Nguyễn Phương Thúy, “Ba mươi, nỗi buồn em cồ điển”, một nhan-sắc-thi-ca-ẩn-hương!.!

15 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5386)
Nguyễn Phương Thúy, “Ba mươi, nỗi buồn em cồ điển”, một nhan-sắc-thi-ca-ẩn-hương!.!

 

dutule.com (ngày 14 tháng 6-2015): Bên cạnh những tin không được vui lắm về sinh hoạt thi ca của chúng ta gần đây, ở hải ngoại cũng như trong nước, hôm nay, chúng tôi được tin thi phẩm “Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển” của nhà thơ nữ Nguyễn Phương Thúy, hiện dạy học tại Vạn Giả, Nha Trang, đã có mặt. 

Với cá nhân chúng tôi, đó là một tin vui đáng kể. Rất đáng kể.

Nhớ, cách đây hơn nửa năm, khi nhận được bản thảo thi phẩm “Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển”, đọc qua, tôi đã ngõ ngàng không ít, với cảm tưởng tác giả cố tình chơi chữ... Khi ngay nơi tựa thi phẩm hai chữ “cổ điển” hiện ra như một “đe dọa” nghiêm trọng người đọc!!! Nhưng nội dung tác phẩm thì ngược lại. Hoàn toàn ngược lại. Từ cấu trúc đến những kỹ thuật cần thiết, để cho thơ có một tiếng nói khác không những đã khẳng định dấu ấn riêng một cách quyết liệt của tác giả mà, nó còn đẹp một cách kín đáo, sang cả nữa.

Nhớ, sau khi kết quả được công bố, trong một họp mặt tình cờ, một vị giám khảo, cho tôi nghe cảm nghĩ của ông về thi phẩm “Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển”, giống như những gì, tôi đã ghi lại ở trên. Vị này nhấn mạnh “phụ nữ mà làm thơ được như thế là quá giỏi, quá tài...”

Nhớ, sau khi công bố kết quả, các giám khảo yêu cầu tôi viết một về hai thi phẩm trúng giải nhì (không có giải nhất), tôi đã viết một đoạn về cõi-giới thi ca Nguyễn Phương Thúy như sau:

“...Với thi phẩm ‘Ba mươi, Nỗi buồn em cổ điển’ thì, ngay cách đặt tựa của mình, đã cho thấy chủ tâm của Nguyễn Phương Thúy là muốn sớm tìm cho mình một đường bay thi ca khác. Đơn giản hơn, tôi muốn gọi đó là ‘Con đường thơ Nguyễn Phương Thúy’.

“Người đọc sẽ thấy rất nhiều trong ‘con đường thơ Nguyễn Phương Thúy’ những so sánh, liên tưởng thông minh và, ý thức.

“Thí dụ, khi một trong những chủ-ngữ của bài thơ ‘Khi ta ba mươi’” là ‘nước biển’. NguyễnPhương Thúy viết: ‘Chắt từ biển có đôi dòng nước mặn’ (ngụ ý đôi dòng lệ). Rồi ‘Nắng gửi cho em sấy thành hạt muối trắng’.

“Chỉ với hai câu thơ này thôi, chúng ta đã thấy ‘liên tưởng của liên tưởng’ đuổi bắt nhau, thành một đoạn phim ba chiều, liên tục. Và, khi muối (hay nước mắt) chất vào quang gánh đi dọc hành trình đời sống thì: ‘Đôi quang gánh đong đưa theo chiếc bóng / Lặng thinh mà như kể hết gian truân’.

“Nói cách khác, rõ hơn, Nguyễn Phương Thúy đã không liên tưởng ‘nước biển’ với đất, đá, chim muông hay bất cứ một hình ảnh không tương thích nào khác.

“Về phương diện kỹ thuật, theo tôi, cao hơn một bậc, là kỹ thuật nhân cách hóa. Trong “Con đường thơ Nguyễn Phương Thúy” hay thi phẩm “Ba mươi, nỗi em buồn cổ điển”, NguyễnPhương Thúy không chỉ nhân cách hóa những sự vật cụ thể, mà, Nguyễn còn cho thấy khả năng nhân cách hóa cả những sự kiện trừu tượng, vô hình nữa.

Thí dụ:

“Ba mươi năm đủ dài để chăm bẵm giấc mơ”

Hoặc:

Ở phía cuối chân trời hạnh ngộ ốm chanh chao”

(Trích “Nỗi buồn em cổ điển”)

Hoặc nữa:

“Về biển nghe sóng bồng bềnh, nắm hoa muống tím cong mình hứng gió”

(Trích “Khi ta ba mươi”)

“Với các tính từ “chăm bẵm”, “ốm” và “cong mình”…đó chính là “cách nói khác” - - Là cách tân hay, làm mới thi ca của tài hoa Nguyễn Phương Thúy vậy...” (1)

.

Và hôm nay, “Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển” đã chính thức có mặt; dù cho trong điện gửi cho chúng tôi, ngày 15 tháng 6-2015, từ Vạn Giả, Nguyễn Phương Thúy đã chân thật (tới buồn bã) tâm sự:

“...Cuối cùng thì tập thơ "Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển" cũng đã được in xong rồi cô, chú ạ. Sáng nay cầm tập thơ trên tay, con thật sự rất vui và nghĩ ngay đến cô chú - những người đã chắp đôi cánh cho thơ con, mà nếu không có sự giúp đỡ ấy thì sẽ không có sự ra đời của tập thơ ngày hôm nay. Ngay từ đầu khi tham gia vào mạng xã hội, những gì con nhìn thấy, đọc được và nghe được, nó khiến con sợ, người người in thơ, thơ tràn lan khắp nơi, ngoài những nhà thơ đã có chỗ đứng trong giới văn
chương thì những cây viết mới như con thật sự khó mà tìm được cho mình một chỗ đứng.
“Thơ rõ ràng cũng là một sản phẩm của quá trình lao động nghiêm túc, thơ in ra cũng tốn khá nhiều kinh phí nhưng có bao nhiêu người dám bỏ tiền để mua thơ, huống chi gần đây với việc in thơ chỉ để tặng bạn bè đã tập cho người ta cái thói quen được tặng thơ và quên mất việc phải bỏ tiền để mua thơ đọc. Đó là chưa kể dù có đem thơ tặng cũng không phải ai cũng biết quý trọng món quà mà họ được tặng là thơ phải không cô chú.
“Con cũng nói thật lòng là trước đây con không muốn hay chính xác hơn là không dám in thơ cô chú ạ. Nhưng nhờ vào giải thưởng, nhờ sự ủng hộ của cô chú, con cũng mạnh dạn in tập thơ đầu tay của mình, và hôm nay thật sự là một ngày nữa con cảm thấy hạnh phúc như cái lần con nhận được tin đoạt giải. Dù biết rằng khi con nhận về 400 quyển sách, cũng có nhiều lo lắng, không biết mình sẽ bơi với những tập sách ấy thế nào hiiiii...”

Tôi hiểu những bâng khuâng, lo lắng của tác giả với đứa con đầu lòng của mình. Tôi càng hiểu hơn nữa, khi biết tác giả đó, không cư ngụ ở thủ đô hay những thành phố lớn, nơi quy tụ nhiều... “anh hùng hào kiệt văn chương”- - Và, bản thân tác giả cũng không “quảng giao”, để nhận được nhiều “lời có cánh” rất... “vô tư” dành cho... “phe ta”.

Nhưng tôi tin, tôi vẫn hằng tin rằng, tự thân văn bản một tác phẩm không có giá trị, hay chỉ có giá trị ở mức “tầm tầm bậc trung thì "lời có cánh” nào, được nói (viết) bởi ai, từ từ thời gian cũng sẽ làm rơi rụng những cái... "cánh” bằng bột, hay sáp đó.

Tôi muốn nói, Nguyễn Phương Thúy hãy vững tin nơi đường bay thi ca riêng của mình.

Tại sao tôi nói vậy?

Thưa, vì tôi vẫn quan niệm: Thơ được gọi là thơ, vốn có hai nhan sắc khác nhau:

- Nhan sắc thứ nhất là, thơ-đẹp-lồ-lộ. Bóng. Nhẵn. Đôi khi trơn, tuột. Người đọc thấy ngay. Không cần phải động não.

- Nhan sắc thứ hai là, thơ đẹp một cách kín đáo. Tôi muốn gọi đó là nhan-sắc-thi-ca-ẩn-hương. Nó đòi hỏi người thưởng ngoạn phải có một trình độ cảm nghiệm nào đó và, một kiến thức đủ để cảm được những “ẩn-hương” trong cõi-giới thi ca ấy. Một trong những Nhan-sắc-thi-ca-ẩn-hương đó, theo tôi, chính là cõi-giới ti ca Nguyễn Phương Thúy vậy.

.

Dù chưa một lần trực tiếp tiếp xúc với họ Nguyễn và, dù Nguyễn cũng không hề ngỏ ý cần đến sự giúp đỡ từ tôi; tôi vẫn xin được kêu gọi những người làm thơ, những tấm lòng gắn bó thịt, xương với thi ca Việt Nam, ở đâu, cũng xin:

- Không chỉ đọc mà mua ủng hộ thi phẩm "Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển", như một biểu tỏ cụ thể tinh thần liên tài của chúng ta, với những tài năng thi ca trẻ, như Nguyễn Phương Thúy. (2)

Dám mong vậy thay. 

DTL. 

________

Chú thích:

(1) Đọc thêm Du Tử Lê: “Sơ lược 40 năm VHNT Việt 1975-2015”, trang 444, do HT Productions, liên doanh với công ty Amazon, Hoa Kỳ, XB 2015.

(2) Địa chỉ Email của Nguyễn Phương Thúy: tphuongthuy2011@gmail.com

 

Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Sáu 20157:00 SA
Khách
Chúc mừng cô! Chúc cô sẽ có nhiều tác phẩm hay hơn nữa ạ ^^!
19 Tháng Sáu 20157:00 SA
Khách
Xin chúc mừng tác phẩm đầu tay của chị Thúy đã ra đời.Hi vọng sẽ có nhiều người biết đến chị qua tác phẩm đặc sắc này.Cầu mong sự thành cồng sẽ đến với chị và "Ba mươi mùa em cổ điển"Cảm ơn nhà thơ Du Tử Lê về bài viết rất hay và ý nghĩa dành cho chị Thúy và tác phẩm .Chúc bác luôn khỏe mạnh để chăp cánh cho những tài nắng trẻ !!!
19 Tháng Sáu 20157:00 SA
Khách
Xin chúc mừng bạn Nguyễn Phương Thúy . Tài năng đượcghi nhận ta´c phẩmđược ra mắt .
15 Tháng Sáu 20157:00 SA
Khách
Xin chúc mừng Phương Thúy, xin chúc sức khỏe nhà thơ lớn Du Tử Lê bởi, ông đã chắp cánh cho bạn Thúy, bạn Phượng!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 128)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 734)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 727)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 634)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1482)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1684)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1192)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1156)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1434)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1381)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,