Nguyễn Lương Vỵ Ra Mắt Tuyển Tập Thơ 45 Năm

28 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6112)
Nguyễn Lương Vỵ Ra Mắt Tuyển Tập Thơ 45 Năm

Bộ sách Nguyễn Lương Vỵ: Tuyển Tập Thơ Bốn Mươi Lăm Năm 1969-2014" (dưới đây sẽ viết tắt: Tuyển Tập) vừa ra mắt hôm Thứ Bảy 24-7-2015 tại tư gia của nhà văn Tô Đăng Khoa.

Có mặt trong buổi giới thiệu bộ sách là những người bạn thân của thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ -- trong đó có các nhà thơ Du Tử Lê, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lê Giang Trần; nhà văn Lê Lạc Giao; nhạc sĩ Lại Tôn Dũng; cư sĩ Tâm Diệu, chủ biên Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org); kỹ sư Luyến Phạm, Giám đốc công ty mạng VNVN.com; các nhà báo Phan Tấn Hải và Vũ Đình Trọng.

Thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ với bộ sách này đã gom những tác phẩm đắc ý nhất của ông vào một tuyển tập dày 700 trang.

Nguyễn Lương Vỵ sinh năm 1952. Quê quán: Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Đã có thơ đăng báo (Văn, Khởi Hành, Thời Tập, Văn Chương) từ 1969 tại Sài Gòn.

Đã in nhiều thi tập, trong đó có:

Âm vang và Sắc Màu (NXB Trẻ, Sài Gòn 1990)
Phương Ý (NXB Thanh Niên, Sài Gòn 2000)
Hòa Âm Âm Âm Âm...(Thư Ấn Quán – USA 2007).

Trong buổi tiệc mừng thi tập, nhà thơ Du Tử Lê nhận định: “Với tôi, Nguyễn Lương Vỵ là nhà thơ của đường trường.”

Đầu Tuyển Tập là bài viết của Tô Đăng Khoa, nhan đề “Nguyễn Lương Vỵ - 45 Năm Thi Ca: Chữ Nén Huyền Âm Tượng Số Ngân Dài,” nơi các trang 21-34.

nlv_01-content
Từ trái: Lê Lạc Giao, Du Tử Lê, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Lương Vỵ, Tâm Diệu, Luyến Phạm, Phan Tấn Hải, Lại Tôn Dũng.

Trong đó, Tô Đăng Khoa viết về thơ Nguyễn Lương Vỵ (NLV) có một cách nhìn như sau, trích:

“...Đối với tôi, tuyển tập thơ 45 năm của NLV là một trong những tác phẩm rất có giá trị của thi ca đương đại Việt Nam. Tôi rất tâm đắc nhận định của nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan về thơ NLV: "Chỉ có Tính-Linh, phải đâu là chữ!". Thật vậy, càng đọc và chiêm nghiệm thơ NLV, chữ thơ NLV không còn là những con chữ bình thường nữa, mà chữ thơ đã trở thành hồn vía, thành Tính-Linh. Mỗi chữ thơ, câu thơ, bài thơ của NLV đã được viết ra từ một tâm lực đầy kỷ luật, kham nhẫn và chịu đựng, với tình yêu tận hiến cho thơ một cách tha thiết và mãnh liệt. Vì vậy, tôi nghĩ, nội lực thơ của NLV ngày càng thâm hậu theo thời gian, với một hồn thơ mênh mông và sâu thẳm của Nhân Bản và Minh Triết....”(ngưng trích)

Nhà thơ Du Tử Lê ngoài đời rất kiệm lời, nhưng khi ông ngồi xuống, cầm bút lên, là lời lời ý ý không ngừng.

Do vậy, khi nói ngắn gọn về ý “nhà thơ đường trường Nguyễn Lương Vỵ,” Du Tử Lê viết ở các trang 631-636 trong Tuyên Tập qua bài viết nhan đề: “...“Nước Rút” Và, “Đường Trường” Trong Hành Trình Thơ Nguyễn Lương Vỵ” trong đó ghi nhận:

“...Phải chăng cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, mà nhiều kinh kệ đã chọn thể thơ này, để chuyển tải những ý nghĩa uyên áo của lẽ đạo?

Lại nữa, vẫn theo tôi, cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, khiến rất ít thi sĩ chọn thể thơ này cho những trường thiên của họ.

Nói cách khác, nếu một thi sĩ không đủ hội đủ những yếu tố như nội lực, bề dầy kinh nghiệm sống, không kinh qua những thảm kịch dữ dội, khốc liệt trong đời thường …không ai muốn trở thành lố bịch hoặc, tự hủy mình bằng thử thách chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn.

Tôi nghĩ, tôi không hề bất cập khi kết luận: Nguyễn Lương Vỵ là người hội đủ những yếu tố cần thiết để chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn, vừa kể.

Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!…Tất cả vẫn còn đeo đẳng Nguyễn, như thể, đó mới chính là chiếc bóng, thẻ nhận dạng, song hành cùng Nguyễn trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa mang tính sử-thi trên lộ trình thi ca của riêng ông…

Với tôi, sự kiện ấy còn mang tính nhất quán: Tính độc-hành của một Nguyễn Lương Vỵ, thi sĩ, từ khởi đầu, quá khứ; tới “Năm chữ ngàn câu”, hôm nay, khi ông đã bước qua tuổi sáu mươi - - Giữa nhân gian trợn trắng bi ai này....”(ngưng trích)

Nhà thơ Trịnh Y Thư trong bài viết tựa đề “Nguyễn Lương Vỵ: Vấn nạn của cái “Being”...” đăng trong Tuyển Tập các trang 685-691, đã nhìn vê thơ Nguyễn Lương Vỵ:

”Có thể nói những bài thơ trong tập thơ Năm Chữ Ngàn Câu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (xuất bản cuối năm 2014) là những biến tấu liên miên bất tận của cái “Being”.

Being chứ không phải đời sống như chúng ta thường hiểu. Bạn có thể gọi nó là kiếp nhân sinh, kiếp người, đời sống, hữu thể, hiện tồn, hiện hữu, hiện sinh, hiện tính, thể tính, hoặc cả chục từ ngữ khác tương tự....

...Thơ Nguyễn Lương Vỵ chủ về ý nghĩa và nghệ thuật phối từ. Nhà thơ cẩn trọng với chữ nghĩa vốn là truyền thống của thi ca Việt Nam từ thời Trung đại. Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ, tôi ít bắt gặp những từ hào nhoáng, nuột nà. Thế nhưng, nhờ tài năng và một tâm hồn yêu thơ cao độ, Nguyễn Lương Vỵ đã khéo léo sắp đặt những từ tưởng là tầm thường như hòn sỏi bên cạnh nhau để biến chúng thành chuỗi ngọc sáng ngời.

Đọc xong tập thơ của Nguyễn Lương Vỵ, nếu có kẻ hỏi tôi đời buồn hay vui thì tôi sẽ trả lời kẻ ấy bằng câu thơ “Theo nắng sáng xuống phố!” rồi thản nhiên nhìn cái Being chảy trôi trước mắt...”(ngưng trích)

Thi sĩ Lê Giang Trần có cái nhìn độc đáo về thơ Nguyễn Lương Vỵ qua bài tựa đề “Hèn chi thơ nín hết”... nơi các trang 679-684, trích:

“Tôi thấy tôi say khi viết bài tản mạn này. Chỉ có say mới thấm thía buồn. Nhưng khổ nỗi, dường như say mà không say vì dường như buồn lại thấm vào say, buồn làm cho say thành ra mơ màng, thành ra bay bay chìm chìm, thành ra rơi xuống, thành ra vút lên, thành ra lơ lững ở giữa hai thế giới thực và mộng...

,,, Nếu bạn đọc xong tập thơ "Năm chữ ngàn câu" của Nguyễn Lương Vỵ, có thể, phải, có thể, bạn sẽ hiểu vì đâu mà câu thơ của thi nhân cháy bùng lên, cháy thiêu hết, cháy đốt hết, cháy tiêu hết, cháy sạch hết, những thứ hữu hạn hữu thanh hữu danh để trở về nơi hoang liêu sấm động của vô danh và vô thanh: “Hèn chi Thơ nín hết!”...”(ngưng trích)

Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh qua bài viết “Nguyễn Lương Vỵ, Người Thơ Hát Âm” nơi các trang 666-678 trong Tuyển tập, nhìn về thơ Nguyễn Lương Vỵ, trích:

Một Người Thơ, vẽ chân dung của mình:
...Vẽ chân dung mộng ảo mà chơi
Mắt môi nắng quái cái luân hồi...
...Chân dung ảo thơ rền thạch động
Nước khua rằm rụng xuống hai vai...
...Vẽ chiêm bao chào cái chân dung…

(Hòa Âm tr.13)
.
Một Người Thơ, tờ tợ hình ảnh một hiệp sĩ, hứng nghịch cảnh:

Này cái lạnh ta thề sẽ buốt
Suốt xương da để vẽ môi cười
Mắt vời vợi lời kia trong suốt
Để ta cuồng khóc hận khôn nguôi…

(Hòa Âm, tr.13)
.

Một Người Thơ, với niềm tin duy nhất là Thơ, tận hiến trong cô độc, cảm xúc Thơ, cho dẫu chết, vẫn thơ mộng quá, một con quỷ đọc thơ, một bóng ma nhặt bóng chiều tà:

Chết tươi làm con quỷ xướng thi
Chết héo làm con ma lầm lì
Quỷ xướng thi, kinh kỳ rụng xuống
Ma ta lầm lũi lượm tà huy

(Bốn Câu Thất Huyền Âm, tr.74)
.

Nếu con ma lầm lì, mỗi hoàng hôn được có trên tay một chút nắng tàn đem về vẽ chiêm bao để nhận diện mình, thì, tôi cũng muốn được cái lầm lì ấy của một bóng, ma.

Vẽ ra một chân dung như vậy, thật quá đậm, hình lẫn bóng.”(ngưng trích)

Nhìn về thơ Nguyễn Lương Vỵ thế nào? Như trên đã dẫn, mỗi người cầm bút đã đọc thấy có nhiều Nguyễn Lương Vỵ trong thơ Nguyễn Lương Vỵ.

Trong khi Du Tử Lê nhìn thấy cái lực đường trường trong thơ Nguyễn Lương Vỵ, Tô Đăng Khoa nhìn ra cái Tính Linh, Trịnh Y Thư nhận ra thơ NLV là hiên lộ Being, Lê Giang Trần nhân ra lửa phựt cháy trong thơ NLV để rồi “thơ nín hết,” và Nguyễn Thị Khánh Minh nhận ra chân dung thi sĩ nhặt những mảng nắng tàn hoàng hôn để vê chiêm bao...

Tất cả các nhận định trên đều đúng vê thơ Nguyễn Lương Vỵ. Tôi chỉ xin góp lời rằng, làm thơ hay như thế không phải chỉ mới ngồi mơ mộng với chữ trong một kiếp, một đời. Nguyễn Lương Vỵ là một nhà thơ tái sinh, một Thi Sĩ Rinpoche, nếu nói theo ngôn ngữ đạọ học Tây Tạng..

.
Tuyển Tập 700 trang của Nguyễn Lương Vỵ rất cần có trong tủ sách của người quan tâm về văn học. Gần như không tìm được một bài thơ nào là bất toàn. Đó là 700 trang chữ nghĩa kiệt xuất, được viết từ Đạo Sĩ Thi Ca Nguyễn Lương Vỵ Rinpoche.

Sách “Nguyễn Lương Vỵ: Tuyển Tập Thơ Bốn Mươi Lăm Năm 1969-2014" có ghi ấn phí 34 USD. Tìm mua xin LL: luongvynguyen2@gmail.com
.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 1520)
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó
14 Tháng Mười Hai 20228:03 SA(Xem: 1346)
Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận.
26 Tháng Mười Một 202212:53 CH(Xem: 1152)
Một tập thơ được trình bày trang nhã và mỹ thuật. Bạn đọc yêu thơ muốn có toàn bộ tập thơ ở định dạng eBook xin nhắn tin cho Van Hoc Press qua messenger. Hoàn toàn miễn phí.
31 Tháng Tám 20222:34 CH(Xem: 1695)
Mùa Địa Ngục là một truyện dài thể loại fiction gồm ba truyện vừa kết hợp (Tam Bộ Khúc/Trilogy): Một Thời Điêu Linh, Mùa Địa Ngục, và Vàng Rơi Mênh Mông.
31 Tháng Tám 20222:28 CH(Xem: 2097)
“Một Thời Điêu Linh” của Lê Lạc Giao. Viết theo thể dụ ngôn
06 Tháng Ba 20228:45 SA(Xem: 2139)
Theo dau thu huong by Trinh Y. Thu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)/ Search Keyword: theo dau thu huong, trinh y thu
31 Tháng Giêng 20229:29 SA(Xem: 2993)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE/ 410 trang, bìa mềm, ấn phí: US$22.00
26 Tháng Giêng 20226:50 CH(Xem: 2376)
Bằng một văn phong nhẹ nhàng, trong sáng và chân thật thừa hưởng từ Bố Thạch Lam, tác giả Nguyễn Tường Nhung đã chia sẻ về gia đình mình sau khi Nhà văn Thạch Lam mất cũng như về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
21 Tháng Giêng 20228:17 SA(Xem: 3079)
Khế Iêm sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Học Luật tại Sài Gòn. Sống tại Mỹ. Sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại California từ năm 1994-2004. Hiện nay anh chủ trương tờ báo giấy thơ tân hình thức được nhiều người tìm đọc.
19 Tháng Mười Hai 20214:34 CH(Xem: 3087)
THO VA CA TU: NGUYEN DINH TOAN by Dao Nguyen Da Thao, Paperback | Barnes & Noble®
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17046)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,