Tập truyện Bên Đời của Trần Thế Phong - Hoài Niệm Quê Hương.

21 Tháng Sáu 20211:26 CH(Xem: 3306)
Tập truyện Bên Đời của Trần Thế Phong - Hoài Niệm Quê Hương.



Tác giả Trần Thế Phong vừa cho phát hành tập truyện Bên Đời. Sách gồm 13 truyện ngắn, đó là những hồi ức về những ngày xa xưa của tác giả. Những ngày còn ở một vùng quê ở miền trung khô cằn, được gọi tên là Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam, và một ngôi trường trung học tên Trần Cao Vân. Tất cả những hình ảnh đó đã đi sâu vào tâm thức để tác giả có thể viết nên những truyện ngắn nhẹ nhàng, dễ thương.

 ben-doi-1


Vào đầu sách tác giả đã ghi "Lời Thưa" như sau:

 

Để lấp những thời gian trống vắng mênh mông trên xứ người, tôi ngồi tôi viết. Viết những chuyện trải qua trong cuộc đời. Nhiều lắm.

Viết là chạm đến quá khứ và hiện tại. Chạm đến quá khứ sao thấy ngậm ngùi. Quá khứ của tôi, buồn nhiều hơn vui. Bởi trên hai mươi năm chiến tranh điêu tàn - lưu lạc xứ người…Hiện tại  tình yêu thương cũng dần dần nhạt phai…

Có những lúc nhớ như in, tôi viết rất thực. Có lúc quên quên, nhớ nhớ, tôi hư cấu, thêm mắm, thêm muối để cho mặn, lạc, ngọt, bùi, thành một câu chuyện.

 

Như vậy trong Lời Thưa, Trần Thế Phong chỉ nói viết để lấp đi những khoảng trống mênh mông nơi xứ người chứ ông không phải là nhà văn, điều đó cũng là một điều hay. Chúng ta thử đi tiếp xem những truyện ngắn của Trần Thế Phong được viết ra sao?

Truyện đầu tiên là Vệt Gạch. Truyện viết về câu chuyện ngày tác giả từ Mỹ về thăm nhà nơi quê có tên Quán Rường. Căn nhà có cái cổng ra vào được xây bằng gạch, từ xưa của ông nội để lại. Dù qua chiến tranh, các cổng ngõ của những người giàu có trong làng đã bị đạn, xe tăng, thiết giáp tràn qua, ủi sập hết. Chỉ có cổng nhà của Phụng, tên nhân vật, là vẫn còn nguyên. Cái cổng ngõ này là một kỷ niệm rất sâu với Phụng trong những ngày thơ ấu. Chàng lại nhớ tình cảm thời thơ ấu, ngày chưa biết yêu, hay chỉ mới có những rung động đầu đời. Nàng là cô học trò cùng quê, thường hay đến nhà chơi với Phụng... Và khi cô bé ra về, Phụng thường tiễn nàng ra đến cổng.

Và:

"Không nhớ ai đề nghị, nàng đứng sát vào vách cổng. Phụng đo từ đỉnh đầu nàng vào vách tường. Gạch thật mạnh. Sâu. Tới phiên Phụng đứng sát vào. Nàng chỉ làm dấu. Tay con gái yếu làm sao mà gạch được. Phụng gạch. Gạch thật mạnh. Những tiếng cười hồn nhiên... Những ánh mắt say đắm nhìn nhau... Và cứ thế 3 năm liền những ngày tháng thanh bình của miền Nam. Hàng bên trái mỗi năm nhích hơn một chút. Con gái mau lớn mà. Ba năm qua nhanh quá. Kéo tuổi thơ chạy thườn thượt. Chạy hụt hơi..."

Bây giờ chàng về lại, đã hơn năm mươi năm qua, tìm ghé thăm cô bạn học trò, nhưng nàng không có ở nhà, tiếng người hàng xóm vọng ra: Cô giáo đã đi ba ngày rồi. Đi cầu an cho gia đình Phật tử.

Phụng buồn bã, nên đi lần ra cổng thì "Phụng sững sờ. Một vệt gạch mới ở phía bên trái hiện ra. Có phải là mơ hay thực. Chắc chỉ mới ngày hôm qua hay ngày hôm kia. Phụng chùng xuống, nhói cả tấm lòng."

Chuyện chỉ có vậy, rất nhẹ nhàng, sâu lắng, chỉ là một kỷ niệm ngày xưa còn bé mà thôi.

Rồi những truyện như "Chích Con Bồng" cũng vậy, cũng là những kỷ niệm nhỏ của tác giả. Trong gia đình, có 3 anh chị em. Người chị hay cắp đôi tác giả với cô gái tên Bích hàng xóm, và cứ mỗi lần như vậy chàng mắc cở đỏ mặt lên. Người chị thường "cắp đôi" và gọi chàng Chích Con Bồng nói lái lại là Chồng Con Bích.

Cũng là một câu chuyện tuổi thơ dễ thương được viết với văn phong nhẹ nhàng.

Truyện "Cây thầu đâu" là một truyện cảm động.

Vào đầu tác giả viết:

"Cây thầu đâu của nhà tôi, trước sân, gần cổng đi vào không biết trồng từ lúc nào. Khi tôi lên mười tuổi thì thân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, chiều cao gần mười lăm mét. Cây thầu đâu đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được.

Quê tôi Quáng Nam gọi là cây thầu đâu. Danh từ thầu đâu tôi không biết giải nghĩa như thế nào. Tôi có hỏi nhiều người nhưng không ai biết, người xưa gọi người nay gọi theo, thành ra chết tên luôn

Người miền Bắc gọi cây sầu đông, hay cây soan (hoa soan bên thềm cũ - Tuấn Khanh).

Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn có bốn câu thơ về hoa sầu đông:

Hoa sầu đông vươn đầy vai đầy tóc

Áo mùa thu bay chợt thức bơ vơ

Mình tôi về qua lối nhỏ hoang sơ

Hồn buồn đường Catina chiều chủ nhật

 

 Danh từ cây sầu đông dể hiểu vì đến mùa thu lá chuyển màu vàng và mùa đông rụng hết lá, còn trơ trụi những cành nên gọi là sầu đông. Mùa đông của miền trung, miền bắc mưa sụt sùi ba bốn tháng, có lúc mưa liên tiếp hai ba ngày, trời mưa ngồi trong nhà nhìn ra cây thầu đâu rụng hết lá trơ cành buồn kinh khủng."

Theo chuyện kể, cây thầu đâu, theo ý của người mẹ:

"Mẹ nghĩ kỹ rồi, trước nhà mình còn lại cây thầu đâu đã lâu đời và to lớn, mẹ nghĩ nếu một ngày mẹ trăm tuổi già sẽ cưa cây thầu đâu, đoạn sát gốc đóng được một bộ áo quan, còn phần trên bán lấy tiền chi phí để lo ma chay. Nhưng mẹ thấy còn khỏe mạnh nên mẹ tính bán cây thầu đâu lấy tiền mua thực phẩm, hai mẹ con mình đi thăm nuôi thằng em con. Lâu quá mẹ không gặp nó mẹ nhớ quá. Con đã về rồi mẹ bớt phần lo. Thằng út còn đang ở tù đói khát khổ cực mẹ nhớ thương quá."

Và như vậy, cây thầu đâu được bán cho một người cán bộ đi tập kết về lắm tiền nhiều bạc, giá 3000 đồng Việt Nam thời đó, được chia ra làm hai, một nửa để cho người mẹ lo cho cuộc sống, một nửa sắm sửa đồ ăn, mua lương thực đi thăm người em đang bị tù ở trại Xuân Phước. Sau đó là chuyến đi thăm nuôi với một đoạn đường dài gần 500 cây số, bằng phương tiện xe lửa. Vì đi tàu chợ nên khổ cực trăm bề.

Câu chuyện khá cảm động.

Những truyện khác là những chuyện tình, truyện nào cũng nói lên tình cảm của tác giả luôn luôn thương nhớ về quê hương đất nước, một miền quê nơi mình đã sinh ra và lớn lên suốt thời niên thiếu (Chùm bạn tuổi thơ), hay với những người bạn trong thời gian đi lính (Tình bạn và đời lính). Và đáng nhớ nhất là quê hương Quảng Nam (Những người đồng hương, Quán Quảng Nam ở Gò Vấp).

Như vậy tình cảm của tác giả luôn luôn đau đáu hoài niệm về một quê hương: một Quán Rường, một Tam Kỳ, một Quảng Nam hay nói chung là một Việt Nam trong tâm tưởng, khiến tác giả thốt lên, như Vita, trong Mây Ngàn:

"Ôi quê hương! tiếng quê hương như nhắc chàng trong những bước sinh ly, những kỷ niệm thiết tha âu yếm chàng không làm sao quên được…"

Còn lại là những truyện ngắn (không phải lối kể chuyện) như Mùi Tình, Bên Đời, Thục Đi Lấy Chồng, Bằng Lăng...cũng là những truyện ngắn hay, đáng đọc.

Như đã nói trên, Trần Thế Phong đã ghi: Để lấp những thời gian trống vắng mênh mông trên xứ người, tôi ngồi tôi viết.Như vậy, ông viết là để lấp thời gian trống nơi xứ người, chứ không phải là muốn trở thành nhà văn. Nhưng qua tập truyện Bên Đời, nhà xuất bản Bạn Văn Nghệ vừa phát hành năm 2021, tác giả đã khẳng định mình có thể vững vàng bước tiếp trên con đường văn chương.

Dù thuở còn là học trò, rồi sinh viên, rồi bị động viên đi lính, Trần Thế Phong cũng có làm thơ, viết truyện, trao đổi nhau qua bạn bè cùng lớp, cho đó cũng là món ăn tinh thần, qua những tháng ngày học hành khổ cực. Thế thôi, chứ ông không đeo đẳng một sự nghiệp văn chương lớn lao gì. Rồi theo giòng đời nổi trôi, qua những chặng đường khổ nhọc vì tù tội khổ sai, đến khi qua được nước Mỹ thì tuổi đời đã lớn, và với nổi buồn của kẻ tha hương, Trần Thế Phong tập viết văn.

Đọc qua những  những trang văn của Trần Thế Phong, rất ung dung tự tại. Ông không viết bằng lòng hận thù, mà viết với tình cảm chan hòa với cuộc sống.

Chúc mừng Trần Thế Phong đã có một tác phẩm đáng đọc.

 

Vài nét về Trần Thế Phong:

- Sinh tại: Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam.

- Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Binh chủng Truyền tin.

- Định cư tại Mỹ năm 1995. Theo diện HO.

- Từ năm 1995-2016 cư ngụ tại thành phố Renton, tiểu bang Washington.

- Từ năm 2017 chuyển về thành phố Anaheim, tiểu bang CA.

- Sáng lập và Chủ biên: Đặc San Đất Quảng/Hội Đồng Hương/Quảng Nam Đà Nẵng/Tiểu Bang WA, từ năm 1996-2008.

- Thơ, Văn đăng trên các báo:

- Các Đặc San Quảng Nam Đà Nẵng, Người Việt Tây Bắc, Khởi Hành, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Văn Học Việt.

- Các Web site Văn Học: Bạn Văn Nghệ, Thư Viện Sáng Tạo, Trang Nhà Du Tử Lê, Hồn Việt...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 9234)
Nhà xuất bản Thanh Niên, Saigon mới ấn hành thi phẩm “Một nửa”
28 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 9041)
Thi tập thứ Sáu (ấn bản song ngữ Việt-Anh) của nhà thơ NGUYỄN LƯƠNG VỴ
05 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 9520)
Thư Quán bản Thảo (TQBT) số 47, đề tháng 7 năm 2011 đã phát hành với chủ đề “Nhà thơ Luân Hoán.”
29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 11359)
Nguồn tin từ nhà thơ Vũ Thanh / Võ Thanh Quang, hiện cư ngụ tại tiểu bang Florida cho hay
18 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 10298)
Thi phẩm mới của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ sẽ được lên khuôn trong nay mai, nhan đề “Bốn câu thất huyền âm.”
11 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 9032)
Nhà xuất bản Thuận Hóa đã ấn hành tác phẩm nhan đề “Thơ Hoàng Vũ Thuật Nhìn Từ Thi Pháp Học Của Roman Jakobson.”
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 8916)
Bản dịch Anh ngữ do các dịch giả Biển Bắc, Đỗ Vinh, Phan Khế, Trần Vũ Liên Tâm thực hiện. Bìa: Tranh Đại Giang.
10 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 8913)
Giòng Xoáy là tâm tình của người lính “bên này, bên kia” sau biến cố 30 tháng 4, 1975 và những phản ứng của họ.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 9602)
Nhà thơ Nguyễn Đức Liêm, người từng được dư luận nhắc nhở nhiều trong những ngày gần đây, qua nhiều buổi ra mắt “Tuyển tập thơ Nguyễn Đức Liêm,
20 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 11411)
“ Văn Xuôi Nữ Trung Quốc Cuối Thế Kỷ XX – Đầu Thế Kỷ XXI” còn có sự đóng góp của Phan Thị Anh Tú qua phần biên tập và các cây viết khác như Th. S Hồ Khánh Vân, Vũ thị Thanh Tâm và Nguyễn thị Quỳnh Linh trong một số “chương” của sách.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12255)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21730)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,