Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời lúc 6 giờ 15 phút, ngày 18 tháng 12 năm 2014 (giờ Hà Nội)

17 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6880)
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời lúc 6 giờ 15 phút, ngày 18 tháng 12 năm 2014 (giờ Hà Nội)


dutule.com (ngày 17 tháng 12 năm 2014): Chúng tôi mới được tin nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả tác phẩm nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước "Chuyện kể năm 200", đã từ trần lúc 6 giờ 15 phút ngày 18 tháng 12 năm 2014 (ngày giờ VN).
Theo trang mạng Wikipedia thì: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông… khi mới ngoài hai mươi tuổi.

Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.

Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết báo. Ông thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.

Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973) theo đài RFA về tội "Xét lại, chống Đảng", mà không được xét xử. Theo ông thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này. Theo đài RFA, trong thời gian đó "ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu..."

Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.

Theo một nguồn tin khác mà chúng tôi có được thì, tác giả hồi ký nổi tiếng "Chuyện kể năm 2000" lâm trọng bệnh từ nhiều năm trước. Vì thế, có thời gian ông rời Hải Phòng vào Saigon, để chữa bệnh. Sau một thời gian, bệnh không thuyên giảm, ông quyết định trở lại Hải Phòng...

Sự mất đi của tài năng và nhân cách nhà văn Bùi Ngọc Tấn là một mất mát khó có thể bù lấp.

Dưới đây là bản tin của nhật báo Người Việt Online, ghi ngày 17 tháng 12-2014:

.

HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả “Chuyện Kể Năm 2000,” vừa qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, lúc 6 giờ 15 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Năm, 18 Tháng Mười Hai, ông Bùi Ngọc Hiến, con trai của ông cho nhật báo Người Việt biết.

Ông Hiến kể: “Cha tôi bị bệnh phổi lâu nay, có vào nhà thương nằm một thời gian, nhưng về nhà từ hôm 12 Tháng Mười. Cụ ra đi rất nhẹ nhàng.”

 

blank

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn. (Hình: Nguyễn Đình Toán)

Theo tác giả Vũ Quốc Văn trong bài “Tân Sắc Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn đặc sắc” đăng trên trang mạng báo Tiền Phong ngày 25 Tháng Mười Hai, 2005, nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ năm 1954, và có sáng tác in ở các nhà xuất bản Văn Học, Lao Động, Thanh Niên, Phổ Thông,... khi mới ngoài 20 tuổi.

Theo Wikipedia, trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc. Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và là biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết báo.

Blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, viết trên trang Facebook cá nhân như sau: “Nhà văn Bùi Ngọc Tấn bắt đầu viết văn từ năm 1954. Theo ông: 'Trong thời kỳ này (1954-1968), những sáng tác của tôi đều ca ngợi con người mới cuộc sống mới, ca ngợi đảng Cộng Sản Việt Nam, ca ngợi những người làm ra lịch sử. 14 năm đầu tiên, tôi viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, mô tả cuộc sống dưới sự lãnh đạo của đảng, đang phát triển, đang đi lên, một xã hội không có bi kịch như nhà thơ Tố Hữu, người lãnh đạo văn nghệ Việt Nam đã khẳng định.'”

“Một bi kịch cho ông, nhưng cay đắng thay lại là một may mắn cho văn học: Năm 1968, ông bị vô cớ bắt giam, bị cầm tù 5 năm,” nhà báo Huy Đức viết.

Nhà báo này viết tiếp: “Phải đến năm 1995, sau 27 năm bị 'ngắt tiếng,' Bùi Ngọc Tấn mới được trở lại văn đàn. Đây là thời kỳ ông bắt đầu 'viết về những người cam chịu lịch sử, về những thân phận bé nhỏ, về những người cố gắng tồn tại giữa những bánh xe của lịch sử, đặc biệt là những phận người rơi vào thảm cảnh tù đầy, những người chịu sự khinh bỉ của xã hội.' Đỉnh cao các tác phẩm của ông là 'Chuyện Kể Năm 2000,' được nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2000, chưa kịp phát hành thì bị 'cấm, thu hồi và tiêu hủy.' Nhưng, 'Chuyện Kể Năm 2000' vẫn có sức sống mãnh liệt.”

“Phải đọc 'Chuyện Kể Năm 2000' mới có một cảm nhận đầy đủ về khái niệm 'nhà tù lớn, nhà tù nhỏ,' theo nhà báo Huy Đức. “Bi kịch Bùi Ngọc Tấn kể về 5 năm ở tù tưởng đã là tận cùng; nhưng phải khi đọc những gì ông kể về những ngày ra tù, mới thấy cái chế độ miền Bắc thời ông sống không có chỗ cho con người làm con người.”

“Nhiều lần ông nói: 'Tôi sợ nhất là những người đã hơn 70 tuổi mà chưa một lần phạm sai lầm, họ cứ hành xử như là họ có quyền để ban phát chân lý,'” blogger Osin viết tiếp.

Ông cũng đã hoàn thành “Hậu Chuyện Kể Năm 2000,” và theo dự trù, tác phẩm này sẽ được tủ sách Tiếng Quê Hương ở Hoa Kỳ ra mắt vào cuối năm nay.

Theo nhà văn Trần Phong Vũ, “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” ghi lại nhiều diễn biến quanh tác phẩm “Chuyện Kể Năm 2000” từ các đoạn đường hoàn thành tới khi tác phẩm chào đời và những ngày kế tiếp. Tựa đề đầu tiên của “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là “Thời Biến Đổi Gien” được Hoàng Hưng diễn giải là “Một thời đại ghê gớm trên quê hương chúng ta mà cái 'gien' NGƯỜI đã bị biến đổi đến thảm hại!”

“Đó là thời đại quét sạch mọi quyền sống căn bản của con người buộc toàn thể xã hội luôn cúi đầu quỳ gối tôn thờ những kẻ thủ đoạt quyền lực - thời đại mà hết thẩy người dân không được phép có một hành vi, một ý nghĩ nào khác ngoài việc tự biến thành công cụ phục vụ ý đồ của kẻ thủ đoạt quyền lực được coi là tín ngưỡng tối cao độc nhất vô nhị,” ông Vũ viết.

Ngoài hai tác phẩm trên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn còn được biết đến qua một số tác phẩm như “Mùa Cưới,” “Ngày và Đêm Trên Vịnh Bái Tử Long” (phóng sự), “Đêm Tháng Mười,” “Người Gác Đèn Cửa Nam Triệu” (truyện ký), và “Nhật Ký Xi Măng”...

Ông từng nhận được nhiều giải thưởng văn chương trong nước, và giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm “Biển và Chim Bói Cá.”

Ông Bùi Ngọc Hiến cho biết đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn sẽ được tổ chức vào Thứ Bảy, 20 Tháng Mười Hai. (Đ.D.)

.

Chúng tôi trân trọng kính mời bạn đọc, thân hữu cũng chúng tôi hiệp lời cầu nguyện, để anh hồn ông sớm về cõi Niết Bàn.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 14857)
Vì thế, dù buổi họp mặt không thể diễn ra vào cuối tuần này; nhưng nhân đây, chúng tôi cũng xin quý bạn đọc, thân hữu ghi nhận lòng biết ơn chân thành của chúng tôi. Với chúng tôi, chẳng có một khuyến khích nào ý nghĩa hoặc, giá trị hơn sự ưu ái, tham gia của quý vị vào sân chơi chung này vậy
29 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 14709)
Tôi không biết định mệnh trong đời thường, có mỉm cười với Nguyễn Lương Vỵ? Nhưng với thi ca, câu trả lời tôi, là “có”. Chí ít cũng với những người theo dõi hành trình thi ca mấy chục năm của ông.
18 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 25865)
“Vào lúc 19g00 tối ngày 18.3.2010, nhà thơ Hữu Loan, tác giả của bài thơ "Màu tím hoa sim" đã vĩnh viễn từ giã cõi đời khi chuẩn bị bước sang tuổi 95 (12.4.1916 – 18.3.2010). Trong lúc chờ đợi con cái về đông đủ, bà Nhu, vợ ông và 4 người con ở quê đã khâm liệm đặt ông vào quan tài yên nghỉ vào lúc 23g cùng ngàỵ
13 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 14645)
Thay mặt cho các thành viên của trang nhà dutule.com, chúng tôi cũng rất hãnh diện thưa với quý bạn đọc rằng, chúng ta sẽ không thể có dutule.com - một “sân chơi chung” mang tính văn học, nghệ thuật này, nếu chúng tôi không nhận được sự giúp đỡ vô vụ lợi của ông Phạm Luyến.
11 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 15071)
Chọn cho mình bút hiệu Trần Yên Hòa, từ những năm trước 1975, với thi phẩm đầu tay, nhan đề “ Lời ru tình ,” in chung nhiều tác giả, ở Đà Lạt, 1971, tới nay, đã trên dưới 40 năm
03 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 18530)
“Nhưng mọi sự đều do ý trời. Nếu ngày sau trời còn cho tôi khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn, tôi vẫn muốn viết thêm những điều suy nghĩ của riêng mình để xin được chia sẻ cùng bạn đọc.”
18 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 18982)
dutule.com : Với nhiều thân hữu, khi đọc tựa đề bản tin này của chúng tôi, có thể đã có ngay cái kết luận chắc nịch rằng: “Rồi! Lại thêm một vụ “ở chỗ nhân gian không thể hiểu” nữa đây…”
11 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 19385)
Nhà xuất bản Cội Nguồn đã đánh dấu chương trình hoạt động năm 2010 của mình, bằng tác phẩm nhan đề “ Nửa thế kỷ Việt Nam ” - - Một bút ký / tự truyện của nhà thơ, nhà văn Song Nhị.
09 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 18388)
Nguồn tin riêng của chúng tôi cho hay, Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2010, hai nhà văn có chung một trú quán là xứ Lá Phong / Canada đã quyết định sẽ “nắm tay” nhau thực hiện một chương trình mang đầy tính..
05 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 19092)
Gần đây, một số thân hữu hỏi chúng tôi về bài thơ cũ của nhà thơ Du Tử Lê. Nhan đề “ Thơ ở Nguyễn Mạnh Hùng ,” Câu hỏi được nêu lên: Nguyễn Mạnh Hùng là ai?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12255)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21729)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,