NGUYỄN THANH TÂM - Tại sao phải hiểu văn chương

11 Tháng Năm 202210:40 SA(Xem: 2084)
NGUYỄN THANH TÂM - Tại sao phải hiểu văn chương

Đôi khi, ta bắt gặp ai đó thốt lên rằng: Tôi không hiểu tác phẩm văn học ấy, tôi không hiểu họ viết gì… Đó là sự thực! Có một dòng văn chương thách thức sự hiểu của người đọc. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là: Có nhất thiết phải hiểu tác phẩm văn chương không?

Biết và hiểu là một tiến trình tâm lý, nhận thức của con người, nhằm hướng đến việc tri nhận, chiếm lĩnh, kiểm soát một đối tượng, một sự vật hiện tượng nào đó. Từ khi con người xuất hiện, kho tri thức của nhân loại luôn được bồi đắp bởi tiến trình khám phá, tiếp nhận và thông hiểu. Tuy nhiên, di sản của con người không chỉ có sự hiểu, mà còn có sự cảm biết, sự hình dung, hay những ấn tượng mơ hồ, những ám ảnh không tường minh. Lịch sử tinh thần nhân loại đã mở rộng, hay đúng hơn là đã được nhìn nhận một cách đầy đủ bởi sự tồn tại của vô thức, tiềm thức, của những gì không thể hiểu, không thể giải thích được hoặc rất khó để giải thích một cách tường tận, rành rẽ. Một trong những điều rất khó lí giải ấy chính là thế giới của văn chương nghệ thuật. Không cần phải nói đâu xa, ngay văn chương trong nước cũng có nhiều ca khiến sự đọc nản lòng. Những tiểu thuyết (Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già, Mình và họ, Kể xong rồi đi) hay thơ (Lam chướng, Từ chết sang trời biếc, Khách của trần gian, Buổi câu hờ hững) của Nguyễn Bình Phương, thơ Mai Văn Phấn (Hôm sau, bầu trời không mái che…), Trương Đăng Dung (Những kỷ niệm tưởng tượng, Em là nơi anh tị nạn) và những người khác như Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang Thiều, Lê Vĩnh Tài… chắc có lẽ đã gây ra khó khăn với một nhóm người đọc nào đó. Những người trẻ hơn như Nguyễn Thị Hải (Con cừu của Hoàng tử bé cổng ngõ của tôi, Một dòng tiểu sử của bạn tôi), Nguyễn Thị Thúy Hạnh (Di chữ), Pháp Hoan (Lịch mùa), Đinh Phương (Nhụy khúc), Nguyễn Hải Nhật Huy (Tôi ngồi đây chờ cơn bão đến), Maik Cây (Wittgenstein của thiên đường đen)… cũng đang tạo nên những thách thức đối với cộng đồng đọc. Tôi không hiểu được, lỗi tại ai? Tại sao lại viết rắc rối, khó hiểu như thế? Đó có lẽ là những băn khoăn của người đọc khi đứng trước những trường hợp khó như đã nêu. Câu chuyện ở đây lại quay về với bản chất thực sự của văn chương nghệ thuật. Văn chương nghệ thuật là thế giới tinh thần của cá nhân, là sự chuyển hoạt một cách tối đa nhất năng lượng tinh thần, tưởng tượng và cảm quan đời sống, nghệ thuật của một con người. Mà, như triết gia ngôn ngữ - phân tích L. Wittgenstein (người Áo) đã nói, con người là khác nhau. Bởi thế, đòi hỏi thông hiểu hay thấu triệt toàn diện một cá nhân là ảo tưởng. Bản thân con người tự nó khác biệt, do đó chúng ta chỉ có thể hi vọng hiểu được phần nào, cảm nhận được chút gì từ những hình thức mà họ thể hiện (trong đó có văn chương nghệ thuật). Thế giới, đời sống là vô biên, nhưng chúng ta lại đầy giới hạn. Sự hiểu là một giới hạn khiến con người lao khổ, nhọc nhằn từ bao đời nay. Vượt lên trên sự hiểu, cảm biết - trực giác - vô thức… là sự cứu rỗi cho tinh thần con người. Văn chương nghệ thuật nương tựa vào cái phần mơ hồ, khác biệt, bất khả tường minh ấy mà tồn tại, mà tạo ra lịch sử của mình. Nếu ai đó đã đọc tiểu thuyết và thơ Nguyễn Bình Phương, cứ cho rằng họ không hiểu, nhưng chắc hẳn, họ đã cảm nhận được những “âm u sâu xa”, những huyền bí mơ hồ, những dị nghịch lạ kỳ, những phi lý ngẫu nhiên trong thế giới ấy. Thế rồi, có đôi chỗ người đọc gai gợn vì sợ hãi, vì cảm nhận được những hoang mang điêu linh, những chuyển dịch hoang đường mà chân thực, những tiên cảm xa lạ nhưng đâu đó đã xuất hiện trong cõi vô thức của con người. Vậy thì, nào đã cần gì hiểu! Hãy để cho trí tưởng tượng bay bổng và cảm nhận từng con chữ, từng cấu trúc, từng nhịp điệu, từng hình tượng đang trình ra dưới mắt ta đời sống của nó. Cũng như vậy, nếu cứ chăm chăm để xem Mai Văn Phấn, Trương Đăng Dung, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Hải… viết gì trong thơ, hi vọng những bài thơ du dương, vần điệu, tỏ tường và tràn đầy xúc cảm, e rằng người đọc sẽ thất vọng. Đinh Phương với Những đứa con của Chúa trời, Nhụy khúc, Đợi đến lượt… quả thực đã dẫn người đọc vào mê cung của cảm giác bằng “lối viết sương mù”. Có nhà văn nọ hễ gặp tôi khi nói về Đinh Phương lại hỏi: hãy tóm tắt lại tác phẩm của Đinh Phương? Tôi đồ rằng, như một văn hào đã nói, nếu phải tóm tắt nó, thì đành phải viết nó ra lần nữa vậy. Người đọc bị rơi vào thế giới mơ hồ, huyền hoặc, u minh và nhạt nhòa, dai dẳng, bám níu và trôi trượt. Đinh Phương viết bằng cảm thức ấy, như là thế giới mà anh ta sống, trải nghiệm. Tại sao ta lại cho mình cái quyền đòi hỏi anh ta phải đáp ứng giới hạn sự hiểu của ta?

Về cơ bản, con người sinh ra là tự đày mình vào các giới hạn. Có những giới hạn trùng lên nhau ở phần này, phần khác – như là sự hiểu biết. Có những tri thức chung mà chúng ta được học, được tìm hiểu, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ so với điều chúng ta không biết, chưa biết. Tôi rất tâm đắc với câu nói của một nhà văn nào đó, rằng, nếu con người hiểu được một phần của tự nhiên, thì hẳn con người đã lựa chọn sự khiêm tốn. Văn chương nghệ thuật tìm kiếm và khai mở thế giới chưa biết ấy của con người. Một khi, tác phẩm không còn sự lôi cuốn kì bí, không còn những huyền hồ khó lý giải tường minh, không còn những vẫy gọi ở phía chưa biết, điều đó đồng nghĩa với việc tác phẩm ấy đã có thể kết thúc đời sống của mình (Dĩ nhiên, khó hiểu, bí hiểm hay mơ hồ khó lý giải không phải là chiêu trò để che giấu sự tù mù, trá ngụy, đánh lừa người đọc). Sự hiểu, trong thực tế là di sản vĩ đại của nhân loại, nhưng nó luôn có xu hướng tự giam mình vào trong chính những khám phá tường minh, sáng rõ. Sự nông cạn của lý trí, sự ngạo mạn của trí não đôi khi đã trở nên mù lòa trước thế giới nghệ thuật. Bởi thế mà S. Freud đã khảo sát và mở ra thế giới vô thức, H. Bergson đề cao trực giác, còn A. Einstein nêu lên thuyết tương đối… nhằm cân chỉnh lại sự duy lí máy móc và nghèo nàn.

Vấn đề mà bài viết này đặt ra không nhằm khuyến khích sự khó hiểu hay không thể hiểu, cũng như không hạ thấp vai trò của việc hiểu. Xuất phát từ đặc trưng của phản ánh nghệ thuật, của tinh thần chủ thể sáng tạo cũng như những khác biệt thuộc về bản chất tồn tại của con người, việc hiểu chỉ nên xem như là một trải nghiệm, một dạng thức trong nhiều dạng thức của tinh thần, trí tưởng. Văn chương nghệ thuật, dẫu sao cũng xuất phát từ con người và đi đến với con người. Nói không cần hiểu hay không nên hiểu là điều có vẻ như trái ngược hoặc tư biện. Tuy nhiên, hãy bình tình, tôi không hiểu nhưng người khác hiểu, kinh nghiệm thẩm mĩ của tôi không thỏa mãn được các hệ thức giá trị đặt ra trong tác phẩm, tác phẩm ấy không nằm trong tầm đón nhận của tôi đó là điều cần phải tự ý thức. Đọc là tiến trình kiếm tìm, thông hiểu hoặc cảm biết. Đọc để hình dung, tưởng tượng, hiểu biết về người khác, nhưng cũng là kiếm tìm và định hình chính bản thân mình. Vậy, trước điều DỄ HIỂU – KHÓ HIỂU, cái nào lôi cuốn chúng ta hơn? Tôi tin rằng, bạn đọc sẽ có lựa chọn của riêng mình.
-----
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 13232)
Tô thùy Yên 7 tháng liền trong kiên giam tâm sự với đàn muỗi râm ran, con thằn lằn uể oải, lũ dán hôi tanh, con nhện vô tư và bức tường câm nín:
05 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 11748)
Nhà thơ tên thật là Bùi Đình Dậu, tức Bùi Đình Diệm, chào đời năm 1921 tại huyện Đan Phượng ở ven sông Đáy.
25 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 11447)
Tôi gặp ông, nói rõ mục đích viếng thăm, ông mời tôi ngồi trên ghế xa-lông cách ông một bàn nước nhỏ
21 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 10664)
Đến với địa hạt của văn học Di dân Việt Nam, Phạm Chi Lan là một cây bút tài năng nhưng bất hạnh
14 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 11570)
Vũ Hoàng Chương và tôi là bạn với nhau từ thuở nhỏ. Cùng sinh trưởng một nơi (làng Phù Ủng, Hưng Yên)
07 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 16574)
Tôi đã gặp nhiều người học vẽ, ngồi trước cảnh vật hết sức chú ý để ghi chép, say mê để ghi chép đến nỗi quên nhìn cảnh vật.
29 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 10792)
Bắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi nà
17 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 11733)
Khi tôi đến nơi đây nắng rực rỡ ngoài khoang trời xa, và lòng tôi thấy rộng mở những thiên đường…Phụng đã trở lại với đời. Bởi vì anh vẫn còn nợ đời! Hay đời còn nợ Phụng?
07 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 10827)
Với Nhất Linh, viết là một nhu cầu, một hạnh phúc. Trước khi viết cho người khác đọc, ông viết cho chính mình
31 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 13551)
Tôi tiếc một điều là khi chị Thái Hằng mất ở Mỹ, tôi không thể tiễn đưa chị. Nhưng từ trong đáy sâu tâm hồn tôi, chị mãi mãi vẫn là một người phụ-nữ- nghệ- sĩ rất xứng đáng được mọi người kính trọng. Đó là một lẽ công bằng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12051)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19672)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17965)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,