PHẠM TRẦN - Hoa Tương Tư Trong Văn Chương Hồng Thủy

11 Tháng Tư 201710:00 SA(Xem: 4478)
PHẠM TRẦN - Hoa Tương Tư Trong Văn Chương Hồng Thủy

Tác phẩm Hoa Tương Tư, một tập hợp những mẩu chuyện về cuộc đời, những suy tư và kỷ niệm của nhà văn Hồng Thủy ra đời cuối tháng Ba 2017 ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, là một khúc quanh Tùy bút chưa hết vương vấn tuổi học trò của một tác giả đã xa thời tuổi hoa.

unnamed (1)


Ở tuổi tóc đã ngả mầu sương gió, nhưng bà vẫn thơ ngây, vẫn tinh nghịch và hồn nhiên nhìn vào sự vật, con người và không gian như khi còn ngồi trên ghế trường Trưng Vương, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.

Hình ảnh của những hàng phượng vĩ đỏ ngày ấy ở Hà Nội và Sài Gòn, với những chùm me làm chảy nước miếng và tiếng ve rút ruột lòng người vào mỗi trưa hè trong văn Hồng Thủy đã làm sống lại trong mỗi con chữ những xót xa và tiếng cười của tuổi thơ ngây tóc bím.

Từ “Những Cánh Hoa Dại Mầu Vàng“, ra đời năm 2010, đến “Hoa Tương Tư” năm 2017, một chặng đường bảy năm xa nhau mà như rất gần. Lời văn, ý tứ và tâm tư  Hồng Thủy không thay đổi mà chỉ già dặn hơn, mặn nồng thêm nhưng cũng không hiếm đắng cay.

Phảng phất đó đây trong “Hoa Tương Tư” là hình ảnh của một Mộng Huyền, bút hiệu đầu tiên của Hồng Thủy, mơ màng trên bích báo Trưng Vương, kỷ nguyên của những truyện tình học trò ngây ngô dang dở nổ tung trên hai nhật báo Ngôn Luận và Tiếng Chuông của Sài Gòn xa xưa. Rồi những cuộc tình có thật giữa Trưng Vương và Chu Văn An nở ra trong thời chinh chiến, cũng đã được làm sống lại dưới ngòi bút Hồng Thủy để mãi quấn quýt bên nhau trong thời hậu chiến. Những dở dang, bám víu, trái ngang, chia ly và hờn dỗi dày vò với nhau cũng lẫn lộn trong “Hoa Tương Tư” như trong cuộc sống của con người.

Nhưng cũng vì có  những ngổn ngang này mà các “bà”, các “cụ” Trưng Vương ngày nay vẫn còn gắn bó bên nhau để nhớ, để thương về những kỷ niệm vui buồn với ngôi trường cũ.

Trong những chuyện bẩy nổi ba chìm này cũng có cả những mẩu tình đẹp mà cũng chả hiếm dang dở, trái ngang hoặc giận hờn giữa các cô áo xanh “đanh đá” Trưng Vương và các cậu “kiêu hãnh” Chu Văn An.

Hãy nghe Hồng Thủy tỉ tê trong Trải Lòng:

Văn nghiệp học trò kéo dài được hai năm, tôi bị dụ khị lên xe hoa về nhà chồng. Chú rể là Hải Quân gốc C.V.A(Chu Văn An). Sau đó thay vì sáng tác truyện ngắn thì tôi sản xuất tí nhau. Bốn nhóc tì tiếp tục ra đời. Bận lo cho bốn đứa con, tôi bỏ luôn giấc mộng viết văn, và cái tên giấc mộng đen (Mộng Huyền) cho chìm vào dĩ vãng“.

Nhưng Mộng Huyền ra đi thì Hồng Thủy lại hiện ra với văn đàn ở nước ngoài từ năm 1986. Bà viết lại trên Đặc san Trưng Vương vào mỗi dịp họp mặt của trường cũ. Hồng Thủy cho biết:

Cầm bút trở lại… với chủ đích của Đặc san là tìm về kỷ niệm. Tôi bỗng thấy mình đang mơ mộng đi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, hay dạo bến tầu những chiều lộng gió. Sài Gòn với những sáng đón đưa, chiều hò hẹn. Những buổi dạo phố cùng bạn bè trên đường Tự Do, Nguyễn Huệ, hiện ra trong cuốn phim dĩ vãng. Ngòi bút miên man, bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò lần lượt trở về…”

Những lần “trở về” này, sau đó, đã chôn chân cây viết Hồng Thủy trong cõi văn chương Việt Nam ở hải ngoại.  Bà được chú ý đến không vì một phát hiện bất ngờ hay như một ngôi sao chợt đến rồi chợt đi không bao giờ thấy nữa.

Hồng Thủy đã ở lại với bạn bè, với độc giả, với gia đình và với chính  mình trong chữ nghĩa giản dị, ý  tưởng mộc mạc nhưng tò mò, thắc mắc và than van cũng lắm.

Bà viết: “Tôi may mắn được định cư ở vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi có thời tiết bốn mùa, nên lại được tái ngộ với mùa thu của tôi. Ngôi nhà tôi ở có rừng cây ở phía sau, nên các chú nai thường rủ nhau đến rong chơi… Tôi trót yêu “con nai vàng ngơ ngác của (thi sỹ) Lưu Trọng Lư, và con nai vàng hát khúc yêu đương của(nhạc sỹ)  Ngô Thụy Miên, nên đành ngậm đắng nuốt cay khi mấy con nai đêm đêm cứ mò ra ăn sạch bách hết những cây hóa quý của tôi…

“Những con nai đã hư đốn như vậy. Đám lá vàng cũng làm tôi mệt phờ người luôn. Năm nào cuối thu, tôi cũng phái hốt lá mệt nghỉ. Bây giờ nhìn thảm lá vàng là nghĩ ngay tới cái lưng già sắp còng thêm một tí vì phải lom khom hốt lá. Và xương cốt sắp sửa rêm rêm. Chao ơi, ngán ngẫm làm sao cái tuổi già...”

Nhưng nhà văn có “chán mớ đời” mấy chú nai và lá vàng không?

Bà trả lời: “Nai thì phá như vậy, lá vàng cũng làm mình  mệt nhoài. Vậy mà tôi vẫn yêu mùa thu, vẫn thương mấy chú nai và vẫn ngẩn ngơ nhìn những rừng lá vàng, lá đỏCó phải vì duyên nợ với mùa thu?” (Mùa Thu và những chiếc khăn quàng của Mẹ)

Không những bà có duyên nợ mà bà đã “mê” mùa Thu mới đúng với tâm tư lãng mạn của ngòi bút Hồng Thủy.

Sự lãng mạn văn chương này đã thể hiện trọn vẹn trong câu chuyện của “Hoa Tương Tư“.

Bà kể: “Tôi mê mầu tím, nhưng lại yêu hoa phượng vô cùng. Hoa phượng đã  nhắc tôi nhớ đến một truyện tình thật đẹp và buồn của cái thuở

Cổng trường e lệ mắt nai 
Khẽ nghiêng vành nón thoáng ai đứng chờ“.

Câu chuyện tình buồn nhưng đẹp này được tác giả tự coi như một truyện cổ tích để hợp thức hóa “Hoa Tương Tư” không ai biết của ai, hay vì bà đã “yêu hoa phượng vô cùng” nên mới nhân cách hóa nó thành người yêu của riêng mình?

Câu chuyện được tóm tắt về một cô học trò trộm yêu ông thầy dạy học nên mỗi dịp hè đến thấy hoa phương nở là cô học trò biết ngày “xa người yêu trong mơ” đã đến gần. Cô giận hoa phượng nên đặt tên là “hoa chia ly”.

Tác giả Hồng Thủy viết bóng gió: “Cô bạn thân của cô học trò không chịu cái tên hoa chia ly, viện cớ chia ly là thôi, là hết, không còn gì nữa cả. Chia ly là mất nhau vĩnh viễn. Xa nhau chỉ ba tháng hè rồi lại được gặp nhau. Xa nhau mà vẫn nghĩ đến nhau, vẫn nhớ nhau thì làm sao gọi là chia ly được. Đặt cho hoa phượng cái tên hoa chia ly thì tội hoa phượng quá. Phải gọi là hoa tương tư mới chính xác…

Nhưng câu chuyện oái oăm thầy-trò “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” của tác giả Hồng Thủy đã đi đến hồi kết thúc thật buồn. Bà cho biết, sau một kỳ hè nhớ nhung và hy vọng, cô học trò kia phát giác ra ông thầy đã đeo nhẫn cưới trong ngày tựu trường  nên quyết định đổi trường.

Hồng Thủy viết: “Trước khi chia tay cô học trò nói với thầy: Dù em mất thầy vào mùa hoa phượng, nhưng em vẫn cứ muốn gọi hoa phượng là hoa tương tư chứ không gọi là hoa chia ly“.

Bốn mươi năm sau“, Hồng Thủy kể , “cô học trò được tin ông thầy cũ bị bệnh ung thư sắp chết. Cô, bây giờ đã là bà nội, bà ngoại và tóc đã điểm sương, cố lặn lội đi thăm ông thầy vì cô biết ông cô đơn có một mình, và cô cũng không còn gì ràng buộc.

Cuối cùng tác giả kết luận:

Gặp lại người xưa, ông thầy nhìn cô học trò cũ ứa nước mắt:

– Dù chúng ta sắp vĩnh biệt, nhưng mà em nhớ nhé, đừng bao giờ đổi  tên hoa tương tư của chúng ta. Bao nhiêu năm qua trong hồn tôi, hoa phượng vĩ của mùa Hè năm đó vẫn là hoa tương tư em có biết không?

Cô nắm bàn tay gầy guộc của ông thầy cũ nhẹ gật đầu, nước mắt ràn rụa“. (trích Hoa Tương Tư)

Với câu chuyện tình “gẫy cánh giữa đường” của Hồng Thủy, ta hãy đọc thêm ít câu trong bài thơ Ngắm Thu D.C. Nhớ Thu Hà Nội của bà để thấy những nét chấm phá rất đáng yêu trong văn Hồng Thủy:

“Mùa thu D.C.
Nắng vàng như ươm mật
Cả rừng phong rực rỡ đến sững sờ
Lá đỏ thắm tươi như áo em ngày cưới
Là vàng mơ sầu đẹp tựa cô dâu
Em bước ra đi
Ánh mắt buồn vương lại

Anh xót xa nhìn
Chẳng biết nói năng chi…

 

Phạm Trần 

(Tuần báo Phố Nhỏ / DC)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 8299)
Với bìa của Đỗ Quốc Sĩ, phụ bản họa của Trần Dũng, phụ bản nhạc của Phạm Anh Dũng, Liên Bình Định, Băng Hoàng Mị, chúng tôi trân trọng giới thiệu thi phẩm “Tình Thu”
29 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 7202)
Nhiều năm qua, những người theo dõi sinh hoạt văn chương ở hải ngoại cũng như trong nước, dường không mấy ai còn xa lạ với tác giả Võ Công Liêm. Ông được dư luận ghi nhận...
17 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 7414)
Với mẫu bìa của Thanh Bình và bức tranh “Xứ-Tuyết” của cố họa sĩ Thái Tuấn, “Ngọn Gió,” thi phẩm mới nhất của nhà thơ Võ Chân Cửu, đã thả vào tâm hồn tôi hơi mát của thi ca.
28 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 9685)
Những người đọc thơ Hoàng Lộc từ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, hẳn ít ai không thích thơ tình Hoàng Lộc.
14 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 9820)
Muốn mua sách nguyên tác tiếng Nhật xin vào Amazon.co.jp hoặc điện thoại 03-3780- 3339.
20 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 11576)
09 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 11567)
Tủ sách “Di sản văn chương miền Nam” vừa gửi tới bạn đọc một tác phẩm, như một công trình đáng quý
12 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 11680)
Bạn đọc, thân hữu cần thêm chi tiết, xin liên lạc với nhà thơ Tô Mặc Giang qua địa chỉ: tomacgiang@yahoo.com
02 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 10804)
Nhà thơ Xuyên Trà tên thật Nguyễn Ninh, sinh năm 1942 tại làng Xuyên Trà, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
27 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 10568)
Cần liên lạc với người đứng đầu nhóm “Bến Tâm Hồn,” nhà thơ, nhà báo Thiên Hà
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8133)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 826)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13907)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8399)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10943)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30593)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16020)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24375)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31815)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34846)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,