PHẠM CHU SA - Minh Quân-nhà văn nữ đậm chất nhân văn

24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 2016)
PHẠM CHU SA - Minh Quân-nhà văn nữ đậm chất nhân văn
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973. Năm ấy chị vừa bước sang tuổi bốn lăm. Ấn tượng ban đầu chị là một phụ nữ có nét đẹp rất “Tây”, sang trọng, quý phái, nhưng cách ăn mặc giản dị, nói năng dịu dàng của một người phụ nữ Việt Nam bình thường. Mới gặp nhưng chị hỏi chuyện thân mật, gọi em xưng chị như quen đã lâu, làm tôi cũng cảm thấy gần gũi. Nghe Võ Hồng giới thiệu tôi làm ở tuần báo Tuổi Ngọc, Minh Quân bảo, chị thích viết về tuổi thiếu nhi và thiếu niên! Chị cộng tác thường xuyên với báo Tuổi Hoa và tủ sách Tuổi Hoa. Chị viết cho tủ sách “Hoa Tím” dành cho lứa tuổi bắt đầu biết mơ mộng. Tôi nói, vậy là gần giống “tuổi mới lớn” của Tuổi Ngọc. Tôi mời chị cộng tác với Tuổi Ngọc, nhưng chị lưỡng lự không trả lời… Chị nói lảng sang đề tài khác. Là chuyện nhà văn Võ Hồng đã ngoài năm mươi, vợ mất hơn mười mấy hai mươi năm rồi, con cái đã trưởng thành hoặc du học nước ngoài cả, nhưng ông vẫn sống một mình để “hoài cố nhân”. Chị tự giới thiệu là em kết nghĩa của Võ Hồng. Chị bảo, ông anh khó tính lắm. Cám cảnh ông anh trước đây “gà trống nuôi con”, còn bây giờ thì vò võ một mình, mười mấy năm qua chị đã giới thiệu mấy người bạn sống đơn thân của chị cho ông anh, nhưng ảnh vẫn chưa chịu ai! Nghe vậy, nhà văn Võ Hồng nói chen vào: “Không phải là qua khó tánh, mà vì qua chưa có duyên thôi!” Tôi thầm nghĩ, không phải chưa có duyên mà chắc anh đã quen sống một mình. Giờ anh tưởng tượng có thêm một người phụ nữ bên cạnh vui đâu chưa thấy nhưng chắc là thêm phiền! Anh là nhà văn, rất cần sự tĩnh lặng để viết. Kể cả cô đơn…

Minh Quân sinh trưởng tại Nha Trang nhưng cha chị gốc Huế - dòng dõi Hoàng tộc - nên chị có tên là Công Tằng Tôn Nữ Bích Lợi, còn mẹ chị gốc Quảng Nam. Chị Minh Quân ít muốn nhắc tới cái họ “Công Tằng Tôn Nữ...” vì hồi nhỏ chị thường bị đám bạn học chọc ghẹo cái họ này - chị kể. Anh Vinh, chồng chị cũng người Huế, công tác trong ngành công chánh ở Nha Trang. Ngoài bút hiệu chính Minh Quân, chị còn ký nhiều bút hiệu khác: Lan Vinh, Bửu Lợi, Mặc Tâm… Minh Quân từng cộng tác với các báo Dân Chủ, Nhân Loại, Thần Chung, Nữ Lưu, Phổ Thông… từ những năm 1950, nhưng tên tuổi Minh Quân được nhiều người nhắc đến từ khi tập truyện “Những ngày cạn sữa” của chị đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Hội Bút Việt - tức Trung tâm Văn bút Việt Nam, năm 1966. “Văn tức người” rất đúng trong trường hợp Minh Quân. Truyện “Những ngày cạn sữa” văn không trau chuốt, bóng bẩy nhưng trong sáng dễ đi vào lòng người đọc.

Sau “Những ngày cạn sữa” là hàng loạt truyện viết về thế giới trẻ em bất hạnh, khó khăn như: “Vượt đêm dài”, “ Giã từ bóng tối”, “Máu đào nước lã”… những tác phẩm mang tính xã hội và đậm chất nhân văn. Minh Quân còn là dịch giả tác phẩm được nhiều thế hệ thanh thiếu niên yêu thích: “Túp lều của chú Tom”. Chị cũng viết và phóng tác một số truyện phiêu lưu, mạo hiểm dành cho tuổi thiếu niên như: “Khi ông cậu quý bị đắm tàu”, “Kẻ lạ mặt trên hải cảng”, “Ngục thất giữa rừng già”… Tôi có cảm giác Minh Quân hơi thiên tả, tuy không công khai như Linh mục Chân Tín, chủ nhiệm báo Tuổi Hoa và tạp chí Đối Diện, nhưng những lúc nói chuyện, chị bày tỏ thái độ thành kiến với Mỹ và những nhà văn chống cộng. Tuy vậy tôi vẫn rất quý trọng nhân cách và tính nhân bản trong văn chị. Trong một lần gặp sau này không có mặt Minh Quân, nhà văn Võ Hồng nói với tôi, hôm em mời Minh Quân cộng tác với Tuổi Ngọc, cô lưỡng lự là do cô không ưa Duyên Anh! Vậy là suy nghĩ về Minh Quân của tôi chính xác. Bởi Duyên Anh nổi tiếng là nhà văn chống cộng cực đoan.

Sau 1975, Minh Quân tiếp tục viết và cộng tác với báo Phụ Nữ Việt Nam, Văn nghệ TPHCM, Kiến Thức Ngày Nay... Năm 1991-1992 khi tôi tổ chức thực hiện tập san Tuổi Hồng, tôi mời chị cộng tác. Tôi nói đùa, kỳ này không có Duyên Anh, chị không được từ chối nhé! Chị cười giả lả, chị già rồi viết có khi không bằng hồi xưa, bọn trẻ cười cho. Tôi nói, Võ Hồng - ông anh kết nghĩa của chị đã ngoài bảy mươi nhưng vẫn cộng tác chặt chẽ với Tuổi Hồng. Cả truyện ngắn, truyện vừa đăng nhiều kỳ. Chị cười, thì chị cố gắng vậy. Khi tôi làm thêm chuyên đề “Du lịch Vòng quanh Thế giới” của nhà xuất bản Trẻ, chị Minh Quân cũng dịch giúp một số bài. Chị thường đạp xe đến căn - tin nhà xuất bản Trẻ đưa bài và gặp gỡ các cộng tác viên khác - trong đó có anh Trần Phong Giao cũng thường ghé chơi. Trong bài viết về Trần Phong Giao trước đây, tôi quên ghi mấy chi tiết thú vị về anh thời gian này. Họa sĩ Lê Ký Thương vốn là một cộng tác viên thường trực của Tuổi Hồng, phụ trách mục “Giải đáp tâm tình Bạn Hồng” ký tên Chị Thương Thương - đã nhắc chuyện anh Giao thường mang khi thì gói đậu phụng, khi thì mấy con khô đến căn - tin NXB Trẻ ngồi nhâm nhi một vài chai bia với anh em. Một hôm, không hiểu chuyện gì gây tranh cãi giữa chị Minh Quân và anh Trần Phong Giao khá gay gắt, tôi vừa đến thấy vậy vội vàng xin ông anh, bà chị bớt giận, dĩ hòa vi quý! Chị Minh Quân mặt còn đỏ gay nói, nể cậu Sa tôi bỏ qua cho ông… Anh Giao lẳng lặng ra về, bỏ ly bia uống dở. Tôi hỏi chị, có gì mà ầm ĩ vậy? Chị nói, chả nói chị ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, em nghĩ có điên tiết không? Chị ăn cơm của chị chứ cơm nào của quốc gia? Tôi cười giả lả, thì hồi đó chị chẳng thiên tả là gì! Chị nói, giọng cũng tỏ ra khó chịu, chị chỉ chống bất công, tham nhũng và sự lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ của chính quyền ông Thiệu. Thế là người ta chụp mũ chị: nào là cộng sản nằm vùng, nào là thiên tả…Tôi nói, thôi chuyện cũ bỏ qua đi chị. Mình làm văn chương - nhất là cho trẻ em càng cần sự trong sáng. Dính dáng đến chính trị chi cho mệt.

Tôi cũng khá ngạc nhiên khi chị Minh Quân vốn mang tiếng thiên tả từ trước 1975, còn nhà văn Vũ Hạnh là cộng sản nằm vùng đích thực, đã từng bị bắt giam thời Việt Nam Cộng hòa, nhưng chị rất khó chịu khi nghe ai nhắc tới Vũ Hạnh. Minh Quân là hội viên Hội Nhà văn TPHCM, dĩ nhiên khi họp hành thường gặp Vũ Hạnh vì ông ở trong Ban chấp hành Hội. Nhưng chị bảo chị ít khi nói chuyện với ông ta. Có lần chị nói, dù tài năng anh tới đâu mà nhân cách anh kém cỏi thì tài năng đó vứt đi. Sau này tôi hiểu ra chị ám chỉ ai.

Trước khi đi Canada thăm con cháu, chị Minh Quân bảo tôi nên mời các cây bút kỳ cựu của Tuổi Hoa ngày trước: Kim Hài, Hoàng Đăng Cấp, Trinh Chí…- những người em văn nghệ thân thiết với chị - cộng tác với Tuổi Hồng. Các bạn rất nhiệt tình cộng tác với Tuổi Hồng. Riêng Trinh Chí tức Nguyễn Tri Chính, bấy giờ là hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (trường Hưng Đạo trước 1975). Tôi nhờ anh giữ mục thường xuyên “Hoa Hàm Tiếu” - giới thiệu các cây bút mới cho Tuổi Hồng. Chính và tôi thoạt nhìn thấy rất khác, nhưng chúng tôi rất hợp nhau và trở thành bạn thân thiết. Khi nào rảnh là “hú” nhau “vui vẻ vài ve”. Sau này Chính không làm hiệu trưởng nữa mà chuyển sang làm Phó Tổng biên tập báo Giáo Dục TPHCM, chúng tôi lại càng thân thiết hơn và lai rai đều đều hơn. Chính mất vì bạo bịnh năm 2008. Tại đám tang Trinh Chí, chị Minh Quân vừa khóc mếu máo vừa nói, em biết không, hồi đó chị đi đám cưới Tri Chính, giờ lại đi đám ma nó. Thằng em Tri Chính - Trinh Chí hiền lành tử tế thân thương của chị, sao em lại đi trước chị! Nghe chị mếu máo, tôi cũng rươm rướm nước mắt, muốn khóc theo chị. Và không ai ngờ, chỉ hơn một năm sau, chị Minh Quân bị tai nạn phải nằm một chỗ mấy tháng rồi mất. Chị đi tập thể dục sáng sớm về bị người chở nước đá tông ngã rồi bỏ chạy mất! Chị bị gãy chân và chấn thương phần mềm. Chị rất buồn phải nằm một chỗ, rồi khi lành đi lại khó khăn. Trong khi chị là người thích hoạt động, dù có tuổi nhưng vẫn thích đi đây đó. Chị đạp xe nay ghé tòa soạn báo này, mai ghé báo kia: Thanh Niên, Phụ Nữ, Văn Nghệ, Kiến thức Ngày nay… Có khi đưa bài viết hoặc có lúc chỉ ghé thăm biên tập viên, phóng viên quen. Chị kể, chị vô Hội Nhà văn không phải để làm hội viên mà có chỗ đi đến họp hành gặp gỡ bạn bè, em út cho vui. Hồi tôi làm ở báo Thanh Niên, thỉnh thoảng thấy chị đạp xe đến tòa soạn, ghé phòng Tổng biên tập nói năm ba câu với Nguyễn Công Khế, hoặc tạt qua phòng Vũ Đức Sao Biển - phụ trách tờ bán nguyệt san Thanh Niên, có khi chị gặp tôi nói ba điều bốn chuyện. Tôi nhớ mãi lời chị nhắc: “Làm báo phải có cái tâm nha em. Đôi khi bài mình viết lỡ sai sót - dẫu vô tình cũng có thể làm tiêu tan sự nghiệp người ta hay phá nát hạnh phúc một gia đình đó em!”.Chị Minh Quân khá thân với Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế, vì chị là cây bút cộng tác thường xuyên báo Phụ Nữ Việt Nam từ những ngày đầu báo phát hành ở miền Nam sau 1975, khi Nguyễn Công Khế làm phóng viên báo này - trước khi sang làm biên tập tờ Tuần tin Thanh Niên - tiền thân báo Thanh Niên - cùng với Huỳnh Tấn Mẫm. Anh Mẫm làm Tổng biên tập một thời gian rồi anh Khế lên thay.

Hồi chị Minh Quân đi Canada lần sau, chị dặn tôi thỉnh thoảng ghé nhà thăm anh Vinh, chồng chị. Chị đi mấy tháng, anh ở nhà thấy nhà rộng trống trải, anh cho thuê phía sau cho người ta làm lò bánh mì. Khi về thấy nhà cửa lộn xộn, lò bánh mì làm cháy đen một phần tường sau, chị cự nự anh quá, bảo anh không cho thuê nữa. Anh nói mình đã lỡ cho người ta thuê, giờ bảo ngưng sao được. Hai ông bà già cũng đã bảy mấy, tám mươi rồi, giận hờn trông rất tức cười. Tôi đến thăm nói, chị ơi, mọi sự đã lỡ rồi. Chỉ vài tháng nữa hết hợp đồng họ dọn đi thôi! Tôi còn chọc chị cười, thế là mọi việc cũng êm.

Khi tôi nghỉ làm báo Thanh Niên, thỉnh thoảng chị Minh Quân đạp xe ghé thăm tôi ở quán cà phê trên đường Ngô Thời Nhiệm. Chị em gặp nhau ít khi nói chuyện văn chương, báo chí mà thường chị hỏi thăm chuyện làm ăn, chuyện con cái. Chị thường nhắc tôi “bớt nhậu đi cậu”. Nhưng cũng có khi chợt nhớ, chị lại nhắc mấy người bạn văn, báo chí, xuất bản trước kia. Chợt chị hỏi tôi, nhiều người làm sách, làm lịch phất lên quá, chị nhớ hồi đó em cũng có làm sách làm lịch sao lại chuyển sang làm báo để “nghèo vẫn hoàn nghèo”? Tôi kể với chị rằng năm 1988 - 1989 tôi chỉ hợp tác với vài người bạn trong giới làm sách làm chung mấy cuốn. Sau đó tôi tách ra thử làm riêng một cuốn chơi. Đó là cuốn : “Giã từ bóng tối” của chị. Trong khi thằng em trong nhóm làm riêng cuốn “Vượt đêm dài” cùng đề tài, cùng tác giả Minh Quân bán rất chạy, hình như in cả mười ngàn ấn bản. Còn “Giã từ bóng tối” tôi chỉ in hai ba ngàn mà bán mãi không hết! Sau này khi làm Tuổi Hồng, tôi tiếp tục thử làm một bộ lịch đề tài tuổi mới lớn, cũng bị ế chất đống, chở đi tặng trường THCS Hồng Bàng do người bạn làm hiệu trưởng vẫn không hết. Nợ tiền nhà in mấy năm sau mới trả hết! Tóm lại tôi không có duyên với chuyện làm sách, làm lịch. Chỉ làm một cuốn sách và một bộ lịch, tôi đã bay đứt nửa căn nhà nhỏ trên đường Nghĩa Hòa, Tân Bình!

Nhân nói chuyện làm sách, chị Minh Quân nhắc tới hai người làm xuất bản mà chị rất quý trọng là ông Khai Trí và ông Trí Đăng. Chị nói tuy hai ông không phải là người cầm bút, nhưng cái công của hai ông xuất bản này đối với văn hóa văn học miền Nam không nhỏ. Tên nhà sách và nhà xuất bản không chỉ là thương hiệu mà như định danh của họ. Nhà sách Khai Trí có lẽ người đọc sách nào ở Sài Gòn trước 1975 cũng biết; còn nhà xuất bản Trí Đăng từng in “Những ngày cạn sữa” của Minh Quân nên chị nhớ là phải. Nhưng đúng là ông Trí Đăng in sách rất chọn lọc, hầu hết là những tác phẩm giá trị. Rồi chị nhắc đến nhà thơ Nguyễn Vỹ - chủ nhiệm kiêm chủ bút bán nguyệt san Phổ Thông. Chị ngậm ngùi kể chuyện Nguyễn Vỹ mất trong một tai nạn giao thông hồi đầu năm 1971. Chị nhắc tới những kỷ niệm của chị với nhà thơ cách tân, nhà văn - nhà báo Nguyễn Vỹ thời chị cộng tác với Phổ Thông. Chị cũng nhắc tới người bạn thân của Nguyễn Vỹ là nhà phê bình Tam Ích - tác giả các tập “Ý Văn”. Sau khi Nguyễn Vỹ bị tai nạn mất ít lâu, Tam Ích đã tự tử bằng cách đứng trên chồng sách đưa cổ vào tròng, rồi đạp đổ chồng sách. Một cái chết gây bàng hoàng trong văn giới bấy giờ và ám ảnh chị suốt một thời gian dài…

Trong giới văn chương nữ lưu trước 1975, tôi quen biết cũng nhiều, nhưng chỉ hai người tôi thân thiết và vô cùng yêu quý là nữ thi sĩ Mộng Tuyết và nữ văn sĩ Minh Quân. Cả hai đã ra người thiên cổ từ lâu, nhưng mỗi khi nhắc lại tôi vẫn cảm thấy ngậm ngùi. Khi chị Minh Quân bị tai nạn tôi có đến thăm chị vài lần, nhưng khi chị mất tôi đang về Trung thăm mẹ nên không được tiễn đưa chị về nơi an nghỉ sau cùng. (Nguồn FB Phạm Chu Sa)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 261)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 332)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 864)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1226)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 951)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1019)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1016)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1138)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8333)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1110)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,