TẠP CHÍ NGÔN NGỮ Ấn bản đặc biệt TRỊNH Y THƯ Văn chương Nghệ thuật; Những điều khác

19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 135)
TẠP CHÍ NGÔN NGỮ Ấn bản đặc biệt TRỊNH Y THƯ Văn chương Nghệ thuật; Những điều khác

Trân trọng giới thiệu:

TẠP CHÍ NGÔN NGỮ
Ấn bản đặc biệt
TRỊNH • Y • THƯ
Văn chương Nghệ thuật;
Những điều khác

Thư đầu sách:
LUÂN HOÁN

Lời giới thiệu:

ĐẶNG THƠ THƠ
Thiết kế bìa:
UYÊN NGUYÊN TRẦN TRIẾT

Ảnh chân dung:
NGUYỄN BÁ KHANH

Viết về Trịnh Y Thư:
DU TỬ LÊ • NGUYỄN ĐỨC TÙNG • PHẠM
XUÂN NGUYÊN • BÙI VĨNH PHÚC • NGUYỄN
THỊ KHÁNH MINH • NINA HÒA BÌNH LÊ


THƯ ĐẦU SÁCH
Luân Hoán

Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây
bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập
niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư.

Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn,
du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018.

Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ
môn ông đã sinh hoạt.

Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch,
khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận.

Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi
nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc
quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ. Điểm đặc biệt, dù viết với

hình thức nào, chủ yếu thơ ông cũng nghiêng về suy tư, giàu tư tưởng, sau khi tinh tế cảm nhận mọi sự
việc trong cuộc sống, nhưng không vì thế thơ thiếu vắng mượt mà của tình người.

Trịnh Y Thư là một người rộng kiến thức, tiếp thu lâu năm văn học nước ngoài, nên bên cạnh thông
hiểu về văn hóa văn chương, ông đã tạo cho mình một bản chất trầm tĩnh, khiêm nhường, chừng mực,
hòa đồng, không cục bộ… những điều này đã giúp ông một thời làm chủ bút tạp chí Văn Học tại hải
ngoại khởi sắc, cũng như rất thành công trong việc điều hành nhà xuất bản Văn Học Press lẫn tờ Việt
Báo Weekly News sau đó. Sức làm việc, sáng tác có giá trị cao của Trịnh Y Thư, bên cạnh những tác
phẩm chuyển ngữ, đã nhanh chóng đưa tên tuổi ông đến nhiều bạn đọc của lứa tuổi đã về già, cũng như
những người đang phơi phới mới lớn, tại nhiều quốc gia có sách báo Việt ngữ, và ngay ở Việt Nam cũng
đón nhận và phổ biến sách của ông.

Trong số Ngôn Ngữ về Trịnh Y Thư này, chúng tôi tuần tự giới thiệu tiêu biểu một số sáng tác của
ông qua nhiều bộ môn như kể trên. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các tác giả đã viết về ông, qua
những nhận định tinh tế, khách quan và chân tình. Các vị đó là những nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo
văn học, với những quý danh thật rực rỡ, đáng tin cậy như: Nina Hòa Bình Lê (chủ bút Việt Báo hiện
tại), nhà văn Đặng Thơ Thơ, nhà văn Đinh Từ Bích Thúy (qua đối thoại văn học với Trịnh Y Thư), nhà
thơ văn Nguyễn Thị Khánh Minh (Hoa Kỳ), nhà biên khảo văn học Bùi Vĩnh Phúc (Hoa Kỳ), nhà biên
khảo văn học Phạm Xuân Nguyên (Việt Nam), nhà thơ và biên khảo văn học Nguyễn Đức Tùng
(Canada), nhà thơ và biên khảo văn học Du Tử Lê (1942-2019).

Ngoài công trình thơ văn biên khảo… nhà văn Trịnh Y Thư còn là tay chơi Tây Ban Cầm xuất sắc.
Ông có khả năng và đã viết nhạc, soạn lời Việt cho ca khúc ngoại quốc rất được yêu thích.

Trong cuốn sách này, chân dung đời thường của Trịnh Y Thư qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn
Bá Khanh cũng được trang trọng in lại, để các bạn đọc cùng thưởng ngoạn.

Thư Đầu Sách chỉ là hình thức đưa đường vào nội dung sung túc tiếp theo, vốn đã lỡ có từ những
cuốn khởi đầu, trong việc giới thiệu những người còn tại thế thành danh, nên vẫn giữ như một cái duyên,
giới thiệu tổng quát, sai sót hẳn có, kính mong tác giả Trịnh Y Thư, các bạn viết về ông, cũng như đông
đảo bạn đọc lượng thứ. Để giúp mọi sinh hoạt văn học tại hải ngoại, một phần nhỏ này còn được tiếp
tục, kính mong quý bạn đọc vui vẻ mang tác phẩm này về tủ sách gia đình nhà mình, qua liên lạc thẳng
với nhà văn Trịnh Y Thư (email: trinhythu@gmail.com). Cũng có thể mua trực tiếp trên Amazon hay
Barnes & Noble.
Trân trọng,

– Luân Hoán

***


ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU TRỊNH Y THƯ

Đặng Thơ Thơ

Trịnh Y Thư là người đa tài: viết văn, làm thơ, chơi đàn, soạn nhạc, dịch thuật và viết nhận định văn
học. Anh từng làm chủ bút tạp chí Văn Học, sau này phụ trách Việt Báo Weekly News và nhà xuất bản
Văn Học Press. Anh đã đóng góp cho nền văn học hải ngoại hầu như trong mọi lãnh vực trong bốn thập
niên vừa qua. Tầm ảnh hưởng của Trịnh Y Thư còn tỏa rộng đến độc giả trong nước với những tập
truyện ngắn cũng như các tác phẩm dịch thuật của anh.

Trong Trịnh Y Thư có một trí thức và một nghệ sĩ luôn kết hợp với nhau khi viết văn, làm thơ, viết
nhận định. Văn nghiệp Trịnh Y Thư vì vậy có sự cân đối giữa các mảng phân tích và sáng tác, hư cấu và
lý luận. Qua những tác phẩm và những cuộc phỏng vấn, chúng ta thấy sự trình bày của anh về mọi vấn
đề đều có sự kết hợp đó, giữ cho mọi thứ ở trạng thái quân bằng, trung dung mà vẫn cô đọng và chuẩn
xác. Điều này làm nên tính cách Trịnh Y Thư luôn chừng mực, cẩn trọng, tránh sự thái quá cực đoan,
càng biết nhiều hiểu rộng lại càng khiêm tốn.

Cái đọc của Trịnh Y Thư phong phú, đa dạng, mới mẻ. Anh có sự cảm thụ văn chương và các bộ môn
nghệ thuật sâu sắc, một tâm hồn nghệ sĩ mẫn cảm, một thái độ trầm tĩnh trước cuộc sống và sự nắm bắt
tinh nhạy về nhân sinh của một người thông hiểu nhiều nền văn hóa. Có thể thấy cái đọc của anh góp

phần vào cái viết tạo nên văn cách Trịnh Y Thư. Các bài tạp luận, ký, tùy bút trong hai cuốn Chỉ là đồ
chơi và Theo dấu thư hương là khung cửa mở ra những thế giới tạo thanh, tạo hình, tạo nghĩa và mời gọi
người đọc cùng đi theo anh vào hành trình thưởng thức thi ca, văn chương, âm nhạc, hội hoạ, và cuộc
sống.

Trong sáng tác văn xuôi, Trịnh Y Thư có lẽ là người đầu tiên đưa kỹ thuật siêu hư cấu và giải cấu trúc
kiểu Milan Kundera vào tiểu thuyết (Đường về thủy phủ) và các truyện ngắn (trong tập truyện Người
đàn bà khác), qua đó chúng ta thấy tác giả lên tiếng trực tiếp giữa các diễn biến, can thiệp vào dòng suy
nghĩ của nhân vật, và giải thích tiến trình câu chuyện. Thật ra, điều này luôn xảy ra với người viết khi
tìm cách xử trí tình thế và lý giải nhân vật, chỉ có điều là chúng ta không viết ra, mà giữ lại trong vùng
khuất của tư duy sáng tác, cất giữ trong ngăn kéo bí mật của người viết. Trong các tác phẩm của Trịnh Y
Thư, anh đẩy bàn viết, mở ngăn kéo, đưa không gian viết của anh đến sát gần người đọc. Kỹ thuật viết
như thế cho người đọc cảm thức vừa xem màn kịch trên sân khấu vừa chứng kiến mọi tình tiết trong hậu
trường – có đạo diễn điều động, có diễn viên chuẩn bị đạo cụ và y trang – thấy mọi thứ vừa có liên quan
với nhau vừa hướng đến những tự sự khác nhau, tạo ra những chiều kích mới cho việc sáng tác và
thưởng thức. 

Trịnh Y Thư có công lớn trong việc đưa những tác giả ngoại quốc đến với người thưởng ngoạn văn
chương trong và ngoài nước, từ những người viết cổ điển đến hiện đại, rồi đương đại. Tuy số lượng sách
dịch trong nước rất nhiều nhưng dịch giả có trình độ chuyên môn như Trịnh Y Thư lại rất hiếm. Anh là
một trong số hiếm hoi những nhà văn viết thông thạo và nắm được linh hồn của cả hai ngôn ngữ Anh-
Việt. Những bản dịch của anh, ngoài việc chính xác và trung thành với nguyên tác về ngữ nghĩa và ý
tưởng, còn có sự linh động, uyển chuyển và tài hoa trong việc vận dụng chữ nghĩa để tái tạo một tác
phẩm văn học trong một ngôn ngữ khác.

Đấy là Trịnh Y Thư, người đa tài, đa đoan và đa mang (chữ anh dùng cho chính mình). Bây giờ là
một trong những nhân vật cột trụ của văn học hải ngoại, Trịnh Y Thư vẫn là người trầm lặng, và thầm
lặng nữa, ngay giữa đám đông. Anh như luôn ưu tư về một điều gì đó, như có gì đang bủa vây tâm trí mà
không thể nói ra, khiến ngay giữa cuộc vui anh cũng như chỉ tham gia một nửa. Trịnh Y Thư ngồi giữa
mọi người mà vẫn là một khối cô đặc, được tạc vào một vùng khí trong suốt và không thể xuyên thủng,
như một hiện hữu đóng băng trong một thế giới riêng. Trong thế giới đó, Trịnh Y Thư đang đối mặt với
những thứ “chỉ là đồ chơi” đang tranh giành nhau sự chú tâm của anh: một đoạn văn dịch, một luận đề,
một ý tưởng cho tiểu thuyết, một hòa âm cho bản đàn đang soạn… Hoặc có thể anh đang trú ẩn trong
không gian của riêng anh, không gian có “Duềnh quyên bóng động hai hàng, Nghìn thu từ độ vẫn bàng
hoàng trôi”, của những ý thơ, những thi ảnh, những khả thể của cảm xúc và sáng tạo.

– Đặng Thơ Thơ
(7/2024)

@@@

Sách có bán trên BARNES & NOBLE và Amazon.com
448 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00

Xin bấm vào một trong hai đường dẫn sau:

Ngon Ngu An Ban Dac Biet Trinh Y Thu by Trinh Y. Thu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
Amazon.com: Tạp Chí Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt - Trịnh Y Thư - Văn chương - Nghệ thuật & ... - groundwood paper)

(Vietnamese Edition): 9798330332601: Trinh, Y Thu: Books

Hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả:

trinhythu@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 149)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 180)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 157)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 816)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 1571)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 1554)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 1097)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 2206)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 2383)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1741)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20379)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15338)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17184)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9877)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18262)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4740)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1508)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2032)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1925)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23268)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19821)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8615)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9624)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9087)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11957)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31506)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21396)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26307)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23733)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22513)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20622)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18782)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19918)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17529)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16659)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32873)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35468)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,