ĐẶNG PHÚ PHONG - Ann Phong, biển.

19 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 11647)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Ann Phong, biển.

Ann Phong sinh tại Sài Gòn, là cô giáo dạy hội họa trước khi vượt biên năm 1981, định cư tại miền nam California năm 1982. Năm 1995, cô tốt nghiệp Cao Học Mỹ Thuật (MFA) tại Đại Học California State ở Fullerton. Ann Phong hiện đang dạy hội họa tại Cal State University Pomona, và chị đang là chủ tịch hội đồng quản Trị của VAALA niên khóa 2010 (Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ, trụ sở tại Quận Cam, miền nam California. 

ap_01-content-content

Bắt đầu cho sự nghiệp hội họa của mình Ann Phong lấy chủ đề cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của một người dân bình thường để sáng tác. Thời gian sau, Ann Phong bước sang đề tài “Sự chuyển mình của một phụ nữ Việt Nam sống bên ngoài đất nước” . Nhưng những chủ đề đó không thực sự là điều Ann Phong kiếm tìm.

ann_01-content 

Biển đã giúp Ann Phong vượt thoát, nhưng cũng chính biển cày sâu vào tâm thức chị. Khi trốn chạy, Ann Phong mong đi qua biển thật nhanh, qua được rồi , nhiều năm sau nước biển vẫn còn “thấm trên da thịt” (chữ của Ann Phong). Biển đã trở thành một khúc quành thiết thân của đời mình, thế nên chị đã quay lại biển. Nhưng lần này Ann Phong không dùng thuyền máy mà dùng cọ vẽ làm cột bườm, kết màu sắc thành thuyền, ung ung ra khơi. Hai chuyến đi có khác về phương cách nhưng có cùng một mục đích thăng hoa; một thăng hoa cho đời sống, một thăng hoa cho nghệ thuật của mình.

Trong giai đoạn nầy, những nét cọ, nhát dao, phóng tay trên khung bố của Ann Phong là những đợt sóng dữ. Biển không phải là sự trầm mặc, bí ẩn , êm đềm , hiền hòa mà biển ở đây là biển động, hung hãn, cuồng nộ, gào thét, căm thù. Kỹ thuật đắp nổi bằng Acrylic diễn tả mạnh thêm lên sự hung bạo của sóng, như chồm lên,vượt ra khỏi bức tranh, cuống lấy, nhận chìm người xem. Không khí của tranh hừng hực thù hận. Đó là thời kỳ Ann Phong mỗi khi cầm cọ trước khung bố là chị nhớ lại những giọt nước mắt thống thiết của mấy cô học trò chỉ khoảng 13, 14 tuổi, ôm chầm lấy cô, khi vừa gặp lại trên đảo , kể cho chị nghe chuyện chúng bị hải tặc hãm hiếp. Chị đã vẽ tranh bằng những giọt nước mắt của học trò và của chính mình.

Vẽ biển đã thành thói quen của Ann Phong. Ở bất kỳ bức tranh nào của chị, người xem đều dễ dàng thấy biển trong đó, dù chủ đề chẳng liên quan gì với biển, dù sắc màu của tranh là sắc màu của đất đá, là sắc màu của mặt trời mặt trăng. Những đường cong nhỏ, khệnh khạng, tung tóe là hình dạng của cơn sóng dữ đập vào trí não của chị. Sự dữ dội của biển nuốt chững bàn tay của người họa sĩ. Những chiếc thuyền nhỏ chệch choạc, mong manh bên cạnh những đợt sóng khổng lồ, những con người , những bàn tay chới với, những đôi chân trần buông thỏng diễn tả mạnh mẽ sự phá hủy của biển đối với con người. Ann Phong thường dùng gam màu đậm bên cạnh gam màu nhạt như muốn dẫn người xem thấy được sự tranh đấu sinh tử trong đời sống nghiệt ngã mà điển hình nhất là hành trình của những người “vượt biển”

Tranh của Ann Phong thường dày vì nhiều lớp. Chị giải thích: “ Hình ảnh cứ đến rồi đi trong tranh. Em không xắp xếp sẵn hình ảnh trên khung bố (có nghĩa là không vẽ nét rồi tô màu). Lúc vẽ nghĩ tới những gì thì vẽ thứ đó. Vẽ xong không ưa thì vẽ hình khác chồng lên trên và cứ thế mà sáng tác”. Sự giải thích của chị đưa chúng ta thêm một ý nghĩa về cuộc đời là lớp sơn mới hôm nay phủ chùm lên lớp màu cũ hôm qua chính là lớp bụi thời gian, chính là sóng sau xô sóng trước. Điều này giúp cho tôi giải thích được tại sao tôi chia sự sáng tác về biển của Ann Phong làm hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là từ khoảng 2006 trở về trước , thời kỳ thứ hai là từ 2007 đến hiện tại.

Tôi có cơ duyên xem tranh của Ann Phong hầu như hết tất cả những cuộc triển lãm của chị ở vùng Little Saigon. Từ 2006 trở về trước, ngắm tranh của chị , tôi không khỏi bàng hoàng vì sự dữ dội của từng bức tranh. Cảm giác nhức nhói , buốt cả tay chân làm tôi đôi khi không dám nhìn lâu vào tranh. Không gian tranh chật chội, nóng bức . Những đường cong , nhiều khi là gập gãy, những mảng bột màu nổi như một thách thức cho người xem. Chất Acrylic không bóng láng mà khô khốc, có lẽ là một dụng ý thêm cho sự thô nhám , tàn bạo trong tính chất sự việc mà tác giả nói đến. Nói chung, tranh của Ann Phong trong giai đoạn nầy thể hiện sự đối kháng quyết liệt của chị với hung thần biển. Tính chất Biểu Hiện (expression) rực sáng trong tranh.

ap05-content

Qua giai đoạn thứ hai (từ 2007 về sau) tranh của Ann Phong nhẹ nhàng ra. Điển hình là bức Playground. Mặc dù bức tranh này vẫn là những uất ức cho thân phận. Bố cục mở ( loại bố cục mà Ann Phong rất thường xử dụng) đẩy sự tưởng tượng của người xem đi xa hơn qua sự liên đới những hình tượng trong tranh. “Sân chơi” có thể là của bọn trẻ, có thể là của đội banh Cà na và cũng có thể là cuộc đời của một cô gái Việt trên vùng đất mới . Nhưng tổng thể của bức tranh là màu tươi, sắc sáng, nhân vật trong tranh nẩy lên mầm sống, hứa hẹn một sự thay đổi đầy sáng tạo.

Từ sự mâu thuẫn, dằn co giữa sợ hãi, phẩn nộ và yêu quí biển trong Ann Phong , đã phát sinh một ngả rẽ khác. Tranh của Ann Phong từ đây có thể nói rằng điềm đạm, sâu lắng . Những vệt cong của sóng thong thả hơn, mềm mại hơn làm người xem vừa thấy được sự thản nhiên cố hữu của nước, vừa thấy được sự bạo tàn của sóng. Những khối màu nổi không còn sự ngập ngừng mà măng muốt, kết nối được những tư tưởng của tác giả gửi gắm một cách liên tục. Biển của Ann Phong bây giờ trở nên thâm trầm, khó lường. Phần đe dọa , hung hãn đã biến thái theo độ dài sóng soải của ngọn sóng.

Chị cứ vẽ biển và vẽ biển, phần yêu thích, sợ hãi hay thù hận biển, dành cho người xem, không dành lấy cho mình. Tâm trạng của Ann Phong đã lắng sâu xuống những lớp màu, giống như chị đang ở dưới đáy biển, tìm kiếm những gì thuộc về chị mà Thượng Đế đã ban phát, mặc cho vô số đợt sóng bạc triền miên vỗ trên đầu. Bức “ Hộp Nước Biển” (2010) thể hiện rõ nét sự thay đổi này. Bố cục của bức này vẫn là bố cục mở. Tác giả cắt đôi bề dày của biển, gộp loài cá lại như muốn bảo vệ chúng trước những bất trắc của biển. Những viên đá, sỏi từ lòng đáy biển như muốn thoát ra, tìm một nơi chốn yên bình. Chính những vật thể này đã làm cho bức họa trở nên sinh động . Biển đang di chuyển . Tự nó và, lăn quay. Ngắm nhìn bức tranh, khách xem dễ dàng bị cuốn hút , dễ dàng phiêu du trong biển cả của Ann Phong. Hình như thiền tính đang đâu đó trong tranh của chị. Cảm nhận như vậy, tôi nghĩ rằng mình đã mở được một cửa khác để bước chân vào thế giới tranh của Ann Phong.

ann02-content

Trong suốt 20 năm sinh hoạt trong bộ môn hội họa, Ann Phong thu hoạch một số thành công đáng kể. Chị có tranh được các trường đại học và gallery mua để trưng bày như: Đại học Fullerton, Đại học Cal Poly, Pomona. Queen Gallery ở Bangkok, Thái lan và nhiều gallery tư nhân treo tranh của chị. Xin mời khách yêu tranh vào web site của Ann Phong để thưởng lãm : www.annphongart.com.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1150)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 1926)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 2261)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 1846)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 2033)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 1760)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 1632)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 2229)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 1691)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 2037)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,