Tác giả “Đứng dậy và bước đi” từ trần.

30 Tháng Tư 20189:26 SA(Xem: 5133)
Tác giả “Đứng dậy và bước đi” từ trần.


(TH): Ngày 17 tháng 1 năm 2018 vừa qua, trang mạng dutule.com này đã giới thiệu tác phẩm “Đứng dậy và bước đi” của tác giả Nguyễn Hướng Dương - - Tấm gương vượt trên bi kịch, trở thành người hữu ích cho tập thể, sau khi cô bị tai nạn phải cắt bỏ cả hai chân, và di chuyển bằng nạng.

NguyenHuongDuong

Ở thời gian đó, trang mạng dutule.com đã ghi nhận như sau:

Tác giả Nguyễn Hướng Dương, khi viết về nguồn gốc khởi đầu của ’Đứng dậy và bước đi’ cho biết,  năm 1996, khi mới 25 tuổi, cô bị một tai nạn giao thông khủng khiếp, khiến cô mất hẳn 2 chân.


Sau thời gian tuyệt vọng, trầm cảm, Nguyễn Hướng Dương đã tìm thấy cho mình một lẽ sống mới. Đó là sống cho người khác. Cho những người ở những cảnh ngộ kém may mắn, như cô.

Là một Phật tử thuần thành, cô rất ý thức về những trở ngại do “cái tôi” đem lại, cùng rất nhiều trở ngại khác, thuộc về tâm lý, xã hội… Nhưng cũng từ triết lý nhà Phật là phải biết quên mình, sống cho chúng sinh (kẻ khác), cuối cùng họ Nguyễn đã ngồi xuống, hoàn tất hồi ký “Đứng dậy và bước đi” như một tấm gương lớn về giá trị, ý nghĩa của sự sống ở mỗi con người...

Trong phần “Lời Mở đầu” của Nguyễn Hướng Dương, có đoạn:

“… Đến nay, hơn hai mươi năm đã trôi qua, những chuyển biến trong cuộc đời tôi làm cho nhiều người quá đỗi ngạc nhiên.Trải qua một phen ‘chết đi sống lại’, từ một người tuyệt vọng và trầm cảm, tôi trở thành người sống vui, lạc quan, yêu đời, hòa nhập vào xã hội và còn chia sẻ niềm vui đó với mọi người, nhất là những người khuyết tật đồng cảnh ngộ với mình. Tôi đã thành lập Thư Viện Sách Nói Dành Cho Người Mù, được nhiều người ủng hộ, duy trì từ nhiều năm qua và vẫn còn tiếp tục…”

Bất ngờ trong mấy ngày qua, chúng tôi được tin Nguyễn Hướng Dương thình lình từ trần ở Saigon.

Nguồn tin từ một ký giả của báo Một Thế Giới On -line, đưa tin:

“Chị Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971. Năm 25 tuổi khi đang là hướng dẫn viên du lịch, chị bị tai nạn giao thông khiến liệt cả đôi chân. Gần 20 năm trước, chị có sáng kiến thực hiện các băng đĩa ghi sách nói rồi phát miễn phí cho người khiếm thị trong cả nước.

“Ngoài việc thành lập thư viện sách nói trực tuyến dành cho người mù Thư viện còn có nhiều hoạt động như vận động cấp học bổng cho học sinh khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn, học bổng Hướng Dương hỗ trợ sinh viên khiếm thị học đại học. Nhiều chương trình khác cũng được thực hiện như du lịch biển, khám sức khỏe, cờ vua, dạy vi tính... nhằm hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên khiếm thị.”

Ghi nhận về những phát biểu của tác giả “Đứng dậy và bước đi” thuở sinh thời, ký giả Tuệ Minh, của báo Việt Nam Net Online viết:

“Năm 2014, chị Nguyễn Hướng Dương ra mắt phiên bản tái bản cuốn tự truyện "Đứng dậy và bước đi”. Cuốn tự truyện kể về nhiều nỗi đau mất mát nhưng không thiếu niềm tin yêu, sự lạc quan của cuộc đời.

“Dù mất đi đôi chân ở tuổi 25, chị Dương vẫn mạnh mẽ, lạc quan. Chị cho rằng, điều quan trọng là mình vui vẻ chấp nhận tất cả những gì xảy ra với mình dù cho đó là tai nạn, bệnh tật, xui xẻo, đổ vỡ.

“Tôi cũng tin rằng bên trong con người mình có một nội lực tiềm tàng mà nếu mình biết vận dụng, khai thác nó một cách đúng đắn thì mình hoàn toàn có thể ‘vượt qua số phận’, xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Cái này người xưa gọi là ‘đức năng thắng số’- nếu mình làm việc thiện, sống tử tế với mọi người thì số phận sẽ mỉm cười với mình thôi”.

“Từ khi mất đi đôi chân, trải qua 9 lần lên bàn mổ để chỉnh sửa những thương tật, theo chị Dương đó là ‘đau đớn’.

“ ‘Tôi cũng chẳng hiểu tại sao số phận lại quá khắc nghiệt với mình như vậy khi phải trải qua 9 lần lên bàn mổ chỉnh hình từ khi bị tai nạn đến nay mà lần nào cũng là cưa xương, xẻ thịt, đau đến tận xương tủy. Bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu làm sao mà mình có thể chịu đựng nổi những điều tưởng chừng như vượt quá sức tưởng tượng như vậy’ – chị nói.


Cũng nhà báo này đã ghi nhận thêm rằng:

“Hay tin chị Nguyễn Hướng Dương mất, nhiều người khiếm thị từ khắp nơi tới viếng. Với họ chị Dương và Thư viện sách nói đã trở thành niềm tin, nguồn cảm hứng giúp họ vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng bản thân.”

Cùng lúc đó, phóng viên của báo Tuổi Trẻ Online, ghi lại phát biểu của cô Hà Thanh Vân, hiệu trưởng trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, như sau:

““Cô Hà Thanh Vân - hiệu trưởng trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu - gửi đến Tuổi Trẻ Online vài dòng kỷ niệm về người sáng lập Thư viện sách nói đầu tiên ở Việt Nam - chị Nguyễn Hướng Dương.

"Chỉ cần nghe tiếng em, học sinh mù lại nhao nhao gọi tên em rồi đòi ngồi sát bên để sờ chân sờ tay sờ mặt em khi em đọc những câu chuyện nhỏ trong những tờ báo mà em mang theo.

“Trước khi thành lập Thư viện sách nói dành cho người mù, em miệt mài đến trường Nguyễn Đình Chiểu và ngồi trong căn phòng oi bức ngột ngạt để thu âm sách nói trên chiếc đài cattsette nhỏ xíu. 

“Trong này em mồ hôi nhễ nhại đọc, ngoài kia học sinh đứng chờ từng cuốn băng có giọng đọc của em.

“Học sinh mù học lên đại học ngày càng nhiều, tài liệu chồng chất gửi đến em và chỉ vài ngày sau là sách in đã thành sách nói.

“Thư viện thành lập được 20 năm rồi, mỗi năm có hàng chục tình nguyện viên cùng em hòa giọng vào trang sách, hàng trăm sinh viên mù nhận học bổng Hướng Dương và máy vi tính, hàng ngàn học sinh mù nhận học bổng Ánh Sen, hàng triệu người mù khắp cả nước nhận được sách nói hàng tháng… mà em thấy như vậy vẫn còn quá ít. 

“Em khởi động chương trình chiếu phim cho người mù, cuộc thi cờ vua cho người mù. Em Thắp sáng niềm tin để đưa trẻ mù đi biển hàng năm, em sưởi ấm niềm tin với chương trình khám bệnh cho người mù hàng năm. Em Đứng dậy và bước đi để làm điểm tựa cho người mù vượt qua bóng tối.

“Hành trình còn dài lắm. Sao em đột ngột ra đi. Hướng Dương ơi!"

Trước khi đột ngộ từ trần, tác giả “Đứng dậy và bước đi” từng được trao tặng nhiều giải thưởng cao qúy.
Nhiều người tin rằng, Nguyễn Hướng Dương không còn nữa, nhưng con đường mà cô sớm mở ra, sẽ được nhiều người trẻ tiếp nối…

Trước tin buồn này, trang nhà dutule.com xin chia buồn cùng tang quyến và, cầu nguyện hương hồn tác giả “Đứng dậy và bước đi” sớm phiêu diêu miền cực lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tư 20215:32 CH(Xem: 2824)
Nhà báo Phạm Kim, chủ nhiệm sáng lập kiêm chủ bút tuần báo Người Việt Tây Bắc, vừa qua đời lúc 6 giờ chiều Thứ Ba, 30 Tháng Ba, tại nhà riêng ở Bellevue, Washington, hưởng thọ 71 tuổi.
20 Tháng Ba 202110:45 SA(Xem: 3070)
Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội.
18 Tháng Hai 20219:48 SA(Xem: 4440)
Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ vừa ra đi tại Quận Cam, California, vào chiều Thứ Tư 17/2/2021.
16 Tháng Hai 20211:27 CH(Xem: 3160)
Nhà thơ Đoàn Vị Thượng sinh năm 1959, tên thật là Trần Quang Đoàn, được bạn đọc nhiều độ tuổi yêu mến.
07 Tháng Hai 20219:07 SA(Xem: 3625)
Nhà thơ Tường Linh tên thật là Nguyễn Linh, sinh ngày 12 Tháng Mười Hai, 1931, tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn
06 Tháng Hai 20215:16 CH(Xem: 4452)
nhà văn Duy Lam, tên thật Nguyễn Kim Tuấn đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2021 tại thành phố Fairfax thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
31 Tháng Giêng 20211:53 CH(Xem: 3270)
Muốn thưởng thức tranh cô trực tuyến, vào www.AnnPhongArt.com.
24 Tháng Giêng 20212:37 CH(Xem: 3493)
Nhà thơ Kiêm Thêm từ trần ngày 22 Tháng Giêng, 2021, hưởng thọ 81 tuổi
16 Tháng Giêng 202111:40 SA(Xem: 4346)
Nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, sau một thời gian bị nhiễm COVID-19
08 Tháng Giêng 20213:00 CH(Xem: 4400)
Nhạc sư: Henry Nguyễn Vĩnh Bảo/ Sinh ngày 19.8.1918/ Từ trần lúc 18h50 ngày 7.1.2021, đại thọ 104 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1183)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,