi luôn thấy thơ văn của ông có nhiều bí ẩn. Nhưng có lẽ trong tình yêu, ông yêu nàng thơ của ông nhiều hơn hết. Đúng như 'trong tay thánh nữ có đời tôi' mà chúng ta thường nghe qua thơ của ông,” nhà báo này nói.

ttramat_02-content
Hình Triết Trần

Ngoài tình yêu, nhà thơ Du tử Lê còn có cách diễn tả ngôn từ rất đặc biệt.
“Sự phá cách trong cách dùng chữ của ông cũng ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, như tôi từng được nghe ông nói chuyện cho các sinh viên tại Coastline College. Ông dùng dấu chấm, phẩy như để diễn tả thi hứng, chứ không có tính cách quy luật về văn phạm,” nhà báo trẻ nhận xét.

Sự quan sát của người đọc tác phẩm của ông lại rất khác với sự nhận thức của cô con gái rất gần gũi, và ảnh hưởng ít nhiều cá tánh của thi sĩ Du Tử Lê. Đó là cô Orchid Lâm Quỳnh. Cô nói: Trước đây mỗi khi Lâm Quỳnh phát biểu hay viết một điều gì ra, bên cạnh những lời khen, luôn kèm theo một câu hỏi: Có phải do bố viết cho con đọc. Lâm Quỳnh luôn bị cái bóng của Bố đè bẹp mình. Hôm nay Lâm Quỳnh lên đây xin phép được 'nói xấu' bố để chứng minh đây không phải là điều do bố Lâm Quỳnh viết ra,” cô nói khi bước lên sân khấu.

be_02-content
Orchid Lâm Quỳnh và bố Du Tử Lê

Lời phát biểu gây chú ý và khiến mọi người vỗ tay, chờ đợi.
“Làm con của một thi sĩ cực kỳ khó. Không được nói chuyện trần gian!” cô giải thích khiến mọi người chú ý hơn. Thí dụ để nói về cái tuổi 30 của Lâm Quỳnh, LQ không thể than rằng, mình chưa có sự nghiệp vững vàng, đời sống còn rất mơ hồ.... Với bố, mình phải nói 'Thời gian qua hun hút và ta đã làm chi đời ta' (*) cô hóm hỉnh nhìn xuống hàng ghế, nơi bố của cô đang hồi hộp. Để nói về một cuộc tình đã lỡ, mình không thể nói: Trời ơi, người ấy đã bỏ ta, hay sao em nỡ vội lấy chồng, mà phải nói
'ta tiếc thiên đàng sớm lập xong' (*) hay để phân trần một sự oan ức thì theo bố phải nói: 'ở chỗ nhân gian không thể hiểu!”(*) Cô nói và bị gián đoạn bởi những tràng pháo tay nổi lên như tỏ vẻ thông cảm cho cô con gái của tác giả tập thơ được phát hành.
Cô kể đến những kỷ niệm sống trong nhà làm mọi người phá lên cười.
 
be-content
Orchid Lâm Quỳnh, cô con gái nói về bố. (Hình:Ngọc Lan/Người Việt)

"Chí Phèo bị nạn" là tựa đề của điện thư bố gởi cho mẹ con Lâm Quỳnh. Ông đặt tên con chó cưng của Lâm Quỳnh là 'Chí Phèo', chỉ để kể lại con chó nhỏ bị chảy máu ở chân, cô giải thích khi mọi người vỗ tay.
Chưa hết, cô nói thêm: “Thay vì nói quý vị phải mua sách ủng hộ, Lâm Quỳnh là con của thi sĩ sẽ phải nói rằng 'Khi ra về quý vị phải cầm trên tay cuốn thơ, 'trước khi thành quá muộn'!(*)”

Rồi giọng Lâm Quỳnh chùng xuống cố nén nỗi xúc động.
“Phải đợi đến khi ông lâm bệnh, Lâm Quỳnh mới thấy xót xa trong lòng khi thấy ông phải ăn từ dĩa rau này sang dĩa rau khác, theo lời dặn của bác sĩ, mà trước đó không bao giờ ông đụng đũa vào,” cô kể.

Cô nhắc kỷ niệm “bố chạy trên treadmill, tay vẫn cầm điếu thuốc" và tin rằng hút thuốc lúc đang chạy trên máy coi như không hút thuốc” rồi cô nói: "khi Lâm Quỳnh chở bố vào nhà thương thì LQ nhận ra, những danh xưng 'thi hào', 'thi sĩ' trở nên vô nghĩa. Nếu đằng sau những danh xưng ấy không có cụm từ: người thoát bệnh ung thư. Ngày mai sinh nhật bố, con xin tặng bố món quà, mà con tin Bố rất thích thú, Con sẽ mời người bạn mà Bố rất quý mến lên” cô nói.
Khi ấy, từ hàng ghế khán giả, một người đàn ông tay cầm tuyển tập thơ mới, bìa đen, mới xuất bản, đi lên gần máy vi âm. Món quà ấy là thi sĩ Trần Dạ Từ.

trandatu-content

“Món quà” là nhà thơ Trần Dạ Từ (trái), bên cạnh tác giả. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


“Đây là một tập thơ nặng ký. Thi sĩ là người trong thế giới thơ. Có nhiều loại thi sĩ. Thi sĩ là sự nghiệp của một bài thơ, nhưng sự nghiệp của 'một đời thơ' được ví như một giòng sông lớn. Nhìn phải, nhìn trái, kể cả hư hỏng cũng vẫn là thơ,” nhà thơ Trần Dạ Từ phát biểu, đứng bên cạnh là người bạn cố tri, nhà thơ Du tử Lê.

Rồi ông nói “tôi cũng liều và nhảy xuống giòng sông đó” và lặp lại những lời thơ “những ngọn nến cháy như da thịt, như nỗi sầu đau đớn đến tận xương!"

dtl_03-content
Ca sĩ Lê Hồng Quang với “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, nhạc phổ thơ Du Tử Lê. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Xen kẽ trong chương trình là phần trình diễn văn nghệ với sự điều khiển của MC Mai Phương, gồm nhiều tiếng hát quen thuộc như Lê Hồng Quang, Thúy An, Nguyễn Cao Nam Trân, Vy Hà, Kim Yến, Thái Hoàng, Hồng Tước, Lê Thảo, Ngọc Quỳnh, qua các nhạc phẩm của các nhạc sĩ, như Phạm Đình Chương, Từ Công Phụng, Đăng Khánh, và Trần Duy Đức.

ttramat_03-content
Ca Sĩ Phạm Thành (Hình Triết Trần)

Đặc biệt có phần ngâm thơ do Trọng Nghĩa với tiếng đàn dương cầm của Mộng Lan. Bác Sĩ Phạm Gia Cổn góp tiếng đàn saxophone qua bài “Ta tiếc thiên đàng mới lập xong”.

Phần hai của chương trình là phần trả lời các câu hỏi của khán giả. Chủ đề của đa số các thắc mắc xoay quanh tình yêu và thơ văn của thi sĩ Du Tử Lê.

Trong số người tham dự, có người từng làm việc chung với tác giả tập thơ, như ông Dương Đình Bộ, 81 tuổi, xưa làm việc với tác giả Du Tử Lê ở hãng Rockwell, Newport Beach. Có những người trẻ lắng nghe và mua sách.

dtl_02-content
Phần trao đổi ý kiến giữa tác giả và khách tham dự. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Trả lời câu hỏi có gì muốn nói với thế hệ trẻ, nhà thơ Du Tử Lê trả lời: “Các bạn nên quan tâm đến văn học và nghệ thuật vì mọi thể chế, hình thức chính trị rồi sẽ qua đi. Những gì còn lại cho dân tộc là văn học và nghệ thuật.”

ttramat_02-content
Hình Triết Trần

Nhiều bài thơ được phổ nhạc từ các bản gốc của ông, như các ca khúc “Đêm, nhớ trăng Sài Gòn,” “Khúc Thụy Du,” “Trên Ngọn Tình Sầu,” “Giữ Đời Cho Nhau” (tức “Ơn Em”)... hay “K Khúc Của Lê,” “Lệ Buồn Nhớ Mi,” “Em Ngủ Trong Một Mùa Đông,” “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi,” “Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời,” “Hiến Chương Yêu,” “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển,” “Dòng Suối Trăm Năm,” “Quê Hương Là Người Đó”...

ttramat_04-content
Nguyễn Cao Nam Trân (Hình Trần Đức Lập)

“Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê 1957-2013” giá bán $28, có thể mua tại nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, điện thoại 714-892-9414, hoặc tại trang mạng www.nguoivietshop.com, hoặc đặt mua tại công ty phát hành sách Amazon (dù quý vị ở bất cứ nơi nào trên thế giới).
_______________
(*)Thơ Du Tử Lê

Độc giả nào muốn sách có chữ ký tác giả, xin email: dutule@dutule.com


Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười Một 20138:00 SA
Khách
Buổi ra mắt sách “Tuyển Tập Thơ Du Tử Lê 1957-2013” thuần túy là một chương trình chiều Thơ Nhạc Du Tử Lê. Cảm giác yên ổn giúp chúng tôi kiên nhẫn ngồi cho tới khi hết chương trình.
MC. ĐQ Anh Thái đã dày dạn, nhiều kinh nghiệm ứng xử trong những lần ra mắt sách trước đây. Quyết định bỏ Brake Time 15 phút để vào phần chính là “Hội Thoại giữa Khán Gỉa và Tác Gỉa” đã hấp dẫn, lôi cuốn giữ chân được nhiều người ngồi lại cho đến phút chót.
Đa số những thắc mắc đều xoay quanh về tình yêu và thơ văn. Tiên liệu trước được các câu hỏi nên Tác Gỉa đều trả lời suôn sẻ một cách ý nhị, dí dỏm, hóm hỉnh.
Trả lời cho câu hỏi có gì muốn nói với thệ hệ trẻ, nhà thơ Du Tử Lê đã nhấn mạnh: “Các bạn nên quan tâm đến văn học và nghệ thuật vì mọi thể chế, hình thức chính trị rồi sẽ phải qua đi. Những gì còn lại cho dân tộc chính là văn học và nghệ thuật”.
Chúng tôi cũng yêu thích giọng nói nhẹ nhàng từ tốn của MC. Mai Phương. Bài viết giới thiệu của cô có sự hội ý cẩn thận của nhiều người, chứng tỏ ban tổ chức biết trân trọng với một cử tọa tương đối chọn lọc.
Hai giọng hát được mọi người mến mộ hơn cả là Thúy An và NC Nam Trân.
Chỉ có một sơ sót nhỏ ít người chú ý đó là anh đàn Keyboard. Có lẽ do thuần thục ở dạng One-man-band nên anh tung hoành, bao sân quên cả hai thành viên cũng rất quan trọng là Violin và Guitar.
Nếu được thì biên chế tốt nhất cho chiều Nhạc thính phòng là:
-Piano dùng để giữ phần hoà âm, trải thảm rộng đến khoảng 5 octaves.
-Violin diễn đồng âm hoặc đi bè hổ trợ cho giai điệu.
-Guitar tô điểm trang trí những điểm dừng của giai điệu.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18314)
Nhân dịp hội ngộ cựu học sinh Quốc Học – Đồng Khánh Huế trong mùa Lễ Hội Hoa Anh Đào ở Virginia, một buổi triển lãm tranh Nguyên Khai được tổ chức:
16 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18725)
Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba ngày 22 tháng 3 tới đây, nhà thơ Du Tử Lê sẽ có buổi thuyết trình tại đại học Cal State University Fullerton (CSUF) ở thành phố Fullerton, miền nam California.
10 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 20281)
Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.
07 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18371)
Có chừng 130 tấm hình màu thuộc các đề tài như chân dung, phong cảnh, hoa, tĩnh vật, sinh hoạt, thiên nhiên... tất cả đều thực hiện bằng máy ảnh Digital, không dùng phim nhưng dùng các con microchip (vi mạch) để thu hình.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 20940)
Nữ ca sĩ Khánh Ly sẽ tổ chức ra mắt CD “Nụ Cười Trăm Năm,” với lời thơ do chính nhà thơ Trần Dạ Từ phổ nhạc.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21776)
Tôi không biết phải bắt đầu bản tin này bằng cách nào! Khi trong tay tôi, (đúng hơn), trên bàn viết cuả tôi là 7 trong số 10 thi phẩm của Mai Phước Lộc, đã được xuất bả
16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 20575)
Trong một cuộc điện đàm với chúng tôi, nhạc sĩ Từ Công Phụng ngỏ ý nhờ trang nhà này, chuyển tới tất cả những người quan tâm tới tình trạng sức khỏe của ông, dù đã hay chưa từng gặp gỡ, lời cảm ơn chân thành của ông cùng toàn thể gia đình.
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17765)
Tập thơ mỏng tanh mà nặng trĩu với tôi. Tôi đọc mà nghe lòng mình rưng rứt. Toàn tập thơ có thể nói chỉ có một bài duy nhất từ đầu đến cuối- như một bản trường ca chưa viết xong - mà cũng có thể coi là một tập hợp của nhiếu bài thơ rải rác mang một cái tên chung: Xa Xứ.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 17739)
Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẽ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.
12 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21020)
18 giờ ngày 9 tháng 12, 2010, triển lãm tranh trừu tượng “Xám Trắng Đen” của họa sĩ Nguyễn Trung đã được khai mạc tại phòng tranh ở số 65 đường Đề Thám, quận
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8837)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17102)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9211)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8857)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,