Bài nói chuyện về tác phẩm “Hồ Xuân Hương, Tiên thơ - Bụi đời.

18 Tháng Chín 20189:54 SA(Xem: 4610)
Bài nói chuyện về tác phẩm “Hồ Xuân Hương, Tiên thơ - Bụi đời.

dutule.com (ngày 18 tháng 9-2018):

Lúc 11 giờ sáng, ngày 18 tháng 8 vừa qua, tại Thư Viện Việt Nam trên đường Euclid, thuộc thành phố Westminster, nam Cali, đã có buổi ra mắt tác phẩm “Hồ Xuân Hương, thơ tiên, bụi đời” một công trình biên khảo công phu, giá trị của Giáo sư Trần Lam Giang.

Được mời nói về nội dung của tác phẩm này, nhà thơ Du Tử Lê đã có bài ghi nhận như sau:

“… Vị diễn giả trước tôi, đã nói về thân thế, tiểu sử của học giả Trần Lam Giang rất đầy đủ, chi tiết, nên tôi chỉ xin nhấn mạnh, với tôi, giáo sư Trần Lam Giang là một trong vài học giả uyên bác nhất của miền Nam, còn sót lại.

Cống hiến trí tuệ của ông, tiêu biểu qua những bộ sách như Cổ tích Việt Nam, 3 cuốn hay, bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, nguyên tác của sử gia Âu Đại Nhậm, được học giả Trần Lam Giang chọn dịch và chú giải…

Bộ sách Bách Việt Tiên Hiền Chí đã được dịch giả Tôn Thất Diên dịch qua Anh ngữ, vốn là bộ sử liên quan đến trình độ Văn Hóa, Học-Thuật đích thực của dân tộc Việt Nam, do sử gia Âu Đại Nhâm viết vào thời nhà Minh bên Tàu. Nhưng người Tàu đã dấu nhẹm trên 500 năm qua.

Các nhà nghiên cứu VN chúng ta trước thời Trần Lam Giang, kể cả Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, tuy có biết đến tác phẩm này, nhưng không ai được nhìn thấy hay đọc được. Những cộng tác viên và, học trò của giáo sư Trần Lam Giang đã tạo nên kỳ tích, khi họ chia nhau đi tìm tác phẩm đó, tại các thư viện đại học Hoa Kỳ.

Trước tâm nguyện một đời thao thiết muốn chứng minh lịch sử dân tộc Việt, là lịch sử huy hoàng, rực rỡ từ nhiều đời trước, cuối cùng, học giả Trần Lam Giang và, những cộng sự viên của ông, đã tìm được nguyên bản bộ: “Bách Việt Tiên Hiền Chí” do một Thư Viện Hội Hoa Kỳ lưu trữ. Nó đã được nhà báo Du Miên, một thành viên chủ chốt của Thư Viện Việt Nam, tại Hoa Kỳ, xuất bản.

Vì bộ sử này quan trọng cho niềm tự hào Việt Nam, nên tôi xin quý vị và các bạn, cho phép tôi được nhấn mạnh một vài dữ kiện liên quan đến bộ sử ấy, cùng công trình biên dịch và chú giải công phu của học giả họ Trần.

“Kính thưa quý vị và các bạn

Tôi tin, đa số người Việt chúng ta thường lúng túng khi bị người Tàu bảo rằng người Việt chúng ta có nguồn gốc từ người Tàu hay tổ tiên chúng ta là người Tàu!?!

Chúng ta bị lúng túng, thậm chí bán tín, bán nghi vì, bao nhiêu bằng chứng, cổ thư của nước ta đã bị giặc Tàu thiêu hủy trong 5 lần bắc thuộc 1000 năm- - Cộng thêm 100 năm thực dân Pháp đô hộ, cũng chủ trương triệt tiêu văn hóa của chúng ta...

Như đã nói, cuối cùng, trước tấm lòng đau đáu với các công trình văn hóa, học thuật của tổ tiên, của học giả Trần Lam Giang, định mệnh cay nghiệt đã phải nở một mỉm cười với ông.

Và, người học giả uyên bác của chúng ta, đã mất tới 10 năm, để dịch, chú giải Bách Việt Tiên Hiền Chí và Thư Viện VN một thứ “tàng kinh các” quý báu, của người Việt ở xứ người, in năm 2006 và, cũng đã tái bản không lâu sau đấy.

Tôi nhớ, được đọc đâu đó, một phát biểu đầy hãnh diện của Linh mục Nguyễn Văn Khải trong các chuyến du thuyết ở hải ngoại, khi ông nói, kể từ năm 2006, cũng là năm Thư Viện VN xuất bản lần đầu tiên, bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí thì:

-“Đồng bào ta đã bắt đầu hết sợ Tàu”.

Với tôi, ngay cả khi phát biểu của Linh mục Nguyễn Văn Khải có là một tình cờ trùng hợp về thời gian ra đời của bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, thì, chúng ta cũng vẫn có thể tin chắc một điều là:

“-Các nhà nghiên cứu VN đã có thêm bằng chứng để xác định nguồn gốc vẻ vang của dân tộc Việt…

Một khi nguồn gốc rực rỡ của chúng ta, đã được khẳng định, tôi trộm nghĩ, từ đấy, chúng ta có quyền tự tin, ngẩng mặt, hãnh diện nhìn ngắm, nhắc đến những công trình, những phát minh, những đóng góp tuyệt vời của tổ tiên chúng ta, mà xưa nay người Tàu vẫn thường trắng trợn nhận là của họ!!!

Hôm nay học giả Trần Lam Giang, lại cống hiến cho Văn Học Việt Nam, tác phẩm dày gần 500 trang, tựa đề “Hồ Xuân Hương, Thơ Tiên, Bụi Đời”.

Đây là một công trình nghiên cứu, so sánh, đối chiếu, chú giải công phu mà, theo cá nhân tôi, không phải học giả nào cũng có thể làm được. Bởi vì, để hoàn tất một tác phẩm nghiên cứu như tác phẩm “Hồ Xuân Hương, Thơ Tiên, Bụi Đời”, thì đòi hỏi đầu tiên nơi người viết, là sự uyên bác. Sự uyên bác không chỉ ở trình độ chữ Nho, chữ Nôm mà, công trình nghiên cứu đó, còn đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về thi ca Việt Nam, nhất là ca dao, tục ngữ, túi khôn Việt, được đúc kết từ hàng nghìn năm trước.

Có người sẽ cất tiếng hỏi:

-Tại sao, hà cớ gì lại có sự đòi hỏi khe khắt, nghiêm ngặt đó?

Kính thưa quý vị và các bạn, vì theo học giả Trần Lam Giang, nếu không tra cứu tới nơi tới chốn. thì rất khó để hiểu được một cách trọn vẹn loại thơ Thanh / Tục hòa quyện vào nhau như thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương- - Một dòng thơ gần như duy nhất chỉ Việt Nam có. Đó là dòng thơ mà, giáo sư Trần Lam Giang đã chỉ-danh thơ là “Tiên Thơ – Bụi đời”.

Để minh định tiếng thơ Hồ Xuân Hương, duy nhất chỉ VN mới có, học giả Trần Lam Giang nhấn mạnh:

“… Thơ và cách sống của bà đẹp như nàng thơ trong cõi thần tiên. Những gian truân chìm nổi ở đời chỉ như bụi bám tóc mây, vai áo. Mỗi bài thơ là một gầu nước xối sạch bụi đời, nét cao khiết lại ánh lên rực rỡ. Bà với thơ chót vót cao sang, không chịu ảnh hưởng của bất cứ thơ ai đời trước, mở ra con đường thẩm mỹ mới tinh khôi. Sau bà, cho đến nay, chưa ai theo kịp. Không như ai kia phải gào la đòi hỏi nam nữ bình quyền, bà đĩnh đạc nói lên ý nghĩa và giá trị bình đẳng giữa nam và nữ, nói bằng tiếng thơ tuyệt diệu. Đúng là tiên nữ thi ca, không chỉ của thơ Nôm nói riêng, mà của thơ nói chung…”

Vẫn theo học giả Trần Lam Giang thì, căn cứ vào những chứng liệu văn học có được, ông đã cho thấy nhiều nhân vật tiêu biểu của dòng văn học Việt Nam, như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tùng Thiện Vương, Tuy Ly Vương vv… đã hết lời ca ngợi tiếng thơ lớn lao, ngoại khỏ của Hồ Xuân Hương.
“Ngay vua Tự Đức một một thi nhân văn học của triều Nguyễn cũng đã phải ghi xuống rằng:

“… (Vua) đã giao động xao xuyến tâm thần, nổi chìm giữa mộng và thực. Ở cương vị bậc quân chủ, lâm vào tình trạng tâm lý ấy rất là nguy hiểm cho ngai vàng. Nhà vua phải tham thiền nhập định để trở lại trạng thái quân bình, thoát khỏi sự lôi cuốn của thơ. Sau đó đã làm bài ma thơ, bao hàm ý tưởng dù rất mến phục nhưng phải tự thắng để thoát khỏi sức thu hút của loại thơ ấy.

““Dưới đây chúng tôi (học giả Trần Lam Giang) trích dịch mấy câu biểu tượng trong bài:

“Nếu ngày ngày không thiền định,
Không ai có thể chế phục được ma thơ.
Dù cảnh có trăng thanh gió mát hay không,
Loài ma ấy cũng quấn quít tâm hồn ta, gây nên trạng thái tình cảm xúc động.
Làm cho nghiên bút bồi hồi
………
Lý Bạch không thắng nổi,
Giả Đào phải cúi mình”.
(Trích bài “Cơ Dư Tự Tỉnh thi” của Tự Đức)…”
.
Kính thưa quý vị và, các bạn, tới đây, tôi tự thấy dù tôi có nói bao nhiều giờ đồng hồ nữa, cũng không hết được những sưu tầm, đánh giá văn học của học giả Trần Lam Giang, qua tác phẩm mới nhất này. Mà, tôi sợ sẽ tiếp tục lạm dụng lòng độ lượng, khoan dung của quý vị dành cho tôi, trong suốt thời gian vừa qua.

Tôi cũng tự thấy, mình đã xâm phạm vào quyền thiêng liêng của người đọc, là quyền tự khám phá những bất ngờ quý báu mà những tác phẩm lớn, như tác phẩm “Hồ Xuân Hương, Thơ Tiên, Bụi Đời”, của học giả Trần Lam Giang mang tới cho chúng ta.

Nên tôi xin được ngưng phần phát biểu của tôi ở đây - - Với lòng biết ơn và, cảm phục sâu xa của tôi gửi tới học giả Trần Lam Giang.

Nhân dịp này, cũng xin quý vị và các bạn, cho phép tôi, được ngỏ lời biết ơn ông bà Du Miên. Tôi nói ông bà Du Miên - - Bởi nếu chỉ có sự hy sinh của riêng nhà báo Du Miên mà, không có sự cộng tác, đóng góp to lớn âm thầm của người bạn đời của ông thì, tôi e rằng, kho tàng văn hóa, học thuật của chúng ta, nhiều phần sẽ không thể có được những tác phẩm mang hãnh diện về cho dân tộc, đất nước của chúng ta, như thời gian qua.

Một lần nữa, tôi trân trọng cảm tạ và kính chào quý vị cùng các bạn, đã tha thứ và, lắng nghe phần nói chuyện của cá nhân chúng tôi, trong buổi trưa nay, ở Thư Viện Việt Nam này.”

Du Tử Lê.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 17341)
Trước ngày ông về Little Saigon ở Quận Cam để trình làng “Chuyện Xa Gần,” tôi chưa bao giờ gặp ông tận mặt. Tôi chỉ được ‘nghe và thấy’ ông trực tiếp lúc ông MC trên sân khấu Phong Châu Mở Hội I, và ‘nghe’ gián tiếp về ông qua những công việc mà ông vẫn lưu danh, đặc biệt là nghệ thuật thả thơ và tài MC
26 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17715)
dutule.com (ngày 25 tháng 10-2010): Nguồn tin từ Bản Tin Hoa Thịnh Đốn do nhà báo Võ Thành Nhân đại diện cho hay, ngày 29 tháng 10 tới đây, nhà thơ Du Tử Lê sẽ có mặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tham dự chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Thu DC và Kỷ Niệm” vào lúc 7 giờ tối Chủ Nhật, ngày 31 tháng 10 năm 2010. Ngoài thành phần văn nghệ sĩ hiện diện trong vùng, chương trình còn có khá nhiều ca sĩ đến từ miền Nam California như Ý Lan, Y Phương, Quốc Khanh, Thiên Vi, và Nguyễn Hồng Nhung. Mọi tiếp tay, khuyến khích, ủng hộ nếu có, xin vui lòng liên lạc với ông Võ Thành Nhân điện thoại: 301-257-8496, hoặc Email: VOTHANHNHAN@AOL.COM...(Click vào nhan đề để xem thêm
24 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 16920)
dutule.com (Ngày 21 tháng 10-2010 / TH): Trong mấy ngày vừa qua, chúng tôi nhận được một số tin tức liên quan tới tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của Linh mục (LM) và cũng là Nhà văn Trần Cao Tường
22 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17084)
WESTMINSTER (NV) - Buổi ra mắt tuyển tập Chuyện Xa Gần của Nguyễn Ngọc Bảo do Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam (VHKHVN) tổ chức, từ 3 đến 6 giờ chiều Chủ Nhật 24 tháng 10, tại phòng sinh hoạt báo Người Việt số 14771 Moran,
21 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 18290)
Orange Coutny (California): Đáp lời mời của phòng triển lãm thường trực có tên là Annam Heritage, Paris, hai họa sĩ Đinh Cường, ở Virginia và Nguyễn Đình Thuần ở Orange County (Hoa Kỳ,) sẽ có một cuộc trưng bày tranh tại phòng triển lãm này từ Thứ Sáu 29 tháng 10 tới hết ngày Thứ Bảy, mồng 6 tháng 11 năm 2010.
15 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 18096)
dutule.com (ngày 15 tháng 10-2010): Đáp lời mời của giáo sư Trần Hoài Bắc, nhà thơ Du Tử Lê sẽ có ba buổi nói chuyện với các sinh viên theo học ban Việt ngữ tại đại học Berkeley vào ngày Thứ Hai 18 tháng 10 tới đây. Sau đó là chương trình “Thơ - Nhạc Du Tử Lê” do sinh viên Berkekey thực hiện.
13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 16502)
dutule.com (ngày 13 tháng 10-2010): Khi chúng tôi viết bản tin này thì, chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Tình ca muôn thuở” do đài VOVN tổ chức tại Houston, Texas chiều Chủ Nhật, ngày 10 tháng 10 vừa qua, đã hạ màn, đã rời xa tiền trường ba ngày rồi!
12 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 19212)
Ngày 10 tháng 10 vừa qua, như đã hẹn với nhà thơ Du Tử Lê và nhạc sĩ Đăng Khánh từ nhiều tháng trước, nhạc sĩ Từ Công Phụng đến Houston để tham dự đêm nhạc thính phòng “Tình Ca Muôn Thuở” do nhạc sĩ Đăng Khánh - Phương Hoa tổ chức.
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17988)
Chiều Chủ nhật 3 tháng 10 năm 2010, Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam (VHKHVN) đã tổ chức rất thành công buổi ra mắt tuyển tập Chuyện Xa Gần của ông Nguyễn Ngọc Bảo, tại Hội Quán Saigon Houston, số 10613 đường Bellaire, trong khu Saigon Plaza, thành phố Houston Texas, Hoa Kỳ
02 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 20633)
LNĐ: Ngày 30 tháng 9 vừa qua, Đài VOVN, cơ quan chủ quản chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Tình Ca Muôn Thuở” đã phổ biến tới các cơ quan truyền thông một bản tin với nhiều chi tiết cập nhật, chưa từng được tiết lộ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,