NINH HẠ - Thoáng Ngậm Ngùi

13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 9678)
NINH HẠ - Thoáng Ngậm Ngùi

 

Đặng Phú Phong

 

Thoáng Ngậm Ngùi gồm 8 truyện ngắn, 1 chuyện phiếm và 6 bài ký. Tranh bìa Đinh Cường , 5 phụ bản thơ của Quỳnh Mây qua thư pháp của Song Nguyên. Văn Mới Hoa Kỳ xuất bản 2011.

 Như nhan của cuốn sách: Thoáng Ngậm Ngùi là những giây phút nhắm mắt để nhớ về ngày xưa với những ngậm ngùi về tình yêu, một chút thân phận, một chút thay đổi vô thường. Người viết xin điểm một số truyện, ký tiêu biểu của tập sách.

 

Truyện đầu tiên “Bồ câu và Pê rô” xảy ra trên sân tenis trong một công viên nhỏ im mát .Mười năm dài tưởng như không có gì thay đổi, dẫu cho cũng có những kẻ bỏ cuộc chơi. Vẫn những khuôn mặt quen thuộc, vẫn những trận cười rôm rả, thoải mái. Tưởng như họ không già. Mọi việc cứ như thế trôi và tác giả không hề để ý gì đến thay đổi liên quan đến cái sân tennis, thảng hoặc , có thấy, nhưng không nghĩ.

 

Nếu không có một hôm đi chơi xa, dài ngày. Khi tác giả trở về , mới chợt để ý, nghĩ đến sự thay đổi một cách nghiêm chỉnh. Đôi “vợ-chồng-tình-nhân” mà những người cùng chơi ví von là “ hai con bồ câu” đã lẻ bạn. Và, cô chó nhỏ xinh xắn Pê rô cũng đã qua đời. Tác giả gói ghém ý chính của truyện qua phần kết một cách bình thường, để người đọc cùng cảm thấy cái vô thường chung quanh ta.

 

“Margarita” là tên của truyện, cũng là nhân vật chính. Một cô gái người Trung hoa, chạy trốn cái xứ sở đầy dẫy tai ương bất trắc của mình, để được đến Mỹ du học với cái tên Mễ : Margarita. Lâm , một sĩ quan QLVNCH, ra tù cải tạo, bị vợ hất hủi , đuổi ra khỏi nhà, vượt biên qua Mỹ, vừa đi làm vừa đi học. Họ gặp nhau, yêu nhau. Mối tình của hai kẻ đồng khổ sẽ nên hương nếu Lâm không vì cái nghĩa với vợ con. Cái máu quân tử Tàu của chàng ta được đáp trả bằng một đứa con với Margarita và sự mất dấu của nàng. Người vợ được bảo lãnh qua nhưng thói xưa vẫn giữ. Bi kịch đến với Lâm ngay sau đêm Margarita lẳng lặng ra đi và tiếp tục chụp lên anh cho đến khi bị cảnh sát còng vì tội đánh vợ. Lâm là con người tượng trưng cho số đông thanh niên lớn lên , hấp thụ nền giáo dục của miền Nam VN, một nền giáo dục còn đậm nét Nho giáo. Không cưới Margarita, mặc dù anh ta yêu cô ta tha thiết, để bảo lãnh vợ, một người vợ vô cùng cay nghiệt với chồng. Hành động đó nếu không phải phát xuất từ “Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín” của Khổng, Mạnh thì khó có thể giải thích vì sao, do đâu.

Gần nơi tôi ở, có một thành phố tên Santa Margarita. Thánh nữ Margarita. Nếu được phép thêm một chữ lúc Lâm gọi tên nàng ở cuối truyện: “Margarita, Margarita”. Vâng “Santa Margarita, Santa Margarita.”

 

Nếu “Margarita” là một chuyện tình bị chặn đứng vì cái Nghĩa , cái Nhân thì “ Tuệ Trí” là một câu chuyện tình kết thúc tốt đẹp nhờ bỡi chữ Nghiệp. Sau 8 năm quy y theo Phật, Tuệ Trí đã “tĩnh lặng an trú” trước cửa thiền. Tâm, thân phơi phới. Nhưng đến một hôm “ Ma đưa lối, quỷ dẫn đường” , gặp gỡ người đẹp Nhân Ái, tứ thì cái tâm vắng lặng, trong sáng của sư Tuệ Trí đã biến thành sóng cả, đục ngầu . Sau bao ngày đêm cố công trấn áp con tim chổi lên vùng vẫy , cứ chực chui ra khỏi lồng ngực sắc không , Tuệ Trí đành phải thú thực với thầy. Sư phụ Tuệ Giác với phong thái của bậc chân tu, đã đưa ra thuyết Luân Hồi và cái Nghiệp để chỉ ra con đường cho đệ tử chọn lấy :”Nghiệp chỉ là động lực thúc đẩy. Nhung hành động hay không là trách nhiệm do mình lựa chọn. Do trình độ tĩnh thức”

Và, ở đây tĩnh thức của nhà sư Tuệ Trí chính là sự tĩnh thức của con tim.

 

Hai truyện ngắn. Đối chọi . Đối phó. Nhau. Tác giả Ninh Hạ đưa ra. Độc giả chọn. một. Hoặc có thể chối từ.

 

Trong 6 bài ký, chúng ta dễ dàng thấy tác giả viết thật phóng bút. Điều này cũng dễ hiểu: Những ấp ủ , trân quý kỉ niệm có trong lòng từ lâu, thuận điều kiện thì cứ việc tuông chảy. Nhờ những dòng chảy ấy , người đọc hiểu biết thêm về những chặn đời quanh co , cơ cực của Mai Trung Tĩnh., Thanh Tâm Tuyền…. Hiểu sâu hơn 4 câu thơ trầm thống của Mai trung Tĩnh “ Tôi đi thăm buổi chiều/ Nghe giọng đời mỏi mệt? Trong dáng điệu quanh co? Tế bào chừng muốn liệt.”.(TNN,trg 133)

 

Cảm tình nồng hậu của Ninh Hạ đối với Thanh Tâm Tuyền thật đáng trân trọng. Xuyên suốt bài ký “ Thanh Tâm Tuyền Những Điều Nhớ” tác giả luôn tỏ ý tôn kính , nhưng không thiên lệch. Cũng với ý nghĩ này tác giả đã đề nghị “ Coi lại” những tin tức về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, mà theo ông chưa được đúng. Như về nơi chốn Thanh Tâm Tuyền từng lưu trú, cũng như về ngày tháng năm sanh của nhà thơ nầy.

 

 Bài ký thứ ba là Trở Về Cõi Tôi, viết về nhà thơ Du tử Lê. Theo tôi, đối với thơ của Mai Trung Tĩnh, Ninh Hạ thích, với thơ của Thanh Tâm Tuyền, Ninh Hạ quý. Đối với thơ của Du Tử Lê , Ninh Hạ yêu.

 

Với một giọng văn khích động đầy phấn chấn, tác giả trải lòng mình lên những câu thơ, ý thơ của Du Tử Lê. Cả những lời bình về dấu chấm, phảy, slash : “ Biết đâu thời gian sẽ giúp cho tôi, cho người đọc Du Tử Lê hôm nay….sẽ ghiền các dấu chấm tùm lum , dấu chéo lạ đời khó chịu. Như tôi và người xứ Huế ghiền ớt cay ở tô bún bò”(TNN, trag162). Có lẽ vì quá yêu thơ của Du Tử Lê, muốn giữ chữ, nghĩa của thơ DTL một cách toàn vẹn, nên Ninh Hạ đã có một cái nhìn khắt khe đối với bản nhạc Khúc Thụy Du mà nhạc sĩ Anh Bằng đã rút một số câu trong bài thơ cùng tên của Thi sĩ Du Tử Lê.

Hai bài ký cuối cùng, tác giả nhân cuộc viếng thăm Yên tử, tác giả vì tấm lòng yêu kính những bậc tiền nhân vì đạo pháp vì đất nước , những bậc thiền sư đắc đạo đã xiển dương đạo Phât, tạo ra những năm thanh bình, hạnh phúc cho đất nước, con người. Tác giả ra bỏ công nghiên cứu rất nhiều về các vị minh quân như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, các sư tổ đạo cao đức trọng như Thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang…Viết tóm tắt , dễ hiểu , rất tốt cho những ai muốn tìm hiểu về núi yên tử với hàng trăm chùa chiền, thiền viện.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 1523)
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó
14 Tháng Mười Hai 20228:03 SA(Xem: 1352)
Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận.
26 Tháng Mười Một 202212:53 CH(Xem: 1156)
Một tập thơ được trình bày trang nhã và mỹ thuật. Bạn đọc yêu thơ muốn có toàn bộ tập thơ ở định dạng eBook xin nhắn tin cho Van Hoc Press qua messenger. Hoàn toàn miễn phí.
31 Tháng Tám 20222:34 CH(Xem: 1705)
Mùa Địa Ngục là một truyện dài thể loại fiction gồm ba truyện vừa kết hợp (Tam Bộ Khúc/Trilogy): Một Thời Điêu Linh, Mùa Địa Ngục, và Vàng Rơi Mênh Mông.
31 Tháng Tám 20222:28 CH(Xem: 2101)
“Một Thời Điêu Linh” của Lê Lạc Giao. Viết theo thể dụ ngôn
06 Tháng Ba 20228:45 SA(Xem: 2149)
Theo dau thu huong by Trinh Y. Thu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)/ Search Keyword: theo dau thu huong, trinh y thu
31 Tháng Giêng 20229:29 SA(Xem: 3004)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE/ 410 trang, bìa mềm, ấn phí: US$22.00
26 Tháng Giêng 20226:50 CH(Xem: 2382)
Bằng một văn phong nhẹ nhàng, trong sáng và chân thật thừa hưởng từ Bố Thạch Lam, tác giả Nguyễn Tường Nhung đã chia sẻ về gia đình mình sau khi Nhà văn Thạch Lam mất cũng như về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
21 Tháng Giêng 20228:17 SA(Xem: 3085)
Khế Iêm sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Học Luật tại Sài Gòn. Sống tại Mỹ. Sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại California từ năm 1994-2004. Hiện nay anh chủ trương tờ báo giấy thơ tân hình thức được nhiều người tìm đọc.
19 Tháng Mười Hai 20214:34 CH(Xem: 3090)
THO VA CA TU: NGUYEN DINH TOAN by Dao Nguyen Da Thao, Paperback | Barnes & Noble®
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7906)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,