LÊ NGỌC TRÁC - Huỳnh Thuý Kiều "RU GIẤC PHÙ SA... TRẢ NỢ CA DAO"

01 Tháng Giêng 201812:02 CH(Xem: 5968)
LÊ NGỌC TRÁC - Huỳnh Thuý Kiều "RU GIẤC PHÙ SA... TRẢ NỢ CA DAO"

Trên con đường sáng tạo thi ca, mỗi nhà thơ đều có con đường đi và thành công khác nhau, chẳng ai giống ai. Có người vừa công bố tác phẩm, tên tuổi vụt tỏa sáng. Có người chỉ nổi lên trên bầu trời thi ca một thời gian ngắn... rồi, sau đó vụt tắt, để lại trong lòng người yêu thơ nhiều dấu hỏi và sự tiếc nuối! Cũng có người, khi có thơ đăng trên các báo, tạp chí văn học đã trở thành nhà thơ tên tuổi. Và, gắn bó nhiều năm dài với thi ca. Đối với những cây bút như thế, thơ ca là niềm đam mê cuộc đời và là chính sinh mệnh của họ. Huỳnh Thúy Kiều là một nữ tác giả như vậy!

 Nhiều bài thơ của Huỳnh Thúy Kiều đều đặn xuất hiện trên các báo, tạp chí văn học trong và ngoài nước. Và, chị đã gặt hái được thành công. Năm 2007, Huỳnh Thúy Kiều đã đạt giải nhì về thơ trong cuộc thi trẻ online lần thứ nhất trên web thotre.com. Năm 2009, chị giành được giải thưởng cho tác giả thơ trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với tập thơ Kiều Mây. Cũng trong năm 2009, Huỳnh Thúy Kiều đạt giải C trong cuộc thi thơ 2 năm 2008-2009 trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.


Nhận định về tài thơ của Huỳnh Thúy Kiều, các nhà thơ đương đại và các nhà phê bình văn học phải thốt lên: "... Mới đọc qua mấy bài thì thấy Huỳnh Thúy Kiều quả là một núi lửa thơ sắp phun trào từ Mũi Cà Mau. Nội lực của chị Kiều là rất lớn, còn đi xa". (TRẦN MẠNH HẢO), "... Tôi đọc thấy cả một hồn thơ bênh bang xứ trời đất Mũi. Thơ của chị trẻ trung phóng túng như thiên nhiên hoan lạc miền châu thổ chín rồng... Huỳnh Thúy Kiều là như thế đó, chị xuất hiện như một thi sĩ trẻ, trẻ tuổi đời và trẻ hồn thơ" (NGUYỄN TRỌNG TẠO), "... Tôi thật sự ngỡ ngàng trước một tâm hồn trong sáng, trữ tình, giàu chất thi sĩ. Rất nhiều hình ảnh bình dị, dân dã qua thơ Huỳnh Thúy Kiều sống động lạ thường..." (TS VƯƠNG CƯỜNG).


Thật là hiếm có tác giả nào thành công và nổi bật như Huỳnh Thúy Kiều. Từ năm 2008 đến 2017, chị đã xuất bản được 3 tập thơ, gồm: "Kiều mây", "Giấu anh vào cỏ xanh" và "Ru giấc phù sa" (Chưa kể đến số lượng nhiều bài thơ được đăng trên các báo, tạp chí thời gian gần đây).

Qua thơ Huỳnh Thúy Kiều, người yêu thơ đều có chung suy nghĩ: Cội nguồn cảm xúc và sáng tạo của Huỳnh Thúy Kiều là đất trời quê hương Mũi Cà Mau nơi chị sinh ra và lớn lên. Với tình yêu quê hương, hương vị mênh mông phù sa, hình ảnh hoa điên điển, hoa lục bình tím thời gian, hoa tràm vàng nỗi nhớ, những sợi khói đốt đồng trong gió giao mùa và cả tiếng hò, nhịp vọng cổ... đã được chị đưa vào tác phẩm, tạo ra một sắc thái riêng trong thơ.

Thơ Huỳnh Thúy Kiều mới lạ, trẻ trung. Chị không gò bó luật lệ, ê a. Huỳnh Thúy Kiều tài tình và đầy tinh tế khi chọn ngôn từ, hình ảnh đưa vào thơ, làm cho câu thơ mới lạ đầy sức sống. Giai điệu thơ nhẹ nhàng, đầy ắp tình cảm, cuốn hút người yêu thơ. Cái hay, cái mới trong thơ Huỳnh Thúy Kiều là đã đưa những hình ảnh, ngôn từ gần gũi vào thơ một cách hợp lý, hợp tình, làm cho câu thơ có độ rung xa, rung sâu và luôn luôn mới, tạo ra nét gợi mở trong lòng người yêu thơ:


"Phương Nam!
Những gương mặt hiền như đất
Những phù sa vạm vỡ đồng bằng
Những mùa bội thu thơm lừng hương nếp
Niềm vui nở trên những luống cày cha sốt ruột chờ mưa

Ru giấc phù sa
Con lớn lên tựa con cá con tôm mùa thâm canh
Lúa trổ đòng ngậm sữa dậy thì mười tám
Cái nghĩ suy cũng biết oằn như lúa trĩu bông...

Giấc phù sa
Ru bản nhạc hiệu đồng bằng
Này tiếng ễnh ương, ếch nhái
Những bàn chân lấm bùn bước tới
Giữa rốn lũ ngậm ngùi chan nghẹn chén cơm lưng

Ru giấc phù sa
Thao thức vọng câu hát mông lung
Xuồng cặp bến rồi đi
Điệu buồn theo mái dầm chao sóng
Những câu chuyện mật ngọt tràm thơm
Ước mơ xanh bật mầm xanh cháy bỏng
Chiều lưng trâu
Thằng bé mục đồng rót tiếng nhớ vào đêm

Phương Nam! Phương Nam!
Ru giấc phù sa xanh rễ mượt mềm
Soi con nước tắm u hoài bến Ninh Kiều
trong chiều gió bấc
Rơm rạ nỗi niềm từ đó đơm hương
Cánh thiên di bay về phía khôn cùng
Phù sa thì thào lời phồn sinh tím lục bình chân thực
..."
(Trích: "Ru giấc phù sa")

Người đọc cũng nhận ra, Huỳnh Thúy Kiều viết như thở, câu chữ cứ tuôn ra theo cảm xúc như con nước lên, như những cơn gió thổi qua cánh đồng bất tận. Nhiều bài thơ của chị mang hơi thở của một trường ca miền châu thổ Cửu Long Giang:

"Bìm bịp kêu nước lớn nước ròng
Trái bần xanh giữa gió cồn
Rơi thẳm
Ăn bông bí mắt thương vàng mật đậm
Cho anh theo về vùng cổ tích, em ơi!

Quầy cau trắng nghiêng sương miền tóc mẹ
Sóng dập dềnh chao điệu lý xàng xê
Hò cống liêu ai cười, ai nói?
Hoa mù u lọt thỏm bóng chiều.

Theo em về vùng cổ tích để yêu
Mồ hôi cha cõng cánh đồng làng chạy lũ
Mấy nhịp phách xốn xang đời lữ thứ
Mênh mang tiếng gà
Nhốt cô tịch tàn đêm.

Nhịp cầu tre bắt câu hát sang mùa
Vành nón lá nắng xối phơi tiềm thức
Cá lìm kìm rượt nhau xé dòng vọng tưởng
Châu thổ buồn thèm vực khúc đỗ quyên.
..."
(Trích: "Theo em về vùng cổ tích")


Bên cạnh nhiều bài thơ viết về đất trời, con người miền Đất Mũi, thơ viết về tình yêu của Huỳnh Thúy Kiều tuyệt diệu. Tình yêu trong thơ Huỳnh Thúy Kiều vừa kín đáo, đằm thắm, có lúc khát khao đến cháy bỏng xuân thì:


"Giấu anh trong mùa xanh của cỏ
Chờ đến chín mọng một mai sau
Giấu với mưa bay bờ vai ướt
Lặng thầm trôi tuột tháng năm...

Giấu anh trong lần tay áo
Khi buồn có bận ngóng trông
Ngước mắt nhìn đâu cũng giông bão
Bừng lên vệt sáng chân trời

Về đây em giấu anh vào tóc
Có sợi chẻ hai ngã đường anh lưu lạc
Trói lang thang trong từng khoảnh khắc
Nhớ mùi thơm mà biết lối tìm về

Về đây em giấu anh vào đất
Ngấn phù sa và một gót hài
Về đây em giấu anh bằng nước mắt
Như cuộc đời giấu anh vào em..."
("Giấu anh vào cỏ xanh")

Chúng tôi nhớ cách đây vài năm, Huỳnh Thúy Kiều gặp chuyện buồn trong đời, chị ngưng làm thơ một thời gian. Nhưng rồi chính tình yêu thơ ca đã đưa chị trở lại công việc viết lách. Chị đã vượt qua những buồn đau trong cuộc sống, viết được thơ nhiều hơn, vẫn cuốn hút người yêu thơ. Khi chúng ta đến tuổi làm cha, làm mẹ, chúng ta bắt gặp tâm trạng của mình trong thơ Huỳnh Thúy Kiều. Nỗi lòng của người mẹ thương con không bến bờ, một người mẹ thời hiện đại, thấu hiểu tình cảm và cuộc đời:


"Bài thơ đầu mẹ viết cho con cách nay mười năm
Cái hồi con chưa biết chữ
Bây giờ con đang ở ngưỡng mười lăm - mười sáu
Có khi đã biết rung động đầu đời như thuở của ba xưa...

Khác nhau rất nhiều
Ngày đó con chỉ biết dạ - thưa
Nhưng hôm nay con bắt đầu tranh luận
Suy nghĩ của con lớn hơn cái tuổi con đang lớn
Ba mẹ lo dần vì con như sắp rời khỏi vòng tay
...
Đêm dày rồi. Con hãy ngủ thật ngon
Bầu trời rộng sao bằng vòng tay ôm của mẹ?
Áng chừng thôi
Mười lăm năm nữa con có vợ
Rồi con sẽ sinh con
Mỗi khi trái gió trở trời con của con sẽ ấm đầu sổ mũi
Rồi suốt đêm con sẽ không chợp mắt,
không hề nằm ngơi nghỉ
Lúc bấy giờ con sẽ hiểu ba mẹ nhiều hơn..."

(Trích: "Nói với con")

Cùng với nhiều bài thơ viết về đất trời quê hương miền Tây Nam Bộ, Huỳnh Thúy Kiều còn mở rộng biên độ vùng trời thơ ca của mình đến những vùng miền khác. Chị viết về miền Trung, Hội An "mùa trăng phố cổ", về trái tim Tổ quốc với ước vọng "đánh thức sông Hồng" với những câu thơ thu hút được và đồng cảm của đông đảo người yêu thơ.


Lớn lên giữa yêu thương sông nước miền phù sa Đất Mũi nơi tận cùng Tổ quốc, Huỳnh Thúy Kiều làm thơ như trả nợ những câu ca dao từ ngàn xưa đã thấm vào máu thịt, cuộc đời của chị để viết nên những câu thơ thấm đẫm màu cổ tích.

Lê Ngọc Trác
Cuối năm 2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20199:31 SA(Xem: 4444)
Và nếu một mai Việt Nam dân chủ hóa, cuốn sách này được xuất bản và lưu hành bình thường trong nước, ta có thể tin rằng nó cũng sẽ thuộc hàng sách bán chạy, trước hết là nhờ đề tài của nó: chân dung nhân vật đối kháng
30 Tháng Chín 20199:24 SA(Xem: 4083)
Cần thêm chi tiết, hoặc muốn có chữ ký của tác giả, xin liên lạc Julie Phạm (Hoài Hương) tại ĐT/ Text: (206) 359-0605. Đ/c: 6951 M.L. King Way S # 205 Seattle, WA 98118.
16 Tháng Chín 20199:23 SA(Xem: 3855)
Khác với các tác phẩm trước trong đó Khánh Minh chọn thể loại Thi, Tản Văn, hay là Tản Văn Thi để nói về các chủ đề khác nhau của Thi Ca như: Ký Ức, Bóng, Giấc Mơ, v.v…
06 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 3709)
Nhà xuất bản Văn Học vừa cho tái bản tập tản văn “Chỉ là đồ chơi” của nhà thơ, dịch giả Trịnh Y Thư.
28 Tháng Tám 20199:17 SA(Xem: 4245)
Độc giả có thể liên lạc với NXB Văn Học qua địa chỉ, điện thoại và email: email: vanhocpress@gmail.com
17 Tháng Sáu 20199:28 SA(Xem: 4249)
Cần liên lạc với dịch giả Nguyễn Diệu Thắng, xin qua địa chỉ Email: nguyendieuthang@gmail.com
20 Tháng Năm 20199:29 SA(Xem: 4423)
Phơi nỗi buồn lên thơ gần nửa tập sách là những bài viết về thơ Nguyễn Ngọc Hạnh ở các góc nhìn khác nhau
03 Tháng Tư 201910:16 SA(Xem: 5583)
Cần liên lạc với tác giả, xin thư về địa chỉ: sanity1964@hotmail.com, hoặc vào www.locmai.com.au
18 Tháng Ba 20199:32 SA(Xem: 4429)
Một trong những đặc tính có tính di truyền của người Việt, theo tôi là máu trào phúng, nói theo ngôn từ hôm nay là tính “giễu nhại”
23 Tháng Hai 20199:26 SA(Xem: 4581)
Họ Dương bước vào sinh hoạt văn chương rất sớm, khi ông mới học tiểu học
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,