HÀ NHẬT - Mấy kỷ niệm nhỏ với Quang Dũng

27 Tháng Tư 202210:57 SA(Xem: 3197)
HÀ NHẬT - Mấy kỷ niệm nhỏ với Quang Dũng
Lần đầu tiên tôi gặp anh Quang Dũng là tại nhà anh Nguyễn Bính, cũng là trụ sở Báo Trăm Hoa. Năm ấy, tôi đang là cậu học trò từ tỉnh nhỏ ra Hà Nội, đang học lớp đệ nhị (chắc bằng lớp 11 bây giờ).

blank
Nhà thơ Quang Dũng (1921 – 1988)

Gặp Quang Dũng, tôi rất xúc động và tự hào. Lẽ thứ nhất, anh là nhà thơ của những bài thơ mà tôi từng được đọc và rất yêu: Mắt Người Sơn Tây, đặc biệt là bài thơ Tây Tiến, hình như ai đọc cũng thích nhưng lại cứ mạnh miệng chê bai là tiểu tư sản, anh hùng cá nhân… Lẽ thứ hai là dáng dấp anh thật đúng với hình ảnh mà tôi từng mường tượng về nhà thơ: một tráng sĩ, anh hùng mà hào hoa, một chàng trai Hà Nội, như mấy câu thơ Chính Hữu:

Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

Thật ra, Quang Dũng quê Sơn Tây, cũng như Chính Hữu quê xứ Nghệ.

Tôi thấy mình thật hạnh phúc. Rồi sau này, tôi còn gặp Quang Dũng nhiều lần nữa ở nhà anh Lê Đạt. Nhớ có một lần, sau khi tôi được in một bài thơ tình trên tờ tuần báo Văn, có mấy câu nói về tâm trạng một anh con trai đang yêu:

Không biết vì sao vô cớ mỉm cười

Nói chuyện cả với cầu thang gác

Quang Dũng nói đùa:

Cậu nhìn cái cầu thang gác thì muốn nói chuyện, tớ mà nhìn thì phải xem nó đã sắp mục chưa để xin về làm củi!

Lúc ấy tôi hơi ngạc nhiên, nhưng sau thì biết ra rằng anh đang rất nghèo, cái nghèo của một người trí thức nghèo giữa Hà Nội. Một hôm Phùng Quán còn nói với tôi rằng, những đêm lạnh, anh thường nhường chăn cho vợ con, còn tự mình chỉ đắp một cái paraverse (áo mưa)

Sau này tôi vào Sài Gòn, ít khi có dịp ra Hà Nội, chỉ thỉnh thoảng mới có người quen vào Sài Gòn để hỏi. Rồi tôi biết tin rằng anh Quang Dũng bị bệnh phải nằm một chỗ. Thương anh ấy quá, chưa được hưởng chút niềm vui nào.

Còn nhớ, hồi dạy cho học trò cấp 3, theo yêu cầu của sách, tôi phải đọc mấy câu thơ trong bài Tây Tiến nhằm chứng minh một thời mà thơ còn lệch lạc, xa rời cuộc sống chiến đấu, buồn rớt, mộng rớt, nhất là những câu như:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Giảng cho học trò, tôi không chỉ đọc hai câu ấy, mà còn đọc thêm nhiều câu nữa. Kết quả là học trò của tôi, không những không chê thơ Quang Dũng, mà còn khoái. Và chúng nó nhớ mãi. Sau này, nhiều đứa gặp tôi, vẫn còn khoái chí nhắc lại.

Rồi năm ấy, Phùng Quán vào Sài Gòn. Tôi hỏi Quán:

Lâu nay cậu có gặp anh Quang Dũng không?

Trước khi đi mấy ngày, tớ có đến nhà. Anh ấy bây giờ nằm một chỗ. Khi tớ mở cửa bước vào, nhìn thấy anh ấy nằm trên giường, tớ bèn đọc to lên:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Anh ấy tươi hẳn lên, chống hai tay, định ngồi hẳn dậy, nhưng lại đổ người xuống, tớ phải vội chạy lại đỡ.

Tôi rất xúc động, nghĩ là đến hè sang năm thế nào cũng phải đi Hà Nội và gặp Quang Dũng. Chưa đến hè sang năm thì đã có tin Quang Dũng từ trần. Buồn quá.

Thế rồi một chuyện bất ngờ: Gần cuối năm học đó, tự nhiên Nhà xuất bản Giáo dục bỗng phát hành một tập sách mỏng, gọi là phụ lục cho sách giáo khoa Văn học lớp 12! Trong tập sách này có đến cả hơn chục tác phẩm chưa bao giờ được đưa vào nhà trường! Mừng quá, bắt đầu “tan sương trước ngõ vén mây giữa trời” rồi đây!

Rất nhanh nhạy , một nhà sách ở Sài Gòn quyết ra ngay một tập sách bình luận, bình giảng về những tác phẩm mới ấy. Và để cho quyển sách mau được ra, họ bảo chúng tôi lập một nhóm ba người chia nhau mà viết. Tôi tuyên bố ngay:

Bây giờ thế này: ai thích bài nào thì cứ chọn đi, bài nào không thích thì để lại cho tớ. Chỉ riêng ba bài này thì phải dành riêng cho tớ: Tây tiến, Đây Thôn Vĩ Dạ, Tương Tư. Tất cả đều vì những những ràng buộc tình nghĩa mà tôi phải trả.

Trong những bài tôi chọn, không phải bài nào tôi cũng viết thành công, có bài tôi chỉ đạt ở mức trên trung bình. Riêng với bài về Tây Tiến thì tôi viết cứ như đang ngồi đồng, viết như đang nhìn thấy Quang Dũng trước mặt để trả món nợ tình cảm lớn lao đối với anh.

May quá , bài viết thành công. Bạn bè và học trò tôi đều thích.

Tôi nhớ như in mấy câu này:

Có một thời người ta cho những câu thơ “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá dữ oai hùm” là tiểu tư sản, là anh hùng cá nhân. Anh hùng thì có, nhưng cá nhân thì không. Bởi cái anh hùng ấy vô tư lắm, đẹp lắm!

Đọc và bình những câu thơ như thế này thì hạnh phúc nào bằng:

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Rồi:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm

Đúng là người lính chiến một thời, và đúng là người lính chiến ra đi từ Hà Nội, những chàng trai Hà Nội, ngang tàng mà hào hoa, dũng mãnh mà đa tình!

Rồi những câu thơ có vẻ buồn mà rất đẹp:

Tây tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Nghe oai hùng như những tráng sĩ Kinh Kha sang Tần, quyết một đi, không hẹn ngày trở lại.

Rồi đã đọc Tây tiến thì không thể không đọc Mắt Người Sơn Tây. Vẫn đầy hồn Quang Dũng:

Em ở Thành Sơn chạy giặc về

Tôi từ chinh chiến cũng ra đi

Xa cách bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Hai người con của Sơn Tây vì loạn lạc mà cùng xa Sơn Tây, gặp nhau ở một nơi “không thấy bóng Ba Vì” thì còn gì buồn bằng, còn gì đau bằng!

Bài bình giảng của tôi về Tây Tiến không chỉ được in vào tập sách này, tôi còn đưa vào nhiều nơi nữa. Có lẽ trong đời dạy văn của mình, từ phổ thông lên đại học, chưa có bài bình giảng nào mà tôi thích thú và tự hào như bài này.

Có lẽ vì thế mà khi kênh HTV 9 của Sài Gòn mở ra chương trình Bình thơ, chính từ bài này mà họ tìm đến tôi, mời tôi lên phòng thu của họ.

Còn việc này nữa. Khi tôi tham gia viết quyển sách giáo khoa Làm văn lớp 12, ở phần phụ lục là phần mà các tác giả sách phải chọn từ những tác phẩm của những tác giả đã thành danh và đã in trong những tác phẩm mà ai cũng biết, thì tôi lại làm một việc mới: chọn ngay bài viết của tôi về Tây Tiến. Cũng hơi lo. Nhưng may mắn bất ngờ: nhóm duyệt, chủ biên duyệt, hội đồng duyệt, cả đến cái nơi duyệt cuối cùng của Bộ cũng duyệt!

Tôi cảm thấy nhẹ người: món nợ với anh Quang Dũng, tôi đã trả được!

Có một chuyện vui vui. Vào đúng năm 2000, tôi được gọi ra Hà Nội, tham gia việc chỉnh sách chuẩn bị cho việc thống nhất sách giáo khoa, để không còn có chuyện “đất nước đã thống nhất mà sách giáo khoa thì hai miền Bắc Nam.”

Chiều đó, rảnh rang, tôi lững thững đi bộ từ phố Trần Hưng Đạo qua phố Hàm Long để thăm một người bạn thân của anh Quang Dũng: nhà thơ Trần Lê Văn. Anh cũng từng là bạn thân của anh Nguyễn Bính, nên cũng có hơi thân với tôi từ năm 1956.

Lâu quá mới gặp nên thoạt đầu hơi ngờ ngợ nhưng rồi anh cũng nhận ra .

Có một chuyện mà ngay từ ngày đầu quen anh tôi đã biết. Ấy là, sau khi Hà Nội giải phóng, Trần Lê Văn về Hà Nội với người vợ dân tộc Thái của núi rừng Tây Bắc. Đúng là một bông hoa của núi rừng giữa cảnh Hà Nội phồn hoa.

Có một chuyện mà một anh bạn kể lại, nghe vừa buồn cười vừa thương. Ấy là sống ở Hà Nội, lương ba cọc ba đồng, vợ lại không quen tính toán, nhiều lúc anh Văn cũng cau có gắt gỏng (ai mà chả thế). Bởi vậy mà một hôm, trước mặt một người bạn chồng, có mặt cả anh Văn, vợ anh như ngậm ngùi than:

Không biết sao mà từ khi về Hà Nội anh Văn nhiều lúc cau có, có lúc còn mắng em, đâu còn như cái thời yêu nhau trên núi rừng Tây Bắc!

Anh Văn phì cười, bạn cũng phì cười. Bởi vậy lần này tôi cũng có ý gặp lại người con gái của Tây Bắc ngày xưa. Tôi hỏi:

– Chị đâu anh?

– À, hôm nay cô ấy theo mấy bà bạn hàng xóm đi lễ chùa.

Nghe thế tôi đã ngạc nhiên. Một lát sau thì anh Văn thông báo:

– Kia, nhà tôi về rồi.

Rồi anh giới thiệu:

– Này em, có chú Hà Nhật trong Sài Gòn ra ghé chơi…

Tôi đứng lên chào chị và ngạc nhiên vô cùng. Không còn là một cô gái của núi rừng Tây Bắc hoang sơ nữa. Đích thực trước mặt tôi là một phu nhân, một quý bà Hà Nội, dong dỏng, xinh đẹp quý phái trong tà áo dài nhung màu huyết dụ!

HÀ NHẬT – LƯƠNG DUY CÁN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Sáu 20226:34 CH(Xem: 2266)
Ông Tăng Duyệt say mê âm nhạc, tính tình hào hoa phong nhã, và thích giao du với giới ca sĩ, nhạc sĩ thời ấy.
04 Tháng Sáu 20222:37 CH(Xem: 2638)
Cõi nhạc của Cung Tiến đã là một cõi riêng. Kiếp sau của Cung Tiến vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng chắc chắn, ông đã có một nơi chốn vĩnh cữu trong trái tim của những người yêu nhạc Cung Tiến
24 Tháng Năm 20223:56 CH(Xem: 2690)
Ông sống với anh em bằng cả tấm lòng, không hề phân biệt lớn nhỏ, đã thành danh hay chưa.
18 Tháng Năm 20223:18 CH(Xem: 2331)
Tuy làm thơ từ năm 1947, nhưng phải đến thập niên 50, khi sống và học tập ở Paris thi ca Cung Trầm Tưởng mới hình thành đường nét với cá tính riêng biệt.
12 Tháng Năm 20223:47 CH(Xem: 2544)
Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may.
11 Tháng Năm 202210:40 SA(Xem: 2369)
Vấn đề mà bài viết này đặt ra không nhằm khuyến khích sự khó hiểu hay không thể hiểu
30 Tháng Tư 202210:56 SA(Xem: 2488)
Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian…
21 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 2140)
Không biết báo gì mà khiến người ta phải chen như thế, điều chưa từng có! Tôi cũng len vào, mua thử một tờ xem sao. Đó là tờ báo Nhân Văn số 1.
02 Tháng Hai 20229:46 SA(Xem: 3084)
Ngày 14-6-1975, tôi trình diện với tư cách sĩ quan biệt phái tại trường Tabert, sau khi đóng 10 ngày tiền ăn. Bây giờ nghĩ lại thấy cũng tức cười.
25 Tháng Giêng 20225:43 SA(Xem: 2822)
Đầu tháng 8-1954, sau khi ký hiệp định Genève vài tuần, tìm ra đến phố Nam Đồng Hà Nội, anh Cả đã gặp Me, có được một số tiền để về lo cho gia đình và nhắn Ba rời Thanh Hóa vào Miền Nam đoàn tụ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 612)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,