“Mưa hoa”, cõi-giới thi ca mang tên Hoàng Thị Vinh.

01 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 4320)
“Mưa hoa”, cõi-giới thi ca mang tên Hoàng Thị Vinh.

 

dutule.com (ngày 31 tháng 3-2016): Bằng vào ghi nhận cá nhân, tôi thấy, thế giới thi ca người nữ hiện nay của chúng ta (dù chuyên hay không), như một giải ngân hà, lấp lánh những vì sao mà, tự thân mỗi vì sao là một thế giới chói lọi phong cách cá biệt.

Một trong những vì sao lấp lánh một phong cách thi ca cá biệt đó, theo tôi, là Hoàng Thị Vinh. (*)

Thơ Hoàng Thị Vinh đặc biệt, rất kiệm lời. Hoàng cũng không lạm dụng liên tự (conjunction) làm chiếc cầu nối cho thi ca của mình. Hoàng cũng rất tự chế trong việc xử dụng tính từ (adj) để cho câu thơ của mình mượt mà, phong phú, giầu có thêm cảm xúc, nếu không muốn nói là ngược lại.

Đáng kể hơn nữa, vẫn theo tôi, thơ Hoàng Thị Vinh mạnh mẽ, khỏe mạnh. Cái mạnh mẽ, khỏe mạnh như phần ẩn khuất đầy nam tính của một người nữ. Phải chăng vì thế mà, cõi-giới thi ca Hoàng Thị Vinh, đã có riêng cho Hoàng những so sánh, liên tưởng tôi chưa từng bắt gặp nơi bất cứ một nhà thơ nữ nào - - Ngay cả những tiếng thơ nữ nổi tiếng nhất.

.

Trong tất cả những bài nhận định về tiếng thơ Hoàng Thị Vinh, tôi rất thích bài tựa cho thi phẩm “Mưa hoa” của Hoàng, được viết bởi nhà thơ / nhà văn Bằng Việt.

Ông có những cảm nhận bén, sắc về cõi-giới thi ca mang tên Hoàng Thị Vinh, hơn bất cứ một ghi nhận nào khác.

Mở đầu bài tựa viết cho thi phẩm “Mưa hoa”, nhà thơ / nhà văn Bằng Việt, viết:

“Hoàng Thị Vinh là người có năng lực hoạt động trong nhiều lãnh vực: làm khoa học, làm báo chí, dịch thuật từ nhiều ngôn ngữ, làm kinh doanh… Thơ có lẽ là khả năng còn tiềm ẩn cuối cùng trong con người ham hoạt động, ham sống và còn đầy ham muốn khám phá này! Với toàn bộ bản lĩnh sống của mình, đương nhiên, cũng dám đem toàn bộ khát vọng sống quyết liệt của mình đến với thơ. Thơ của chị, do vậy, chưa phải là sáng tạo của một của một người làm thơ chuyên nghiệp , nhưng lại có cái duyên của tình cảm bột phát, có nét mộc của những chi tiết thật thà, có cái say của những ý nghĩ táo bạo và quyết liệt, nhất là khi thơ chị đề cập đến một lãnh vực nhạy bén và tinh tế nhất của đời sống, lãnh vực Tình Yêu…”

Chỉ với một đoản văn thôi, nhà thơ / nhà văn Bằng Việt đã khắc họa đầy đủ, rõ nét chân dung Hoàng Thị Vinh. Nhưng ông không dừng ở đó. Bằng Việt đẩy ngòi bút của ông đi sâu hơn với chủ tâm soi rọi những khoảng trời thi ca của riêng Hoàng Thị Vinh. Rất tâm lý, ông nói:

“Thông thường, trong tình yêu, người phụ nữ hay miêu tả sự đón nhận e ấp hay hồ hởi, sự đợi chờ hồi hộp hay run rẩy, khi tình yêu đến với mình. Nhưng chỉ với một bài thơ như bài “Bó tay”, chúng ta đã thấy rõ, tính quyết liệt không khoan nhượng trong tình yêu của tác giả Hoàng Thị Vinh, đã được đẩy lên đến cao độ tuyệt đối như thế nào: Trong bài, mặc dù người con trai khẩn khoản giãi bày, rằng anh có đủ thứ, có tuổi trẻ, có cảm xúc, có sức mạnh vật chất và tinh thần v.v…, nhưng tới ba lần, khi anh thể hiện là mình đã sẵn sàng có tất cả để đến được tình yêu, thì anh cũng chỉ đều nhận được lời cự tuyệt, rằng đó chưa phải là thứ mà người con gái cần, và lý do mà người con gái ba lần phải thảng thốt kêu to lên một cách tuyệt vọng “TÌNH YÊU” - một chữ Tình Yêu viết hoa trang trọng như kiểu Mácxim Gorky viết hoa chữ Con Người – là có ý nghĩa và nội hàm rộng hơn, cao hơn, xa hơn… so với những điều tầm thường mà anh chàng đang muốn được yêu kia khoe mẽ một cách hợm mình và vội vã! Và thế là “quá tam ba bận”, lời ngỏ tình và mong muốn chiếm đoạt mạnh mẽ rất “đàn ông” kia, đã bị một sự thức tỉnh từ bản năng và trí tuệ của một người phụ nữ rất ý thức về mình, thẳng thừng gạt bỏ. Chỉ từ một bài thơ này, chúng ta thấy được khái niệm Tình Yêu thực ra là có những cấp độ khác nhau rất xa, điều mà người này tưởng là đã tới, thì người khác, hoàn toàn đủ lý do lại coi là chưa tới, và đó cũng là điều bình thường, để có thể dễ dàng phân định một tình yêu là cao hay thấp, là tầm thường hay độc đáo, là đơn giản hay phức tập. Tính quyết liệt đã thể hiện ngay từ chủ kiến dứt khoát trên của tác giả, Thơ chính là Người, đúng là như vậy!...”

.
Tôi chia sẻ hoàn toàn với nhà thơ / nhà văn Bằng Việt, khi ông khẳng định: “Tính quyết liệt đã thể hiện ngay từ chủ kiến dứt khoát trên của tác giả, Thơ chính là Người, đúng là như vậy!” 

Nói một cách nào khác, theo tôi, đó chính là “phong cách thi ca cá biệt” của Hoàng Thị Vinh vậy.

Qua hai nhận định không thể sâu sắc hơn của nhà thơ / nhà văn Bằng Việt, kể trên, tôi không thấy cần phải trích dẫn thêm những phân tích tinh tế, sâu sắc khác của Bằng Việt. Mà, chỉ xin trích đăng nguyên bài thơ “Mười bảy” - - Một trong những bài thơ được Bằng Việt dẫn chứng, phân tích về cõi-giới thi ca đặc biệt của Hoàng Thị Vinh - - Và bài “Người đàn bà bị tôi ruồng bỏ” - - Hầu giúp bạn đọc có được sự tự do với những cảm-thức thi ca riêng của mình:

MƯỜI BẢY,

“Mười bảy tuổi không có sừng trâu

Em cưỡi xe bẻ cong góc phố

Áo nứt ngực, váy quăn ngã dấu

Mười bảy phập phồng xả khói hiên ngang.

Anh đừng sang,

Dừng lại phía bên kia!

Em không mặc áo màu xanh

Tóc chói rực màu đèn báo hiệu.

Stop!

Dưới nắng cháy

Anh nhìn cành hoa tím!

Yên ả thanh bình không mười bảy sục sôi.

Quay đi thôi!

Mười bảy nổi cồn phố

Mười bảy húc đổ phố

Mười bảy lườm rách phố

Mười bảy nhảy tưng tưng thách đố.

Mười bảy tiếng cười trinh nữ kiêu sa.”

 

Và,
Người đàn bà bị tôi ruồng bỏ

(Viết thay cho ngài ĐS)

 

“Người đàn bà bị tôi ruồng bỏ

Bây giờ ở đâu?

.

“Người đàn bà bình thường

Dạt đến bên thềm nhà tôi

Sau một cơn bão mưa mùa hạ.

Tôi ban tình yêu cho nàng

Như vị thánh ban ơn cho thần dân khốn khó.

.

“Người đàn bà bình thường

Nhận chút tình từ tôi như cơm ăn nước uống.

Nàng thường hiện về trong mơ

Đôi vai gầy cơm

Khuôn mặt buồn lấp sau nón lá

Đêm đêm dài lê thê.

Đêm qua

Sau cái chíu mày

Nàng không còn nhìn tôi

Đôi mắt mở to se sắt

Như đêm Đông năm đó.

.

“Nàng hòa với nhân gian

Khổ đau và hạnh phúc

Lặn lội yêu như đi tìm cơm gạo.

Hai mươi năm tôi đứng ngã ba đường

Ngoảnh mặt tìm chọn lối

Cuộc đời trăm ngả

Chẳng ngả nào đến được với yêu thương.

.

“Người đàn bà bình thường

Như hoa dại bên đường tôi ví –

Vậy mà tôi đẩy em đi

Cánh cửa đóng

Ngày Đông lạnh lẽo.

.

“Gối chồn, mắt mờ, tóc bạc

Trắng mù đỉnh Hoàng Sơn

Trong những cơn mơ vật vã khát.

Cơn hấp hối, tôi gọi Nàng

Suối nguồn của tôi,

Cơm gạo của tôi,

Ngôi sao trong đêm của tôi.

Thế gian bao kẻ lỗi lầm!”

(Hoàng Thị Vinh).
.................................................................................................................
(*) Hoàng Thị Vinh, sinh năm 1968 tại Hưng Nguyên, Nghệ An. Tiến sĩ ngữ văn. Cô hiện sống, làm việc tại Hà Nội và San Francisco, Hoa Kỳ.

 

 

Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Tám 20178:34 CH
Khách
Tôi hạnh phúc biết bao khi được nhà thơ giới thiệu tập"Mưa hoa" của mình trên trang này. Và hạnh phúc thêm nữa khi đọc trực tiếp bài thơ Mười Bảy cho nhà thơ nghe một ngày hè xinh tại Los Angeles. Xin cám ơn ạ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 9236)
Nhà xuất bản Thanh Niên, Saigon mới ấn hành thi phẩm “Một nửa”
28 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 9042)
Thi tập thứ Sáu (ấn bản song ngữ Việt-Anh) của nhà thơ NGUYỄN LƯƠNG VỴ
05 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 9521)
Thư Quán bản Thảo (TQBT) số 47, đề tháng 7 năm 2011 đã phát hành với chủ đề “Nhà thơ Luân Hoán.”
29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 11360)
Nguồn tin từ nhà thơ Vũ Thanh / Võ Thanh Quang, hiện cư ngụ tại tiểu bang Florida cho hay
18 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 10298)
Thi phẩm mới của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ sẽ được lên khuôn trong nay mai, nhan đề “Bốn câu thất huyền âm.”
11 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 9034)
Nhà xuất bản Thuận Hóa đã ấn hành tác phẩm nhan đề “Thơ Hoàng Vũ Thuật Nhìn Từ Thi Pháp Học Của Roman Jakobson.”
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 8918)
Bản dịch Anh ngữ do các dịch giả Biển Bắc, Đỗ Vinh, Phan Khế, Trần Vũ Liên Tâm thực hiện. Bìa: Tranh Đại Giang.
10 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 8915)
Giòng Xoáy là tâm tình của người lính “bên này, bên kia” sau biến cố 30 tháng 4, 1975 và những phản ứng của họ.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 9602)
Nhà thơ Nguyễn Đức Liêm, người từng được dư luận nhắc nhở nhiều trong những ngày gần đây, qua nhiều buổi ra mắt “Tuyển tập thơ Nguyễn Đức Liêm,
20 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 11412)
“ Văn Xuôi Nữ Trung Quốc Cuối Thế Kỷ XX – Đầu Thế Kỷ XXI” còn có sự đóng góp của Phan Thị Anh Tú qua phần biên tập và các cây viết khác như Th. S Hồ Khánh Vân, Vũ thị Thanh Tâm và Nguyễn thị Quỳnh Linh trong một số “chương” của sách.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,