Ký, chân dung của những nhà bất đồng chính kiến của Đinh Quang Anh Thái

01 Tháng Mười 20199:31 SA(Xem: 4445)
Ký, chân dung của những nhà bất đồng chính kiến của Đinh Quang Anh Thái

Xưa nay, con người ta nói chung thường quan tâm đến cuộc sống của những người khác, đặc biệt là của những cá nhân nổi tiếng.

Cho nên trong báo chí, văn học, thể loại ký “chân dung nhân vật” hay “chuyện bếp núc”, “chuyện hậu trường”, đời tư nhân vật luôn luôn được ưa thích. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cuốn sách bán chạy hoặc được tìm đọc ở Việt Nam thuộc thể loại này, từ “Chân dung và đối thoại” của thần đồng thi sĩ Trần Đăng Khoa, đến “Những gương mặt”, “Cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài.

DinhQuangAnhThai-Sach

Vì vậy, có thể nói cuốn sách mới nhất của nhà báo Đinh Quang Anh Thái đã chọn đúng thể loại rất được độc giả, nhất là độc giả Việt Nam, ưa thích. Tất nhiên, khi tác giả là một gương mặt nổi tiếng trong giới truyền thông tiếng Việt hải ngoại, cuốn sách chẳng thể nào “được” cấp giấy phép xuất bản tại Việt Nam. Đổi lại, nó nhận thêm một điểm cộng, khi mà các nhân vật được khắc họa chân dung trong tập ký này là những con người rất đặc biệt: Họ nổi tiếng, nhưng là nổi tiếng trong một thế giới rất khác với đời sống thường nhật của đa số dân Việt Nam – cộng đồng những người bất đồng chính kiến hay nói đúng hơn, những người đấu tranh cho dân chủ, tự do ở Việt Nam.

Đó là một cộng đồng hoàn toàn không được nhà nước cộng sản Việt Nam thừa nhận – thì chẳng phải nhà nước này luôn nói rằng Việt Nam không có “cái gọi là bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm” đó sao? Tên tuổi, sự nghiệp, cuộc đời của những người đấu tranh cho dân chủ, tự do chẳng bao giờ được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc doanh, chỉ trừ trong các bài báo, các phóng sự truyền hình bêu riếu họ. Khi các “tác phẩm báo chí” ấy được đăng tải, phát sóng, luôn là khi chính quyền đang cần hạ nhục, làm mất uy tín người hoạt động dân chủ-nhân quyền, hoặc đang dọn đường dư luận cho các vụ đàn áp, bắt bớ và các phiên tòa xử tù họ.

Vậy nên phải nói rằng cuốn ký chân dung của nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực sự là của hiếm. Nó là một trong vài cuốn sách (có lẽ đếm hết trong một bàn tay) viết về những gương mặt đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Nó tập hợp các bài phỏng vấn và cảm nhận của tác giả về 5 nhân vật đối kháng rất nổi tiếng: nhà văn Dương Thu Hương, trung tướng Trần Độ, đại tá Phạm Quế Dương, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, và nhà báo Lê Phú Khải. Cũng cần nói rõ rằng, họ nổi tiếng trong cộng đồng đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam, nổi tiếng với dư luận quốc tế ủng hộ dân chủ; còn đối với nhà nước cộng sản Việt Nam, họ là kẻ thù, là “giặc” (như cách Dương Thu Hương tự gọi mình).

Nhiều cuộc phỏng vấn được Đinh Quang Anh Thái tiến hành qua điện thoại hoặc qua thư điện tử. Người đọc có thể thấy ngay rằng việc gặp gỡ, phỏng vấn nhưng gương mặt đối kháng chẳng dễ dàng chút nào; những cơ hội gặp trực tiếp, quan sát, trò chuyện và cảm nhận trực tiếp, hiếm vô cùng và nhìn chung là bất khả thi. Nói vậy để càng hiểu thêm sự quý hiếm và độ “độc” của cuốn sách khi chọn đúng thể loại phỏng vấn, khắc họa chân dung nhân vật như thế này.

Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ để coi cuốn sách là một thành công của nhà báo Đinh Quang Anh Thái.

Dày dặn kỹ thuật

Một điểm cộng nữa dành cho cuốn sách là ở kỹ thuật viết hay là kỹ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả. Các cuốn “bút ký” tương tự của một số không ít nhà văn, nhà báo Việt Nam có lối say mê đánh bóng câu chữ và dùng thật nhiều tính từ để mô tả nhân vật (thường là theo hướng khen ngợi, đánh giá cao, tô hồng). Nhưng tác phẩm của Đinh Quang Anh Thái không thế. Ông hoàn toàn đứng ở vai trò một nhà báo phỏng vấn nhân vật, và để cho những phát ngôn, những câu trả lời, những hành động của nhân vật nói lên tất cả về họ. Tác giả rất ít thể hiện sự đánh giá chủ quan của mình, hay ít nhất cũng không tạo cho người đọc cảm giác đang bị áp đặt suy nghĩ của tác giả.

Ví dụ, về nhà văn, “người đàn bà làm giặc” Dương Thu Hương, ông thuật lại vài chi tiết, như chuyện bà nói “chú đã cất công qua thăm, mọi chi phí ăn uống, tôi trả, nếu không đồng ý thì ‘chú cuốn gói về ngay, không phỏng vấn phỏng viếc gì hết’”, hoặc bà đề nghị mua đền ông một chiếc áo thay cái áo khoác da bị dính sơn, “chứ ai đời để chú bị hư chiếc áo đẹp”. Ông chỉ kể lại và dừng ở đó thôi, không bình phẩm gì thêm, để người đọc tự ngẫm nghĩ nếu thấy ấn tượng. Đúng nguyên tắc “không miêu tả, mà chỉ cho xem”.

Lối viết khách quan đó có thể không mới đối với giới cầm bút phương Tây và độc giả ở phương Tây. Nhưng với người viết và người đọc Việt Nam thì nó là kiểu viết mà phải là người dày dặn kỹ thuật mới thực hiện được – nghĩa là mới kiềm chế mình khỏi việc đánh bóng câu chữ, sử dụng thật nhiều tính từ để miêu tả và áp đặt lên độc giả sự hình dung của mình về nhân vật.

Ông chỉ có một lần nêu suy nghĩ cá nhân về trung tướng Trần Độ: “Với người viết bài này, Trần Độ là người trung thực và can đảm. Trung thực, vì dám đeo đuổi điều ông cho là đúng. Lúc tin Cộng Sản đúng, ông theo Cộng Sản. Can đảm, vì lúc nhận ra Cộng Sản không có khả năng xây dựng đất nước và độc tài, ông dám chống lại chế độ trong lúc đang được hưởng nhiều quyền lợi”.

Những mảnh lịch sử

Lồng trong những phỏng vấn nhân vật hay những dòng nhân vật viết, là những mẩu chuyện lịch sử – lịch sử cuộc đời mỗi con người tranh đấu, lịch sử chính trị, và lịch sử phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử” (thơ Evtushenko, Bằng Việt dịch). Huống chi lại còn là người đấu tranh dân chủ – những người mà chắc chắn cuộc sống đầy bất trắc, biến động, khác biệt với thông lệ, và lại chẳng bao giờ được báo chí “chính thống” nói đến dù ở chừng mực nào đó, họ là những nhân vật của cộng đồng.

Đọc những gì Đinh Quang Anh Thái ghi lại từ nhân vật, ta hiểu những biến động chính trị ở Liên Xô có tác động lớn như thế nào đến bộ máy công an trị ở Việt Nam. Bà Dương Thu Hương kể: “Khi đảo chính (ở Liên Xô năm 1991) xảy ra, thái độ của những người hỏi cung tôi hoàn toàn khác. Trước đó, họ nói thẳng thừng và độc ác rằng, tôi sẽ bị nghiền nát như tương ớt. Tức là lúc đó họ tin là chế độ cộng sản Liên Xô sẽ được tái lập. Thế nhưng chỉ ba ngày sau thôi, cuộc đảo chính muốn lập lại chế độ cộng sản bị thất bại. (…) thái độ của nhóm hỏi cung tôi hoàn toàn thay đổi, mặt của họ hoàn toàn tái nhợt hẳn đi”.

Qua lời kể của Dương Thu Hương mà Đinh Quang Anh Thái ghi lại, ta biết được nhà lãnh đạo vốn hay được ca tụng như “kiến trúc sư của Đổi Mới” – Nguyễn Văn Linh – thật ra đã từng cay cú nữ nhà văn bất đồng chính kiến đến mức gọi bà là “con đĩ chống đảng”. Trước đó, ông cán bộ lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản này đã gạ tặng nhà cho Dương Thu Hương, nhưng bà từ chối.

Ta biết được Lê Phú Khải “không bị trôi vào mông muội để tham dự cuộc “lên đồng tập thể” của giới trí thức trong phong trào thiên tả lan rộng tại Âu Châu và ngay cả tại Mỹ thời thập niên 50. Tầng lớp có học Tây Phương thời bấy giờ tự hào “phàm là trí thức thì phải thiên tả.” Điển hình là hai triết gia Jean Paul Satre người Pháp, Bertrand Russel người Anh và nữ tài tử Mỹ Jane Fonda. Phong trào thiên tả ngưỡng vọng nhiều tay lãnh tụ Cộng Sản trên thế giới và xem Liên Xô là “cái nôi” cuộc cách mạng xã hội của loài người”.

Ngoài những chi tiết lịch sử, độc giả cũng được hiểu thêm về tư tưởng hay đơn giản là những suy nghĩ riêng, độc đáo của các nhà bất đồng chính kiến như tiến sĩ Hà Sĩ Phu:

Chủ nghĩa Cộng sản ngự trị được ở Việt Nam là do ký sinh vào Chủ nghĩa Yêu nước, hút sinh lực từ lòng yêu nước của nhân dân. (…) Ngày càng rõ rằng chủ nghĩa ấy đã vào bằng đường nào sẽ phải ra bằng đường ấy: đã mượn đường giành độc lập để vào thì sẽ bị trào lưu giành độc lập bảo vệ dân tộc trục xuất, ‘tiễn đưa’ ra”. (…) Hoặc là dân Việt Nam sẽ có cả độc lập và dân chủ trong sáng hoặc là mất trắng cả hai”.

Hay là như nhà văn “làm giặc” Dương Thu Hương đã thẳng thắn: “Tôi nghĩ rằng chế độ cũng chẳng tử tế gì với tôi; và tôi cũng chẳng tử tế gì với họ. Cả hai bên đều tìm mọi cách để tiêu diệt lẫn nhau. Tôi cho đó là sự sòng phẳng, không có lôi thôi gì hết”.


* * *

Độc giả, nếu là người có quan tâm đến chính trị và mong muốn một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam, sẽ có thể tìm thấy trong cuốn sách của Đinh Quang Anh Thái đây đó những tư tưởng, những quan điểm của các nhà bất đồng chính kiến, có thể rất có giá trị để cho độc giả có thêm góc nhìn về chính trị Việt Nam và khả năng thay đổi. Mà nếu đã chọn đọc cuốn sách này thì hẳn độc giả phải là người như vậy rồi.

Trong trường hợp quan tâm đến chính trị Việt Nam nhưng chỉ muốn dừng ở đó mà không mong đi xa hơn để nghiên cứu hay hành động, thì ít nhất độc giả cũng có thể thấy trong cuốn sách này một phần cuộc đời và tính cách của những gương mặt đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam. Ở khía cạnh đó, cuốn sách vẫn hữu ích như thường.

Và nếu một mai Việt Nam dân chủ hóa, cuốn sách này được xuất bản và lưu hành bình thường trong nước, ta có thể tin rằng nó cũng sẽ thuộc hàng sách bán chạy, trước hết là nhờ đề tài của nó: chân dung nhân vật đối kháng.

Hãy liên hệ (inbox) với chúng tôi để sở hữu cuốn sách này. Giá 200.000₫ free ship toàn quốc.

#NhaxuatbanTuDo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 202010:48 SA(Xem: 2992)
Tập thơ 100 trang, 12.5cm x 21.5cm. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2020. Liên hệ tác giả: thotranhavi@gmail.com
10 Tháng Mười Hai 20202:36 CH(Xem: 5865)
Văn Học Press liên kết với Culture Art Education Exchange Resource xuất bản, tháng 12 năm 2020
24 Tháng Mười Một 20201:46 CH(Xem: 2943)
Nhà văn sinh tại Đà Nẵng, lớn lên ở Đà Lạt, Sài Gòn. Bắt đầu viết từ năm 1991.
12 Tháng Mười Một 20209:42 SA(Xem: 3051)
Hy vọng tác phẩm nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc gần xa!
02 Tháng Mười Một 202010:38 SA(Xem: 3483)
Xin chúc mừng 50 năm Nguyễn Lương Vỵ làm thơ.
16 Tháng Chín 202010:33 SA(Xem: 4174)
Đặc sắc nhất của bút pháp này được thể hiện qua phần du ký.
26 Tháng Tám 20209:48 SA(Xem: 3927)
58 bài thơ song thất lục bát với phong cách mới và lạ của Vương Ngọc Minh
26 Tháng Bảy 20204:59 CH(Xem: 3724)
Bãi sậy nằm bên chân một chiếc cầu đang xây cất ở một tỉnh lẻ.
14 Tháng Bảy 20208:49 SA(Xem: 4103)
Độc giả yêu thích văn chương nên tự đặt mua cho mình một cuốn “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” để thưởng lãm.
16 Tháng Năm 20203:09 CH(Xem: 3899)
Họ là những nhà văn sống và viết vào nửa sau thế kỷ XX, có người sống sang thế kỷ XXI và vẫn đang tiếp tục viết, có người đã qua đời.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7906)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,