TÔ ĐĂNG KHOA - Thơ về Thơ: Ở Đâu Một Ánh Mắt Để Có Ngôn Ngữ Xanh?

16 Tháng Chín 20199:23 SA(Xem: 3857)
TÔ ĐĂNG KHOA - Thơ về Thơ: Ở Đâu Một Ánh Mắt Để Có Ngôn Ngữ Xanh?

Đây tác phẩm thứ 12 của Nguyễn Thị Khánh Minh: Ngôn Ngữ Xanh. Độc giả trong những năm gần đây có lẽ không còn xa lạ gì với tên tuổi Nguyễn Thị Khánh Minh, người có sức sáng tạo rất sung mãn, gần như mỗi năm đều có một tác phẩm mới ra đời. Những tác phẩm gần đây của NTKM đã được độc giả đón tiếp rất nồng nhiệt như “Ký Ức của Bóng”, “Bóng Bay Gió Ơi”, “Lang Thang Nghìn Dặm”, và “Tản Văn Thi”.

km

Lần này trở lại với độc giả qua tác phẩm Ngôn Ngữ Xanh, chủ đề được NTKM chọn lại chính là Thi Ca, hay nói cách khác, Chủ đề của Ngôn Ngữ Xanh là: Thơ về Thơ.

 

Gói ghém trong tập Ngôn Ngữ Xanh này là cái nhìn và quan niệm (rất riêng tư) của NTKM về Thi Ca.  Chính cái nhìn và quan niệm thi ca này là nguồn sáng tạo cho các tác phẩm trước đây của NTKM, lần đầu tiên sẽ được KM bày tỏ cùng độc giả qua tác phẩm Ngôn Ngữ Xanh. Chính vì thế tập Ngôn Ngữ Xanh, mà thực chất là “Thơ về Thơ” không phải là một lối chơi chữ, vì suy cho cùng chủ đề cao tột nhất của Thi Ca chính là Thi Ca.  Khi tác giả sáng tác những bài Thơ về Thơ, đó chính là Thi Ca đang thực hiện việc “Phản Quan Tự Kỷ” (1), hay trong tiếng Anh gọi là “metapoetry” (2).  “Phản quan tự kỷ” hay “metapoetry” chính là hình thức tư duy cao tột nhất, nó xô đẩy tư tưởng đi hoang đến những ranh giới chưa từng được khám phá. Nó đòi hỏi một thái độ thích hợp, “với tâm trạng vừa an lòng vừa rụt rè mạo hiểm, vừa háo hức như lúc nào cũng ở điểm bắt đầu”:

Quan niệm sáng tác này được Khánh Minh trân trọng đặt vấn đề nơi đầu tác phẩm Ngôn Ngữ Xanh:

Khi tôi lắp ráp những cảm xúc, những mảnh ký ức, những giấc mơ của mình, tôi ngỡ ngàng, một mảng xanh buồn rực rỡ lạ lẫm phập phồng, mỏng đến nỗi chỉ cần một ánh mắt cời khêu, nó sẽ bật tung những ẩn giấu… hẳn là đường bung của sắc ánh pha lê con sóng đang vỡ hoa. Cảm xúc sóng đẩy tôi đi. Đang đi đến một nơi nào đó với tâm trạng vừa an lòng vừa rụt rè mạo hiểm. Vừa háo hức như lúc nào cũng ở điểm bắt đầu… Ở đâu một ánh mắt?

Để có Ngôn Ngữ Xanh.

Nguyên liệu chính cho một thi phẩm chính là những cảm xúc (bao gồm cả quá khứ, hiện tại, và tương lai) những mảng ký ức, và những giấc mơ của chính tác giả. Chúng được Khánh Minh cụ thể hóa như những mảng xanh buồn rực rỡ, lạ lẫm, phập phồng trên biển tiềm thức và vô thức chuyển động càng bao la. Những mảng xanh cảm xúc đó rất mỏng, mỏng đến nỗi chỉ cần một “một ánh mắt cời khêu”, mà bản chất chính là một sự chú tâm quan sát rõ nội tâm, thì sẽ “bật tung những ẩn giấu… hẳn là đường bung của sắc ánh pha lê con sóng đang vỡ hoa.”

Câu hỏi “Ở đâu một ánh mắt?” như bỏ lửng ngang chừng, nhưng đó chính là điều kiện cần thiết để làm “bật tung những ẩn giấu” trong tiềm thức và vô thức của người sáng tạo. Từ một “ánh mắt cời khêu” đó: những ý, những tứ, những con âm, con chữ, mới được phối trí, hòa âm, cho ngôn ngữ xanh tuôn tràn trên Thi Tập mà độc giả đang cầm trên tay. Và cũng trong chính sự đọc này, cũng rất cần, cần lắm “một ánh mắt cời khêu nữa” để mở toang cánh cửa tâm hồn độc giả cho những ký tự quy ước, chảy vào tiềm thức của chính độc giả, làm lay động những ký ức ngủ quên để tạo nên một sự thông cảm, như mối dây huyền nhiệm liên kết người-với-người.  Ôi chao huyền nhiệm thay: tác dụng của Ngôn Ngữ Xanh!

REPORT THIS AD

REPORT THIS AD

Nhưng mà “Ở đâu một ánh mắt? – -Để có ngôn ngữ xanh.” Câu hỏi thật sâu lắng, chứa chan niềm hy vọng, và cả vô vọng! Câu hỏi như đá tảng ngàn cân của sự cô đơn, kham nhẫn, và chờ đợi.

Thi Tập Ngôn Ngữ Xanh của NTKM, mà theo cảm nhận riêng của tôi là một tập Thơ về Thơ, khởi sự nhân duyên có lẽ từ câu hỏi đó: “Ở đâu một ánh mắt? – -Để có ngôn ngữ xanh.” Cấu trúc tập thơ gồm 3 phần: Phút Mong Manh Giữa Những Từ – Ký Ức Xanh – Ngôn Ngữ Xanh.

Trong phần 1, một câu hỏi lớn được Khánh Minh trích dẫn trong phút mong manh giữa những từ: “Why should poetry have to make sense?”  Câu hỏi này rất quan trọng vì nó phân định vai trò của ngôn ngữ Thi Ca nói riêng và ngôn ngữ sáng tạo nói chung.

Ngôn ngữ có hai chức năng chính: Chức năng sáng tạo và chức năng thực dụng quy ước. Trong đó chức năng quy ước đáp ứng nhu cầu giao tiếp thông tin hàng ngày. Mục tiêu của chức năng này của ngôn ngữ là sự chuẩn xác, minh bạch, rõ ràng, tránh hiểu lầm. Nó cần quy ước, văn phạm, logic.

Chức năng thực dụng (thuận theo quy ước đã được thiết lập trong ngôn ngữ) cần phải được phân biệt rõ ràng với một chức năng quan trọng khác của ngôn ngữ: chức năng sáng tạo. Chức năng sáng tạo nhắm tới khai phóng, “bật tung ẩn giấu”, phơi bày sự thật bị che kín. Trong tiếng Anh, động từ dành cho người sáng tạo khi họ cho ra đời một khái niệm hoàn toàn mới thì được gọi là “coin a new term” (in ra một thứ tiền tệ mới).

Chính vì thế, ngôn ngữ thực dụng quy ước, chỉ là sự sắp xếp cho có trật tự, những dấu hiệu, ký hiệu đã được thiết lập, đã được công nhận, cho nên chúng không có thẩm quyền gì trong lãnh vực sáng tạo: nó chỉ như là đồng bạc cũ trên tay một kẻ nghèo nàn. Trong khi đó kẻ sáng tạo là người tự cho ra đời một đồng tiền mới (coin a new term), và nếu như điều được sáng tạo ra là hoàn toàn mới, và phù hợp với thực tại, khái niệm mới đó sẽ được lưu hành trong ngôn ngữ hàng ngày (the new coin will be circulated).

Ngôn ngữ sáng tạo, vì thế khai phóng, giải thoát những cảm xúc, bị giam cầm trong tự thân, nó xua cảm xúc “bật tung những ẩn giấu… của sắc ánh pha lê con sóng đang vỡ hoa.”

Cảm xúc sóng” đẩy người sáng tạo “đi đến một nơi nào đó với tâm trạng vừa an lòng vừa rụt rè mạo hiểm. Vừa háo hức như lúc nào cũng ở điểm bắt đầu”.

Nhìn trên phương diện “bật tung những ẩn giấu” này, ngôn ngữ của sáng tạo như là “sự phơi bày cái mới” khi so sánh với ngôn ngữ thực dụng quy ước vì trong cách thức khi được sử dụng, ngôn ngữ sáng tạo không bao giờ chỉ là những “danh từ chung” mà ai ai cũng biết. Ngôn ngữ sáng tạo bao giờ cũng mang tính ẩn dụ: là cầu nối nhịp giữa “cái biết” và “cái chưa biết”, là “viên tướng tiên phong” của tri thức nhân loại.  Chính vì lẽ đó, ngôn ngữ sáng tạo không cần tuân thủ theo quy ước truyền thống, không cần phải “make sense”. Sự thành công của ngôn ngữ sáng tạo (a new coin) là: liệu nó có được chấp nhận và lưu hành (circulated) trong đời sống hàng ngày hay không? Khi được chấp nhận, lưu hành, ngôn ngữ sáng tạo sẽ trở thành một phần của ngôn ngữ quy ước.

Bước vào Ngôn Ngữ Xanh, là cùng tư duy với Khánh Minh, là cùng với Thi Ca xoay lại nhìn về Thi Ca, là “phản quan tự kỷ” làm “bật tung những ẩn giấu”. Nó đòi hỏi một “ánh mắt cời khêu”. Có thể trích ra đây một bài Thơ Về Thơ tiêu biểu trong tập Ngôn Ngữ Xanh này: Đó là bài có tựa đề chỉ có một chữ “Thơ”.

THƠ
1.
Nơi không gian thơ
Có thời gian cho lời đọng lại
Thầm thì đi. Bước chân đi mãi

Nơi bóng mát thơ
Khoảnh khắc chữ cho lời rơi xuống
Nghe lắng nghe. Quán tự tại yêu thương

Nơi lửa thơ
Những con chữ nhóm lời cháy đỏ
Thắp mặt trời cho những giấc mơ

Nơi biển thơ
Những con chữ bung lời nắng dậy
Đó là ban mai mỗi ngày được thấy

Bật lên triều xanh của lời
Chắp lên đôi cánh của lời
Bay xa bay xa. Trái tim của một người trao gửi

Bài thơ ngắn nhưng hàm súc cả triết lý về “metapoetry” của NTKM. Một bài thơ về thơ thật bình dị, dễ hiểu, nhưng sâu thẳm và rốt ráo. Nó cần lắm một “ánh mắt cời khêu” để:

Không gian, thời gian của Thi Ca được dàn ra vô biên vô tận cho những bước chân thầm thì đi mãi

Cho bóng mát Thi Ca rợp bóng Quán tự tại yêu thương
Cho lửa thơ thắp ánh
 mặt trời cho những giấc mơ
Cho biển thơ 
bung lời nắng dậy
Cho bay xa xa mãi, 
trái tim của một người trao gửi.

Ở đâu? Một ánh mắt—để có ngôn ngữ xanh???

Tô Đăng Khoa
08/08/2019

(1) Đời nhà Trần, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ được ngộ đạo. Cho nên vua Trần Thánh Tông gởi Thái tử Trần Khâm cho Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy đạo lý. Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Bạch Thượng Sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì?” Thượng Sĩ trả lời: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được.

(2) Metapoetry là một thuật ngữ chỉ định những bài thơ lấy Thi Ca là chủ đề của bài thơ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 10701)
Cần liên lạc với người đứng đầu nhóm “Bến Tâm Hồn,” nhà thơ, nhà báo Thiên Hà
21 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 12227)
liên lạc với nhà xuất bản, xin qua địa chỉ: buixuanquangparis@gmail.com.
06 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 11255)
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam đã ấn hành thi phẩm “Trinh Thiêng” -
29 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 12668)
Cơ sở Thư Ấn Quán, ở tiểu bang New Jersey, do nhà văn Trần Hoài Thư chủ trương, đã tái bản truyện dài “Đời Thủy Thủ” của tác giả Vũ Thất.
14 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 11847)
“Mùa yêu con,” thi phẩm mới của Trang Đài Glassy – Trần Nguyễn, đã được văn giới đón nhận nồng nhiệt
09 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 11137)
Tác giả cuốn "Quyên", giải B Cuộc thi tiểu thuyết lần 3 (2006-2009) của Hội Nhà văn,
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 12193)
Độc giả trước 1975, nhất là những ai đọc về Thiền đều biết đến “Góp Nhặt Cát Đá” của Thiền Sư Vô Trụ (Muju
23 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 11584)
Nhà văn Sâm Thương, một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt văn học, nghệ thuật của miền Nam
14 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 9871)
Nhà thơ Lưu Thái Dzo đã cho phát hành thi phẩm mới “Vòng bay cuối một loài chim,”
28 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 12031)
:Nhà xuất bản Trẻ đã cho tái bản tập bút ký “Nỗi Niềm U Minh Hạ” gồm 9 bút ký của nhà văn Võ Đắc Dan
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12286)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24519)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,