Nguyễn Diệu Thắng hoàn tất bản dịch “Kinh Pháp Cú…” cuốn thứ 3 của Osho.

28 Tháng Hai 20189:33 SA(Xem: 5271)
Nguyễn Diệu Thắng hoàn tất bản dịch “Kinh Pháp Cú…” cuốn thứ 3 của Osho.

dutule.com (ngày 27 tháng 2-2018): Nhà xuất bản Sống, phối hợp với công ty Amazon, mới ấn hành tác phẩm “The Dhammapada Kinh Pháp Cú – Phật Dạo, Con đường đưa đến chân lý tối thượng” cuốn thứ 3 (trong bộ 13 cuốn) của Osho, do dịch giả Nguyễn Diệu Thắng chuyển ngữ.

Bên cạnh sự hiểu biết thâm sâu về những “ẩn ngữ” của kinh Phật, Khá nhiều độc giả đã không dấu được ngạc nhiên thích thú về sự giàu có tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Diệu Thắng, qua 2 cuốn “Kinh Pháp Cú…” mà họ Nguyễn đã gửi tới người đọc trong thời gian qua. Những người này cho rằng, nếu họ Nguyễn sở hữu một kho tiếng Việt phong phú thì việc giải mã những ẩn dụ trong những bài giảng của thiền sư Osho sẽ là một trở ngại rất lớn và, vì thế, nó sẽ gây khó cho nhu cầu tiếp cận tác phẩm của độc giả.

Tôi không biết họ Nguyễn có ghi nhận được những phản ảnh tích cực vừa kể và, chính vì thế mà không ít người đã có ý trông ngóng ngày “Kinh Pháp Cú…” cuốn thứ 3 ra đời.


Như hai cuốn sách trước, phần “Lời mở đầu” của dịch giả Nguyễn Diệu Thắng, luôn là bảng chỉ đường căn bản, giúp người đọc dễ dàng, thoải mái hơn, trước bước vào thế giới tư tưởng uyên áo của Osho.

Nơi dịch phẩm mới nhất này, với tựa đề ““OSHO VÀ TÍNH TRÀO PHÚNG”, họ Nguyễn viết:

“Người Việt Nam có câu tục ngữ “Tiếng cười bằng mười thang thuốc,” rất bình dân nhưng vô cùng thâm thúy. Người xưa chắc chắn biết được ảnh hưởng tâm sinh lý của tiếng cười nên mới phát biểu câu nói thắm thía ý nghĩa như thế! Tiếng cười giòn tan rộn rã là dung môi hòa tan mọi khác biệt, mọi đối nghịch; nó khiến mọi người quên hết hoàn cảnh của mình để gần nhau dễ dàng hơn. Cười là liều thuốc bổ cho cả tinh thần lẫn thể chất; khi cười vui vẻ, ta quên đi nỗi lo âu nhọc mệt, vì lúc đó tâm trí và cơ thể biến mất, cái tôi không còn, nên ưu phiền, bực tức, cũng không còn.

“Cười không phải là một năng khiếu cho riêng ai. Chỉ loài vật là không biết cười, bộ óc chúng cấu tạo không có tính khôi hài; lừa ngựa không cười, trâu bò không thưởng thức được chuyện tiếu; thậm chí loài khỉ có hình thể giống loài người cũng không biết cười, hành động nhe răng của chúng chỉ là ‘trò khỉ’ không hơn. Tính khôi hài cần sự thông minh nhạy cảm, nghĩa là phải buồn cười, nực cười cho cái cảnh ngộ trưng ra, rất là ngu ngơ, nghịch ngạo, phi lý… thì mới có thể mắc cười và bật cười được. Do đó, trong vòng lục đạo luân hồi, theo đại sư Chogyam Trungpa, khi một người mất đi tính khôi hài, người đó bị đọa xuống trạng thái súc sinh.

“Tiếng cười mang sinh lực từ suối nguồn bên trong bản thể ra ngoài; năng lượng nội tại khởi sự tuôn trào theo tiếng cười như hình với bóng. Khoảnh khắc thật sự cười nắc nẻ, cười bể bụng… cười hết biết, ta lọt vào trạng thái thiền định. Lúc đó không còn suy nghĩ, không còn tư tưởng, vì không thể vừa cười xả ga, lại vừa suy nghĩ được. Đấy là hai trạng thái đối nghịch: hoặc cười, hoặc suy nghĩ. Nếu còn suy nghĩ trong lúc cười, thì đó chỉ là cười cho có, cười gượng gạo mà thôi. Không phương pháp nào có thể dừng bặt tâm trí hiệu quả bằng tiếng cười. Trong tích tắc, tâm trí biến mất, thời gian biến mất, ta được đưa vào một không gian mới lạ, nơi mọi sự được đan bện nhau để trở thành một tổng thể hợp nhất.

“Tính trào phúng không những chỉ là thành phần của tâm trí mà còn liên quan đến cơ thể, và cả phi tâm trí nữa. Thế nên, tuy có hàng trăm kiểu cách cười, nhưng tựu chung, chúng chỉ bắt nguồn từ ba trạng thái:

“Khi cơ thể bị chọc nhột. Cơ thể có những điểm nhột (giggling spots) mà nếu bị chọc vào, người ta thường không thể nín cười. Tính năng này phát triển từ lúc đứa bé được khoảng hai mươi mốt ngày tuổi. Đây là cái cười tự nhiên, co rúm người lại và cười lên sằng sặc. Nhưng, những điểm nhạy cảm này, ta lại không thể tự mình cù nhột, vì tâm trí đã biết và chuẩn bị trước, không còn yếu tố bất ngờ, do đó, không thể tự chọc cười bằng cách này.

“Cười có chủ đích. Khi tâm trí chen vào thì dù chủ quan hay do thói quen, cái cười không còn vô tư, không còn tự nhiên nữa. Đây là loại cười khó ưa, đáng ghét nhất; chúng không những chẳng mang lại chút lợi ích tâm sinh lý nào, mà còn khiến người cười tăng ngã mạn, và làm đối tượng bị cười cảm thấy tổn thương. Thường thì loại cười này luôn là cười ngạo biếm người khác, nhưng vô hình chung, phơi bày hết tâm trí của mình ra.

“Cười phi tâm trí. Đối với người đã siêu việt được tâm trí, bậc giác giả thức ngộ, họ cười thỏa thích khi đối diện với sự lố bịch xuẩn ngốc của chính mình, hoặc của đời sống. Theo Vi Diệu Pháp, trạng thái này được gọi là Tiếu Sanh Tâm (Hasituppada). Đây là loại tâm đặc biệt chỉ có ở bậc A La Hán, còn được gọi là tâm cười không kèm theo tâm sở Hỷ hoặc Tham, nghĩa là không có tâm tạo nghiệp. Cũng theo Vi Diệu Pháp, nguyên nhân tạo ra cười là một thọ Hỷ. Tùy tâm tánh, mười ba loại tâm có thể làm người ta cười. Hạng phàm phu cười với một trong bốn loại tâm bắt nguồn từ căn Tham đồng phát sanh từ thọ Hỷ, hay một trong bốn loại tâm Thiện (Kusala Cittas) đồng phát sanh cùng thọ Hỷ. Chư vị Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai có thể cười với một trong hai loại tâm bất thiện không liên hợp với tà kiến, hoặc một trong bốn tâm Thiện. Chư A La Hán, Độc Giác Phật, có thể cười với bốn loại tâm Hành Đẹp (Duy Tác Tịnh Quang Tâm) hoặc Tiếu Sanh Tâm. Chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác cười với một trong hai tâm Hành Đẹp đồng phát sanh cùng Trí Tuệ và thọ Hỷ, hoặc với Tiếu Sinh Tâm, chỉ cười với chính mình.

“Trên đây là những góp nhặt chưa đầy đủ của người viết về chủ đề tiếng cười, mục đích để giới thiệu về tính trào phúng của Osho. Cũng như những bậc giác giả khác, Osho nhìn ra sự nghịch lý lố bịch của đời sống con người; tính đạo đức giả, tính phản thiên nhiên của truyền thống và hệ thống. Do đó, ông cố tình tạo ra những câu chuyện trào phúng, khôi hài, châm biếm, để làm nổi bật thực trạng, để làm nổ tung định kiến đã hằn sâu, dính chặt trong tâm thức người nghe. Qua các bài diễn thuyết của Osho, chắc bạn đọc đã xem qua những mẩu chuyện cười của ông. Không thể chối cãi được: ta dễ nhớ những chuyện này hơn là bài giảng chính. Đấy là mục đích của Osho.

“Rất nhiều người không thích Osho, theo thiển ý của người viết, do những chuyện khôi hài đen (black jokes) của ông. Có chuyện vừa tục tĩu, vừa đụng chạm vô tư đến tự ngã một cách tàn nhẫn, xâm phạm đến gia tài tâm lý mà mình đã cưu mang nuôi nấng hàng bao thế hệ, đụng đến truyền thống mà mình đã kính trọng qua bao nhiêu đời. Đôi khi mẩu chuyện tiếu lâm như mũi dao tàn bạo chọc sâu vào tự ái, hay như thau nước lạnh tạt thốc vào tâm trí vốn quen nghiêm trọng của mình. Và, cũng theo thiển ý, bực ghét ông là phản ứng, là thái độ tự nhiên, không có đúng sai trong đó. Nhưng, câu hỏi được đặt ra – tại sao? Osho muốn gây hấn hay muốn đưa ra thông điệp nào đó?

“Osho kể nhiều chuyện khôi hài, tựu chung nhắm vào một trong ba trường hợp:

“Làm cho không khí bớt căng thẳng, vô thưởng vô phạt. Ông rất khéo trên phương diện này. Hầu hết là ứng khẩu nói lên vài câu tiếu lâm, khiến thính chúng giảm bớt tính nghiêm trọng hoặc nhàm chán.

“Muốn đưa ra một ẩn dụ liên hệ đến đề mục ông đang nói về. Đôi khi, thay vì trả lời thẳng câu hỏi, ông lại kể một chuyện khôi hài có liên quan gián tiếp với điều người đó thắc mắc.

“Khi đụng đến thành kiến lâu đời, những khuôn mẫu xã hội trong đó chứa đựng sự đè nén phản lại tự nhiên; truyền thống mang tính đạo đức giả; hệ thống của giới thống trị sử dụng để lường gạt giai cấp bị trị… ông thường thẳng tay dùng khôi hài đen như là một cách phản bác.

“Người dịch, theo tôn chỉ đã minh định ở bài giới thiệu trong Pháp Cú Quyển Một, không bỏ sót bất kỳ điều gì tác giả viết ra. Nhưng, muốn chuyển ngữ trung thực ý nghĩa thâm thúy trong các câu chuyện khôi hài của Osho là việc làm gây nhiều khó khăn nếu không muốn nói là ngoài khả năng của dịch giả.

Kiến thức ông quá rộng, và ông thường dùng tiếng lóng, điển tích, ngữ nghĩa địa phương… trong câu chuyện có liên quan đến, thậm chí danh tính những nhân vật trong chuyện kể, đều có mục đích chứ không tình cờ, thí dụ như Mulla Nasruddin. Đôi khi ông còn bảo người nghe nên thiền quán về câu chuyện khôi hài ông đã kể.

“Xin trích một đoạn trong “Vedanta – Bảy Bước Đưa Đến Đại Định” của Osho, nói về nhân vật Mulla Nasruddin thường được ông dùng trong các mẫu chuyện châm biếm.

“Mulla Nasruddin là một nhân vật trong những giai thoại cổ xưa nhất của đạo Sufi, ông đại diện điển hình cho những gì tôi nói hôm nay: thế gian chỉ là trò ảo hóa. Ông là một người khôi hài đích thực, nếu có thể thâm nhập và hiểu được người này thì nhiều điều huyền bí sẽ hiển lộ cho bạn thấy.

Mulla Nasruddin cho thấy thế gian này là một tuồng hài chứ không phải vở bi kịch, và là nơi nếu có thể học được cách cười đùa, bạn sẽ học được vạn pháp. Nếu cầu nguyện của mình không trở thành tiếng cười thâm thúy đến từ tất cả chủng tử trong bản thể, nếu nguyện cầu của mình buồn thảm, và nếu bạn không thể khôi hài với thần thánh của mình, thì bạn không phải là người có chân đạo tâm.

Tín đồ Cơ Đốc, Do Thái, Hồi giáo quá nghiêm trọng với thánh linh của họ, nhưng Ấn Độ giáo thì không như thế, họ luôn hài hước về thánh thần của mình. Và đấy là cách chứng tỏ niềm tin của họ – vì nếu không thể khôi hài với vị thần của mình, mình chưa hoàn toàn tin tưởng vào ngài. Còn bạn lại cảm thấy đấng thiêng liêng của bạn bị lăng mạ qua tính trào phúng; nhưng đó là một ý nghĩ thiển cận, chỉ là niềm tin cạn cợt, không hiểu biết sâu sắc. Tín đồ Ấn giáo nói rằng sự tin cậy mạnh mẽ đến độ họ có thể cười cợt mà không sợ bị lung lay gãy vỡ.

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, một trong những đại môn đồ tuyệt luân của Phật, thường bảo đệ tử, “Khi nói đến Phật là phải rửa miệng ngay lập tức, vì cái tên này rất nguy hiểm và làm cho miệng bất tịnh.” Một tu sĩ Phật giáo khác, đại sư Bokujo (phiên âm đúng là Bokushu – Mục Châu Đạo Minh) dạy môn đệ của mình, “Nếu Phật Cồ Đàm xuất hiện trong lúc thiền định thì phải giết ngay tức thời, vì một khi bước vào, ông ấy sẽ bám dính và ngươi khó mà ở yên được.”
Đây là những đại môn đồ vô cùng yêu mến đức Phật, nhưng họ có thể cười khôi hài về ngài. Tại sao? Vì tình yêu quá thâm thiết, quá gần gũi đến độ không phải lo ngại có điều gì sai trái nữa. Nhưng đối với tín hữu Cơ Đốc thì lại luôn sợ sệt, làm như thế là phỉ báng. Do đó họ không dám có bất kỳ thái độ trào lộng nào, và nếu không thể hành xử một cách trào phúng, không thể cười với chính mình, với thần linh, thì bạn là người bị bệnh, người không có mặt tại nhà, và thần thánh của bạn là điều gì đó gây ra sợ hãi.

Anh ngữ có tập hợp từ ‘sợ Thượng đế (God-fearing)’ dành cho người theo tôn giáo. Nhưng, người ‘sợ Thượng đế’ không bao giờ là người có đạo tâm được, vì nếu sợ Thượng đế, bạn không thể yêu ngài. Yêu và sợ không thể cộng sinh. Với sợ hãi, ganh ghét có mặt, sân hận có mặt, thì không phải tình yêu; với sợ hãi bạn có thể quì lạy nhưng không thể qui phục, với sợ hãi chỉ có liên hệ giữa người nô lệ và chủ nhân ông chứ không có tương giao của tình yêu thương. Tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, có quan điểm hoàn toàn khác, họ nghĩ rằng vạn hữu là cuộc chơi của vũ trụ, và bạn là thành phần trong đó, nên có thể phiếm đùa thoải mái.

Người Sufi có tính rất khôi hài nên tạo ra Mulla Nasruddin. Và Mulla là nhân vật sống động, bạn có thể mặc tình gắn mọi thứ lên ông ấy – tôi làm chuyện đó. Vì cứ chế ra nhiều chuyện chung quanh ông, nên nếu ngày nào đó Mulla đối diện với tôi, chắc phải xảy ra rắc rối. Với tôi, Mulla là một nhân vật luôn luôn sống động trên nhiều phương diện biểu tượng – tiêu biểu sự ngu xuẩn của nhân loại. Nhưng ông biết được điều đó và cười với nó, và bất cứ khi nào ông hành động như một người ngu là lúc ông châm biếm bạn, biếm nhẽ con người nói chung.

Mulla có đủ tinh tế nên không trực tiếp đụng chạm thẳng đến bạn mà chỉ tự đánh vỡ chính mình; nhưng bạn có thể thâm nhập ông để nhìn ra thực tại. Đôi khi ngay cả những kinh điển thâm diệu cũng chưa thể đi sâu vào lòng người bằng chuyện khôi hài, vì nó chạm trực tiếp vào con tim, còn kinh sách chỉ chạm vào đầu óc, vào trí năng. Hốt nhiên có một năng lực nào đó bùng vỡ bên trong và trở thành nụ cười ý nhị hay tiếng cười sảng khoái của bạn.
Nasruddin chắc hẳn đã chứng đắc, hoặc đã là một nhân vật giác ngộ nên không cần chứng đắc. Tôi cứ dùng ông ấy làm phương tiện, chỉ để cho bạn có cảm tưởng rằng đối với tôi, tôn giáo không phải là nghiêm trọng. Thế nên tôi làm một việc cơ hồ như bất khả, là trộn hai thái cực đối nghịch Mulla Nasruddin lẫn với Mahavira. Trộn Mulla Nasruddin với Áo Nghĩa thư, vì Mulla sẽ mang hương vị ngọt ngào vào toàn thể vấn đề nghiêm trọng. Và không có gì trầm trọng, không có gì phải nghiêm trọng hết.

Đối với tôi, cười hết lòng là lễ hội vĩ đại nhất có thể xảy đến cho con người – cười xả láng, trở thành tiếng cười là đủ, không cần phải thiền định gì cả.”
“Cười và khôi hài không phải là chuyện lông bông phù phiếm, mà có thể trở thành dụng cụ sắc bén để nhìn xuyên qua cuộc sống. Dường như chỉ những nghệ sĩ hài mới là người vạch ra sự thật trong xã hội, chứ không phải các chính trị gia, giáo sĩ, hay thậm chí thầy cô giáo. Nếu có thể bước lùi lại một chút, có thể cho mình một thoáng không gian, ta sẽ nhận ra được sự lố bịch đến nghịch lý của mọi vấn đề; từ hốt ngộ đó, đời sống không còn bị nghiêm trọng, không còn là bi kịch nữa, mà trở thành màn hài kịch tràn đầy tiếng cười trào lộng.

“Trở lại câu hỏi về tính châm biếm của Osho, đương nhiên mỗi chúng ta đều có quan niệm riêng, thái độ riêng, cho từng trường hợp. Không ai có thể đại diện cho ai khác, và không ai khác có thể đại diện cho mình. Bắt đầu từ quyển ba, thay vì giải thích ở những chuyện khó hiểu, dịch giả xin ghi lại nguyên văn câu chuyện khôi hài, để đọc giả tùy duyên tìm ra ý nghĩa ẩn dụ thâm thúy của nó.

*

“Chân thành cám ơn bạn đọc. Mong được gặp lại.

Rất mong được bạn đọc rộng lượng châm chước, góp ý sửa sai những khiếm khuyết và yếu kém của người dịch. Xin đa tạ.

Om muni muni mahamuni shakyamuni svaha.

Trung Đạo Am, Conroe, Texas

Đầu Đông 2017
Nguyễn Diệu Thắng.”
.
Cần liên lạc với dịch giả, xin qua địa chỉ Email: nguyendieuthang@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 82)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 723)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 716)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 625)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1461)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1661)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1172)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1136)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1412)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1370)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12250)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18976)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9165)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8324)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 601)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 973)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1159)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22458)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13987)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19173)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7888)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8807)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8497)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11054)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30707)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20814)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25502)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19781)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18050)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19248)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24496)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31945)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34932)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,