PHẠM CHU SA - Vài hồi ức về nhà văn, nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển

30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 3313)
PHẠM CHU SA - Vài hồi ức về nhà văn, nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển

Nhà cổ ngoạn - học giả Vương Hồng Sển vốn tên cha mẹ đặt là Vương Hồng Thạnh, nhưng khi làm giấy khai sinh, ký lục đọc âm “Thạnh” của người Phúc Kiến theo giọng Triều Châu (còn gọi là Tiều) thành “Sển”. Và ông “chết tên” này luôn. Ông còn có bút hiệu Vân Đường và Đạt Cổ Trai. Ông mang trong người 3 dòng máu Việt - Hoa - Khmer (cha Hoa-Việt, mẹ Khmer). Vương Hồng Sển sinh năm 1902 (nhưng trên giấy tờ ghi 1904) tại làng Xoài Cả Nả (nay là xã Đại Tâm), huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Trong hơn 20 năm làm trong ngành hành chính thuộc địa Nam Kỳ từ 1923 - 1943, Vương Hồng Sển đã nhiều lần thi nhập ngạch tri huyện nhưng đều rớt! Khi về già nhìn lại mình trong hồi ký Hơn Nửa Đời Hư, ông đã cám ơn đời vì được… rớt, để khỏi mắc tội với lương tâm. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, ông được tổ chức Thanh Niên Tiền Phong tiến cử làm Phó tỉnh trưởng hành chánh tỉnh Sóc Trăng cho đến ngày Pháp tái chiếm Nam Bộ. Năm 1949, Vương Hồng Sển về làm quản thủ thư viện ở Viện Bảo tàng Sài Gòn, về sau giữ chức Giám đốc Viện này cho đến khi về hưu. Chính trong thời gian làm ở đây, ông đã có điều kiện sưu tập và cơ hội nghiên cứu cổ ngoạn cũng như ghi chép, viết sách về thú chơi tao nhã này và trở thành nhà cổ ngoạn số một Việt Nam thế kỷ 20.

Vương Hồng Sển mất năm 1996, thọ 94 tuổi. Ông để lại di chúc hiến căn nhà cổ Vân Đường Phủ ở số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn bộ sách và 884 cổ vật ông sưu tập trong hơn 70 năm cho Thành phố, với ước nguyện Vân Đường Phủ sẽ là Bảo tàng Vương Hồng Sển trưng bày toàn bộ cổ ngoạn của ông. Nhưng sau khi ông mất, Thành phố ra quyết định đưa toàn bộ cổ vật của ông vào trưng bày trong một gian phòng riêng của Bảo tàng lịch sử Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, còn sách thì đưa đến thư viện khoa học xã hội Thành phố. Riêng căn nhà cổ Vân Đường Phủ, đến năm 2003, Thành phố ra quyết định xếp hạng di tích cấp Thành phố và dự kiến sẽ chỉnh trang, xây dựng thành Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển, nhưng đến nay vẫn chưa khởi động. Và do thiếu sự bảo quản nên Vân Đường Phủ nay hoang phế và xuống cấp trầm trọng.

Nhà văn Sơn Nam trong bài viết trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 15-12 -1996 có đoạn: “vài người bảo ông già “gàn” nhưng gàn phải chăng là sự cố lì cần thiết của người cần mẫn, hiếu học, để thử đi đến tận cùng của tri thức”. Vâng, trong giới nghiên cứu, nhà văn, nhà báo trước kia ở Sài Gòn ai cũng biết cụ Vương là người rất khó tính - đúng ra phải nói là kỹ tính - trong công việc trước tác. Tôi là người vốn rất ngưỡng mộ các công trình biên khảo cực kỳ nghiêm túc được viết với giọng văn đặc sệt chất Nam Bộ, rề rà nhưng tỉ mỉ, cà kê nhưng tinh tế, pha chút dí dỏm của cụ Vương. Tôi may mắn được quen biết cụ trong những năm cuối đời, qua sự giới thiệu ưu ái của nữ sĩ Mộng Tuyết, tức quả phụ thi sĩ Đông Hồ, bạn thân cụ, nên cụ Vương đã cho phép tôi thỉnh thoảng đến thăm cụ ở Vân Đường Phủ, số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, Bình Thạnh. Đó là một ngôi nhà ngói âm dương hàng trăm năm tuổi được dựng toàn bằng gỗ thuộc loại hiếm quí ở Sài Gòn. Cụ Vương cho biết đã mua nó ở Nhà Bè từ hơn sáu mươi năm trước đó, đưa về dựng nơi này, cùng những vật liệu cổ mà cụ mua bồi đắp thêm trong mấy mươi năm.

Một lần tôi đến thăm, cụ Vương buồn bã bảo cuốn hồi ký Hơn Nửa Đời Hư nhiều đoạn đã bị người biên tập cắt xén bỏ đi hoặc tự ý sửa mà không hề tham khảo ý kiến cụ. Ví dụ đoạn cụ viết về Nguyễn Văn Sâm đã bị cắt bỏ. Đặc biệt cụ tâm đắc bài “Ngô Quốc lão coi mắt Vương Hoàng thúc” kể chuyện Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục - anh ruột Ngô Đình Diệm - mời cụ Vương đến coi mặt để đề bạt cụ, nhưng thấy cụ “đầu bướu đầu bò” quá - chữ của cụ Vương - nên Ngô Đình Thục bỏ ý định tiến cử cụ cho Ngô Đình Diệm. Bài này khi in đã bị cắt xén nhiều chỗ, cụ rất buồn. Tệ nhất là cuốn Tiếng Việt Miền Nam - tựa ban đầu của cụ Vương là Tự vị tiếng nói miền Nam, nhưng người làm sách - vốn là nhà giáo , qua sự giới thiệu của học giả Nguyễn đã liên hệ xin in sách của cụ. Sau khi được cụ đồng ý và giao bản thảo, ông ta liên kết với nhà xuất bản, rồi không biết do ông ta hay nhà xuất bản, đã tự ý đổi tựa mà không hỏi cụ một tiếng! Cụ Vương càng giận hơn khi sách in lỗi morrasse đầm đìa, ví dụ con kênh dài 28 km thì in 20 km; năm 1809 thì in thành năm 1890…

Cụ Vương cho biết, để soạn cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam này cụ đã bỏ trên 15 năm viết từng từ một trên từng thẻ. Sau khi soạn xong, cụ đưa cho hai người bạn thân là giáo sư Lê Ngọc Trụ và học giả Nguyễn Hiến Lê coi lại và hiệu đính ngay trên từng thẻ một. Cụ tâm sự với người viết, những hộc thẻ ấy là kỷ niệm vô giá về hai người bạn quí đã quá cố cũng bị mất theo cái tựa sách do người làm sách mượn xem nhưng không trả! “Vì vậy”, cụ Vương nói giọng hờn dỗi, “tôi từ chối nhận cuốn sách ấy là của tôi. Con tôi sinh ra nhưng người khác khai sinh đổi tên đổi họ tôi không nhìn nó là con tôi”! Tôi nhớ mãi giọng cụ bực tức lẫn u uất: “Tôi già rồi. Tiếc là có một số người làm công việc văn hóa mà làm nhiều chuyện thiếu văn hóa. Như việc có người lấy công trình nghiên cứu của người khác, sửa thêm bớt chút đỉnh rồi đề tên mình vào…”

Một lần khác tôi đến thăm lúc cụ Vương đang ở trần nằm đọc sách trên võng, tôi bắc chiếc ghế đẩu ngồi gần võng trò chuyện vì tai cụ đã nghễnh ngãng. Nhưng đôi mắt vẫn sáng quắc và nhất là giọng nói rõ ràng, dứt khoát pha chút hóm hỉnh không có vẻ gì là của một người đã ngoài chín mươi. Cụ đang đọc một tạp chí tiếng Pháp, hình như là một tạp chí về khảo cổ. Thấy cụ cười tủm tỉm, tôi hỏi có gì mà cụ vui vậy. Cụ nói, thấy anh nhà báo tôi lại nhớ chuyện “bị lừa” mấy hôm trước. Cụ bảo: “Hôm trước ông nhà văn Ngọc Linh ở báo Sân Khấu cử một cô phóng viên đến hỏi tôi về tuồng cải lương “Đời Cô Lựu”, tôi bảo cổ về nói ông Ngọc Linh mai đến tôi kể cho nghe mà viết. Tôi cũng chưa biết mặt Ngọc Linh. Cô phóng viên bảo ông ấy dáng cao to mập mạp. Hôm sau có một ông nhà báo đến gặp tôi, dáng người cũng to lớn, mập mạp, hồng hào, tôi cứ tưởng là ông Ngọc Linh. Tôi ngồi kể hơn hai tiếng đồng hồ chuyện tuồng “Đời Cô Lựu”, đủ chuyện lan man, ông ta chăm chú nghe và ghi chép. Tôi kể xong, ông nhà báo đứng dậy xin phép hút thuốc. Sau khi rít vài hơi thuốc, ổng xin lỗi nói ổng không phải là Ngọc Linh của báo Sân Khấu mà là Đoàn Thạch Hãn ở báo Công An, tôi mới té ngửa ra… Nói xong cụ phá ra cười, cái cười mà lâu nay tôi chưa từng thấy ở cụ. Có chăng là cái cười mĩm chi móm mém! Bây giờ cả cụ Vương lẫn nhà văn Ngọc Linh và nhà báo Đoàn Thạch Hãn đều đã ra người thiên cổ, xin nhắc lại như một kỷ niệm vui…

Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển. Lúc sức còn khỏe, hễ nghe nơi nào có đồ cổ là bằng mọi cách cụ phải đến xem cho được, chuyện mua bán tính sau. Cụ kể, có lần cụ nghe nói ở Vĩnh Long có một người chơi đồ cổ có cái “Lơn Bát Mã”. Hỏi ra người đó là ông Sáu Hạc, một người bạn đồng hương Sóc Trăng hơn nửa thế kỷ trước. Cụ tìm xuống nhà ông Sáu Hạc bên bờ sông Cổ Chiên. “Sáu Hạc không nhận ra qua, lên giọng nói rằng có biết giá trị của Lơn Bát Mã không? Hay chỉ xoàng xoàng như lão Vương Hồng Sển trên Sài Gòn mà đòi rớ tới? Cuộc mua bán chưa xong vì chưa ngã giá nên qua dzề, hẹn hôm khác trở xuống. Khi Sáu Hạc tiễn qua ra tới cổng, qua nói tui là Vương Hồng Sển đây, không nhận ra sao?” Sáu Hạc òa lên khóc ngất rồi cúi mặt đi vào, có lẽ ngượng…” Một người cháu gọi cụ Vương bằng Bác ruột là anh Vương Khánh Hưng kể câu chuyện vui cũng về thú chơi đồ cổ của cụ (in trong tạp chí Bông Sen số đầu năm 1998): Một người bạn đồng hương Sóc Trăng của cụ Vương là ông Phước Hòa, lên Sài Gòn làm ăn khá giả, có nhà ở đường Lê Thánh Tôn, quận 1. Hôm lễ thôi nôi cháu nội đích tôn của cụ Vương, ông Phước Hòa mang đến một chai rượu tây lâu năm. Lúc sắp khui, cụ Vương phát hiện đây là rượu xưa, cụ thích quá bèn mang cất đi, lấy chai khác ra khui uống!

Một người bạn vong niên của cụ Vương là dịch giả Nguyễn Minh Hoàng làm bài hát nói mừng tác giả khi phát hành cuốn Hơn Nửa Đời Hư, lột tả được phần nào tính cách Vương Hồng Sển. Xin chép đoạn cuối: “…Giắt trong lưng sẵn một chữ tài/ Tiêu từ nẳm tới nay, tiêu hoài chưa thấy hết / Lại còn tiếng là người lịch duyệt / Biết cải lương / biết đồ cổ / biết nhà xẹc / biết cầm chầu / Biết như ông, biết vậy cũng nên cầu / Đàn em muốn nhưng mà đâu có được / Hiên Đạt Cổ ngậm ngùi thương buổi trước / Phủ Vân Đường thủ thỉ nhắc người sau / Thú phong lưu ngày tháng vẫn phong lưu / Chuyện tang hải mặc dầu, non tự tại / Đồng Nai đã từng, Phú Xuân cũng trải / Hơn nửa đời hư mà tính lại có gì hư?/ Hỏi ông, ông chớ cười trừ!”

Những tác phẩm quan trọng của Vương Hồng Sển: Thú Chơi Sách (1962), Sài Gòn Năm Xưa (1962), Năm Mươi năm mê hát (1968), Phong lưu cũ mới (1970), Thú chơi cổ ngoạn (1971), Khảo về đồ sứ Trung Hoa ( 1972),Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972), Sài Gòn tạp pín lù (1992), Hơn Nửa Đời Hư (1992), Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn (1993), Những đồ sứ đi sứ mang về (1993), Tự vị tiếng Việt miền Nam ( 1994), Nửa đời còn lại ( 1995)…
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 107)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 146)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 116)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 122)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
25 Tháng Bảy 20246:38 SA(Xem: 193)
Năm tôi 25 tuổi, lần đầu nhìn thấy cô Lê Thị Ý lúc ấy đã 40 tuổi ở ngôi nhà Nhật Tảo,
14 Tháng Bảy 202412:07 CH(Xem: 234)
Tôi không nghĩ thơ ca sẽ biến mất khỏi mặt địa cầu,
07 Tháng Bảy 20245:26 CH(Xem: 411)
Hiện nay ở tuổi bảy mươi, vốn sống của tôi là nỗi buồn, là sự ám ảnh của tử sinh. Nhờ thế mà rộng lượng hơn, yêu người hơn, yêu các vật nuôi trong nhà, yêu chim chóc.
30 Tháng Sáu 20245:49 CH(Xem: 970)
Đến chơi nhà một người bạn thấy trên bàn có một giỏ đài sen và một đĩa hoa ngọc lan.
25 Tháng Sáu 20245:20 CH(Xem: 721)
Không chỉ văn xuôi, mà cả những bài thơ viết về thời chiến là những trang viết hay nhất của Trần Hoài Thư.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20378)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15337)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17184)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9877)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18262)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4740)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1508)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2032)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1925)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23268)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19821)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8615)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9621)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9087)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11957)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31506)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21396)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26307)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23733)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22513)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20622)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18782)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19918)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17529)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16659)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32872)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35468)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,