TRỊNH Y THƯ - Gặp gỡ với định mệnh

16 Tháng Năm 20203:09 CH(Xem: 3769)
TRỊNH Y THƯ - Gặp gỡ với định mệnh

Trân trọng giới thiệu: Gặp gỡ với định mệnh

Tuyển văn dịch

FRANZ KAFKA
GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ
PHILIP ROTH
MILAN KUNDERA
SALMAN RUSHDIE
ORHAN PAMUK
KURT VONNEGUT
IRIS MURDOCH
WOLE SOYINKA
HERTA MÜLLER
ROBERTO BOLAÑO
BANANA YOSHIMOTO

Người dịch: Trịnh Y Thư
Thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh
222 trang, giá bán: $18.00


Tìm mua trên:

BARNES & NOBLE
https://www.barnesandnoble.com
Search Keywords: Gap go voi dinh menh
Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/books/1137030755?ean=9781078799065


trinh-y-thu

Thay lời tựa

Cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay là một tuyển tập văn dịch – gồm 12 tác giả thuộc nhiều
quốc tịch khác nhau – và có lẽ chỉ được xem là một cố gắng khiêm tốn, mang tính cách tìm tòi
học hỏi của một kẻ đam mê chữ nghĩa nhiều hơn là một công trình nghiên cứu hàn lâm nghiêm
túc.

Có hai vấn đề khi thực hiện một tuyển tập như vậy.

Thứ nhất, những tác giả tôi chọn dịch trong sách là hoàn toàn theo thiên kiến chủ quan; đó là
những tác giả tôi yêu thích xưa nay. Dĩ nhiên, thích mới dịch. Nhưng không phải ai cũng đồng
quan điểm và sở thích với tôi, không phải ai cũng ưa thích những tác giả tôi chọn dịch.

Thứ hai, trong phạm vi hạn hẹp của một cuốn sách mỏng, bạn chỉ có thể tiếp cận một phần trăm,
thậm chí đôi khi một phần ngàn tổng thể trước tác văn chương của tác giả được giới thiệu. Như
vậy có công bằng với tác giả không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Một bản dịch sơ sài vài ngàn
chữ một truyện ngắn, một trích đoạn tiểu thuyết, một bài tiểu luận… trong khi toàn bộ tác phẩm
của họ là một kho tàng văn học quý giá cả mấy chục đầu sách, cuốn nào cũng có thể xem là một
kiệt tác văn chương (như trường hợp Gabriel García Márquez, Milan Kundera, Philip Roth…)

thì làm sao có thể gọi là công bằng được. Giống như giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam mà tôi
dọn ra cỗ bàn duy nhất món nem rán! Món nem rán của tôi dù ăn ngon miệng cách mấy cũng
không thể nói lên trọn vẹn cái siêu tuyệt của thức ăn Việt Nam nói chung. Bởi thế, xin bạn, nhất
là các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu văn học nước ngoài, hãy xem cuốn sách này là món nem rán
ăn khai vị để từ đó cất công tìm hiểu sâu thêm và biết đâu sẽ có lúc chúng ta gặp lại nhau trên
những nẻo đường văn chương, vốn muôn đời là con đường vô hạn định, xuyên vũ trụ, không bao
giờ đến đích.

Hầu hết các tác giả tôi tuyển dịch trong tuyển tập là đồng thời với chúng ta, mặc dù ít ai còn trẻ.

Họ là những nhà văn sống và viết vào nửa sau thế kỷ XX, có người sống sang thế kỷ XXI và vẫn
đang tiếp tục viết, có người đã qua đời.

Đây lại là một chọn lựa chủ quan khác.

Chủ quan bởi tôi muốn tìm hiểu các nhà văn này tư duy gì trên trang viết của họ, những nhà văn
sinh sống cùng thời với tôi, cùng bối cảnh lịch sử, cùng môi trường, cùng chia sẻ những vấn đề
nhân sinh, và đôi khi cùng khí hậu văn hóa.

Thêm một lý do khác, quan hệ không kém đối với tôi, đó là phong cách văn học của các nhà văn,
mà phần nhiều nghiêng về xu hướng phi thực. Điểm chung khiến tôi đặc biệt chú ý là, tuy văn
chương họ không hẳn miêu thuật đời sống thực tại, nhưng nó không tách rời thực tại. Họ không
phải người viết truyện huyễn tưởng hay viễn tưởng. Họ làm văn, mà đã làm văn thì phải bám sát
đời sống con người, xem bản ngã và đời sống con người là những đối tượng chính yếu của văn
chương.

Phi thực nhưng không tách rời đời sống, điều này không dễ viết cho hay, nhưng ở những ngòi
bút bậc thầy, cái phi thực lại có sức thuyết phục hơn cái hiện thực tả chân, vốn chỉ miêu thuật
hay minh họa đời sống theo những giác quan cố định, không cho phép thần trí tưởng tượng bay
bổng lên cao. Văn chương chỉ có thể gọi là nghệ thuật nếu nó đưa người đọc vào một chiều kích
nơi óc tưởng tượng có cơ hội bung nở, mở ra những suy tưởng phi giới hạn. Nếu không nó chỉ là
mớ chữ tuyên truyền cho một chủ thuyết, một quan điểm, một luận đề. Vô hồn, chán ngắt. Trích
đoạn tiểu thuyết Tôi là cái thây ma của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, hoặc truyện ngắn
william burns của nhà văn Chile Roberto Bolaño đều có thể xem là những thí dụ điển hình.

Tôi cũng đặc biệt yêu thích nhà văn Colombia Gabriel García Márquez. Vì thế, mặc dù đã có khá
nhiều bản dịch tác phẩm ông sang tiếng Việt, tôi vẫn tìm cách đưa vào sách một truyện ngắn tiêu
biểu cho văn phong của ông. Ông chính là đại diện cho xu hướng Hiện thực Huyền ảo, vốn làm
mưa làm gió trên văn đàn thế giới cả mấy chục năm qua. Những nhà văn khác như Salman
Rushdie, Philip Roth, Kurt Vonnegut, Milan Kundera… đều ít nhiều sáng tác dưới luồng sáng
của xu hướng văn học này.

Và gần như tất cả đều chịu ảnh hưởng của Franz Kafka.

Đó là lý do vì sao tôi không thể bỏ quên Kafka, mặc dù ông là một tác giả không đồng thời với
chúng ta. Sinh sống và sáng tác cách đây cả trăm năm, số lượng trước tác không nhiều, phải nói
là cực kỳ ít ỏi, nhưng Kafka đã là bảng chỉ đường cho rất nhiều nhà văn quốc tế suốt thế kỷ XX.
Cuốn sách Márquez đọc khi mới trưởng thành, dọn đường cho một văn nghiệp lừng lẫy, chính là
cuốn Hóa thân của Kafka. Nhà văn Mỹ Philip Roth thì viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề The
Breast (Cái vú) nhái theo cuốn Hóa thân. Một nhà văn khác, Milan Kundera, cũng có mặt trong
tuyển tập, không bao giờ tiếc lời ca ngợi Kafka, xem ông như một nhà văn khai phóng đặt nền
tảng cho tiểu thuyết hiện đại.

Riêng với Kundera, tôi có một ngoại lệ. Những nhà văn khác, tôi dịch truyện – truyện ngắn hoặc
trích đoạn tiểu thuyết – nhưng với Kundera, tôi chọn những trích đoạn mà tôi tâm đắc từ cuốn
tiểu luận Bức màn của ông. Điều này dễ hiểu. Kundera là nhà viết tiểu luận xuất sắc bên cạnh
cương vị một tiểu thuyết gia hàng đầu. Tiểu thuyết Kundera đã được dịch sang tiếng Việt khá
nhiều trong suốt thời gian hơn hai mươi năm qua. Tiểu thuyết ông không dễ đọc và hay bị hiểu
sai dưới lăng kính chính trị, do đó, ước mong của tôi khi dịch những tiểu luận văn học này là
giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về một tác giả quan trọng của văn chương thế giới
đương đại. Tiểu luận của Kundera không nặng tính hàn lâm, không bám dựa mông lung quá
nhiều vào lý thuyết văn học; nó là những điều tâm huyết về văn chương, nghệ thuật, lịch sử và
nhân sinh ông nói thẳng từ lòng mình, lại có nhiều chi tiết lịch sử, văn học thú vị, nên dễ lĩnh hội
và hữu ích.

Bên cạnh các tác giả vừa kể trên, tôi cũng đưa vào tuyển tập đôi ba tác giả ít được nhắc đến trong
văn chương Việt, như Iris Murdoch, Woly Soyinka, Herta Müller. Họ đều là những tác giả không

tầm thường, rất xứng đáng để tìm hiểu thêm. Và sau cùng, hai tác giả với hai đoản văn “nhẹ
nhàng,” “dễ thương,” Kurt Vonnegut và Banana Yoshimoto, mà tôi thấy rất thú vị khi dịch.

Câu hỏi thường được đặt ra cho một tác phẩm dịch thuật văn học là: người dịch nên tuyệt đối
trung thành với văn bản nguyên tác, hay nên đặt trọng tâm vào yêu cầu tiếp nhận của ngôn ngữ
dịch? Ở cuốn sách này, cũng như các tác phẩm dịch khác đã xuất bản của tôi, tôi đều cố gắng đến
mức tối đa có thể kết hợp chặt chẽ cả hai xu hướng. Tôi không phủ nhận giá trị những dịch phẩm
nghiêm chỉnh tuân thủ từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phết trong nguyên tác, nhưng tính
Dionysian trong nghệ thuật bao giờ cũng hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn và tôi sẵn sàng hy sinh cái
chân lý tuyệt đối (đôi khi rất vô tích sự) để đổi lấy dăm ba nét linh diệu phù ảo của cái bất toàn.

Tôn chỉ ấy tôi luôn luôn tuân thủ, và đã áp dụng vào cuốn sách rất mực đề huề.

Trịnh Y Thư
5/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 11086)
Tôi thích lắm câu thơ “tôi ăn mòn hoa lá tựa loài sâu” và, muốn được nói thêm:
16 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 11192)
tập truyện “Bàn tay nhỏ dưới mưa” của Trương Văn Dân tuy chỉ có 4 truyện, nhưng số lượng trang sách đã dầy trên 400 trang khổ 13x21 cm.
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 11743)
Sách do Diễn Đàn Thế Kỷ xuất bản tháng 12, 2011, giá 20 mỹ kim.
04 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 10513)
Pháp Âm, tạp chí phổ biến gíao lý căn bản của đạo Phật, số 72, đề ngày 1 tháng 1 năm 2012 đã phát hành.
28 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 11869)
Trang nhà dutule.com trân trọng gửi lời cảm ơn tới những người con của ca sĩ Duy Trác, qua tuyển tập “Duy Trác, Những Nụ Hồng Để lại.”
23 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 9473)
Tuyển tập thơ TRƯỚC SAU của thi sĩ Võ Chân Cửu, được NXB Thư Ấn Quán ấn hành, tháng 9 năm 2011
06 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 11885)
Nhà xuất bản Văn Mới vừa ấn hành tác phẩm “truyện dài Đi Mỹ” của nhà văn Trần Yên Hòa.
05 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14403)
Diễn Đàn Thế Kỷ vừa cho phát hành tiểu thuyết có tựa đề “Xe Lên Xe Xuống,” của tác giả Nguyễn Bình Phương
10 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 10665)
Nhà xuất bản Hoàng Thị Thủy đã cho tái bản tập truyện “Bức Họa Khỏa Thân,” gồm 19 truyện ngắn của nhà văn Phạm Thành Châ
20 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 13681)
Tạp chí Hợp Lưu số 115, đề tháng 8, 9 & 10 năm 2011, với tranh bìa “Chẳng gió nào thổi nữa” của Du Tử Lê,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18827)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,