Tom Cross, một giải Oscar và một nửa dòng máu Việt

09 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7205)
Tom Cross, một giải Oscar và một nửa dòng máu Việt



LOS ANGELES, California (NV) - Khi tên Tom Cross được xướng lên cho giải Oscar hạng mục Biên Tập Phim Xuất Sắc Nhất, ngay cả bản thân anh cũng bất ngờ. Đây là lần đầu tiên anh được đề cử Oscar, trong khi các ứng cử viên còn lại là những gương mặt lão làng trong nghề. Có thể nói, còn rất nhiều điều người ta chưa biết về Tom Cross, nhà biên tập phim mang nửa dòng máu Việt này. 

tom-cross-content
Nhà biên tập phim Tom Cross tại lễ trao giải Oscar 2015. (Hình: Getty Images)


Với hơn hai mươi năm nghề, Tom Cross từng làm việc với nhiều phim lớn nhỏ khác nhau. Tuy vậy, Whiplash là phim đã hoàn toàn khẳng định tên tuổi anh tại Hollywood.
Nội dụng Whiplash xoay quanh nhân vật chính, một thanh niên 19 tuổi, với ước mơ trở thành một tay trống hàng đầu, đã tìm đến người thầy nghiêm khắc đến cay nghiệt để tìm mọi cách mà theo học. Xem phim, khán giả không chỉ theo dõi câu chuyện của chàng trai trẻ, mà sẽ còn bị cuốn hút đến những phút căng thẳng tâm lý đến nghẹt thở. Âm thanh quyện hình ảnh qua những góc quay tinh tế, càng về sau, phim càng mê hoặc người xem.
Phim được đánh giá cao với nhiều giải thưởng khắp nơi, trong đó có năm đề cử mang lại ba chiến thắng tại Oscar: giải nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, giải hòa âm xuất sắc nhất, và một giải biên tập phim xuất sắc nhất của Tom Cross.
“Tôi vẫn còn đang vui sướng và hân hạnh được đề cử cùng những tên tuổi lớn trong làng điện ảnh. Tôi luôn mơ về các giải thưởng này nhưng tôi không ngờ mình thắng giải,” Tom Cross cười, nhớ lại.
Ít ai biết, trong lịch sử 87 năm của giải thưởng danh tiếng Oscar, đây là lần đầu tiên một người chiến thắng mang trong mình dòng máu Việt. 

Nửa dòng máu Việt
Tom Cross có mẹ là người gốc Huế, với tên Việt là Võ Hồng Lộc. Tuy không nói trôi chảy tiếng mẹ đẻ vì lớn lên tại nơi hầu như không có người Việt, anh có thể gọi được món phở gà tại một tiệm ăn nào đó bằng tiếng Việt, hay kể cho người đối diện nghe một vài câu chuyện về những thuyền nhân trong gia đình.
Được phóng viên yêu cầu cho biết thêm về xuất thân, Tom Cross kể: “Gia đình mẹ có đông anh chị em. Mẹ sang Mỹ du học ngành quản thủ thư viện khoảng những năm cuối thập niên 50. Khi về lại Việt Nam, mẹ làm việc ở Sài Gòn trong một thư viện của Mỹ. Mẹ gặp ba rất tình cờ vào thập niên 60. Ba khi đó về Việt Nam cho một chương trình huấn luyện bơi lội. Ngoài thủ thư, mẹ còn là một họa sĩ. Một lần, khoảng 1965, mẹ có tranh sơn dầu trưng bày ở một buổi triển lãm, ba mua tranh của mẹ, và hai người bắt đầu quen nhau từ đó. Năm 1966 hai người làm đám cưới ở Sài Gòn. Năm 1967, hai người về Mỹ, tại thành phố Milwaukee nơi gia đình ba sinh sống. Tôi ra đời vào năm 1969, là người con duy nhất của ba mẹ.”

Theo lời anh, gia đình chuyển từ Milwaukee đến New York sinh sống khi anh khoảng 5 tuổi, ở một khu vực đa văn hóa hơn nhưng vẫn rất ít người Việt. “Cũng buồn cười. Ba tôi thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Mẹ thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Việt. Còn tôi thì nói tiếng Anh còn chưa xong nữa,” anh đùa.
Nhắc đến gia đình, Tom Cross nói mình may mắn khi được sự ủng hộ tuyệt đối khi quyết định theo đường điện ảnh.
“Mẹ tôi là nghệ sĩ. Tôi thấy mình may mắn khi mẹ luôn động viên cho tôi tham gia các hoạt động về nghệ thuật. Ba mẹ không bao giờ ép tôi theo ngành gì. Cả ba và mẹ luôn khuyến khích tôi học bất kỳ ngành gì mà tôi thích. Ba mẹ nhanh chóng nhận thấy là tôi thích điện ảnh, và họ ủng hộ tôi làm phim. Ba tôi cũng thích phim ảnh nên ông cũng chia sẻ với tôi các bộ phim hay, ông rất ủng hộ tôi theo ngành điện ảnh. Mẹ thì là nghệ sĩ, nên cũng ủng hộ tôi theo đuổi nghệ thuật.”
"Bạn sẽ không thất bại theo đuổi công việc mình đam mê.”

Theo lời Tom Cross, từ bé anh đã thường xuyên coi phim cùng ba và sớm có ý định trở thành nhà làm phim. Anh theo học ngành này tại một đại học nhỏ ở New York. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, anh không bào giờ có ý định từ bỏ đam mê dành cho điện ảnh. Ngay cả với phim Whiplash, ban đầu anh chỉ nhận một khoản thù lao tượng trưng cho công việc biên tập, trước khi phim có thêm tài trợ và thành công lớn. Tom Cross bày tỏ:
“Tôi được học tất cả các công đoạn làm phim, nhưng tôi thích nhất là biên tập. Người giáo sư dạy về biên tập của tôi là một nữ giáo sư rất giỏi, hiền nhưng nghiêm khắc. Cô thúc sinh viên mình phải làm giỏi hơn mức hiện tại có thể. Cô là người dạy tôi phải hoàn thành công việc mình một cách xuất sắc nhất có thể, không được lười biếng qua loa. Thời gian đi học là khoảng thời gian tôi quyết định trở thành một người biên tập phim.”

“Công việc biên tập cho phép mình được làm việc với toàn bộ đoàn làm phim, là người ghép lại các mảnh phim để làm một tác phẩm hoàn chỉnh, trọn vẹn. Người biên tập có quyền chi phối nhịp phim, không gian, sắc thái, sáng tạo, chi phối cảm xúc cho khán giả bằng âm thanh và hình ảnh. Với tôi, vai trò của tôi là bảo vệ sản phẩm của tất cả mọi người trong các công đoạn, từ giữ gìn ý tưởng của đạo diễn đến những khoảnh khắc, cảm xúc của từng cảnh phim.”
“Tôi nhìn thấy rõ ràng mục tiêu của mình muốn gì, trở thành người thế nào, và tôi cố gắng để thực hiện được. Những điều này khiến những khó khăn dễ dàng vượt qua hơn. Tôi thường đọc về cuộc đời, công việc, và những tác phẩm của các tên tuổi thành công trong ngành biên tập điện ảnh mà mình hâm mộ, để học hỏi bắt chước họ, nhất là trong lúc gặp khó khăn.”
“Ngành điện ảnh không dễ dàng, cạnh tranh rất dữ dội. Nếu bạn không có mục tiêu để tiến tới, sẽ có một lúc bạn sẽ tự hỏi vì sao mình theo đuổi ngành này. Với tôi, tôi luôn biết mình muốn làm phim.”
“Tôi cho rằng không có công việc nào dễ dàng, giàu nhanh, hay mau nổi tiếng. Nếu bạn chọn nghề nào đó chỉ để kiếm tiền, thì bạn sẽ không hạnh phúc được. Một thời gian dài, tôi nhận các công việc phụ tá với thù lao thấp, nhưng tôi yêu thích công việc này và tôi tiếp tục theo đuổi. Tiền bạc, thành công, danh tiếng, là những điều đến sau khi bạn yêu thích công việc mình làm và cố gắng hết sức. Bạn sẽ không thất bại theo đuổi công việc mình đam mê.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20225:11 SA(Xem: 5208)
Nhà văn Huy Phương, qua đời lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu, 25 Tháng Hai, tại nhà riêng ở thành phố Anaheim.
25 Tháng Mười Hai 20212:29 CH(Xem: 2714)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tên đầy đủ là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1935 tại Vỹ Dạ - Huế, là ái nữ của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
23 Tháng Mười 202110:51 SA(Xem: 2759)
Lê Văn, phát thanh viên kỳ cựu của ban Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với giọng nói thân thuộc với hàng triệu thính giả Việt Nam suốt nhiều thập niên, qua đời ngày thứ Bảy, 23 tháng 10, thọ 84 tuổi.
21 Tháng Mười 20211:21 CH(Xem: 2564)
Thời gian như ngựa chạy tên bay. Thoáng chốc, TQBT đã hai mươi tuổi.
13 Tháng Mười 20218:23 SA(Xem: 2740)
Nhà văn Trương Đạm Thủy mất ở tuổi 81 sau năm ngày điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến quận Tân Bình, tối 12 Tháng Mười, 2021.
04 Tháng Tám 20219:18 SA(Xem: 3828)
Họa sĩ Đỗ Quang Em - tên tuổi lớn của làng mỹ thuật - qua đời ở tuổi 79 vì bệnh già, tối 3/8.
18 Tháng Bảy 202110:04 SA(Xem: 3621)
Họa sĩ Lê Thánh Thư, 65 tuổi, qua đời tại nhà ở quận Tân Bình, sau khi có kết quả test nhanh dương tính với nCoV, sáng 16/7.
15 Tháng Bảy 20219:35 SA(Xem: 5115)
Nhà văn Bùi Bích Hà, người từng phụ trách chương trình “Tâm Tình Với Thái Hà” trên đài Little Saigon Radio, vừa qua đời sáng Thứ Tư, 14 Tháng Bảy, tại bệnh viện St. Joseph, Orange, hưởng thọ 83 tuổi
13 Tháng Năm 20215:30 SA(Xem: 5810)
Nữ họa sĩ Bé Ký, một tên tuổi gắn liền với hội họa của người Việt Nam, qua đời vào chiều Thứ Tư, 12 Tháng Năm, tại nhà ở Westminster, hưởng thọ 83 tuổi.
20 Tháng Tư 20213:49 CH(Xem: 2876)
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời chiều 20 Tháng Tư, 2021 ở nhà riêng tại Hà Nội, thọ 69 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,