Nói Chuyện Với Mai Thảo (Kỳ 1)

16 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14452)
Nói Chuyện Với Mai Thảo (Kỳ 1)

maithao-tranh_dinhcuong-content-content

 

Nhà văn Mai Thảo, chủ trương các tạp chí Sáng Tạo và Nghệ Thuật ở Sàigòn trước 75 và tạp chí Văn ở Sàigòn, tục bản ở California, Hoa Kỳ. Tên tuổi Mai Thảo gắn liền với nhóm Sáng Tạo, tác giả của 42 tác phẩm, chủ yếu là những tác phẩm đầu tay: Đêm giã từ Hà Nội, Tháng giêng cỏ non, Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời, v.v... Mai Thảo mang vào văn học cái phi lý của cuộc đời. Từ đó nẩy sinh nỗi hoài nghi. Sau mọi đỉnh là hư vô. Là không có gì hết. Con người tìm đến tuyệt đối để chỉ thấy tuyệt lộ. RFI hân hạnh giới thiệu đến quý vị thính giả, nhà văn Mai Thảo, vừa từ California sang Paris.

 

 

Thụy Khuê: Thưa anh Mai Thảo, anh sống ở Cali nhưng mỗi năm anh trở lại Paris một lần vào đúng mùa thu?

Mai Thảo: Mỗi năm tôi thích tới Paris vào mùa thu, trước hết là bởi vì ở bên California là nơi tôi đang sống, có quá nhiều mặt trời, quá nhiều nắng. Và những địa phương xa mà tôi muốn tới thì tôi không muốn gặp cái nắng mà tôi đã có quá nhiều ở California. Thứ hai nữa là cũng có một chút thực tế, đi vào mùa thu thì những chi phí chuyển dịch bớt đi, ít hơn là trong mùa mà mọi người cùng đi du lịch. Và điểm sau cùng là đối với tôi, Paris đẹp nhất vào lúc mùa thu tới.

 

T.K.: Anh rời nước đã 13 năm, có lẽ hôm nay là lần đầu tiên anh nói chuyện với thính giả trong nước. Người ta thường nói: xa mặt cách lòng?

M.T.: Cho tôi nói lại, đây không phải là lần đầu tiên, đây là lần thứ nhì. Lúc chúng tôi vượt biển, tới Hoa Kỳ, chương trình Việt ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã mời tôi tới để phỏng vấn, để hỏi chuyện về tình hình Việt Nam. Riêng lần được nói chuyện ở Paris với đồng bào trong nước, thì cái điều xa đương nhiên là có cái thiệt thòi, cái sự khuất cách bao giờ cũng có sự thiệt thòi bởi vì tôi vẫn cho rằng người ta phải thấy nhau, người ta phải sống cùng với nhau chứ không thể có một khoảng cách nào hết. Riêng nói về tâm thức của một nhà văn và tôi trả lời trong tinh thần như vậy, thì không có sự xa cách nào hết. Nếu lúc nào anh cũng bận tâm, anh cũng gắn bó với đời sống, với những cảnh ngộ và hoàn cảnh của giống nòi của mình, thì sự không-xa-cách đó tôi cảm thấy rất rõ ở tôi, và ở trong tinh thần viết văn của tôi, trong việc làm của tôi, bây giờ là tờ báo Văn, đã được tục bản ở Huê Kỳ đến nay đã 10 năm rồi.

 

T.K.: Nếu nhìn lại 20 năm văn học miền Nam, Sáng Tạo giữ vai trò gì trong thời kỳ văn học ấy?

M.T.: Bây giờ có một số bài viết, một số tờ báo, sách nghiên cứu văn học đặt ra vai trò của Sáng Tạo trong thời kỳ 1956-57 là sau khi có cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Lúc chúng tôi làm tờ Sáng Tạo, chúng tôi không nghĩ chúng tôi có vai trò nào hết, mà chỉ là chúng tôi thích viết văn và thích tập hợp lại trong một diễn đàn chung. Diễn đàn đó còn mở rộng cho hết thẩy mọi người. Tờ Sáng Tạo cũng như những anh em viết thường trực ở Sáng Tạo, lúc đó không tự đặt cho mình một vai trò nào. Ngoại trừ một nỗ lực tìm kiếm, khám phá một số chân trời mới. Cho văn chương. Và chúng tôi đã làm công việc đó trong tinh thần không-phải-là-một-vai-trò trong sinh hoạt văn học nghệ thuật lúc bấy giờ. Sau này thì nói đến vai trò, đó là những người khác nói, chứ không phải anh em Sáng Tạo khẳng định cho mình một vai trò nào hết.

 

T.K.: Anh đã phải trốn tránh, anh đã bị chính quyền cộng sản truy lùng. Tuy nhiên, trước khi ra đi anh đã gặp một số văn nghệ sĩ miền Bắc vào Nam, anh còn giữ những kỷ niệm gì về họ?

M.T.: Sau năm 1975, trong đợt đầu tiên những văn nghệ sĩ từ Hà Nội, ngoài Bắc vào trong Nam và có đến tìm gặp tôi. Tôi có gặp lại một số, trước hết là một số bạn cũ từ thiếu thời, sau nữa là một số bạn hữu đã có với tôi những sinh hoạt trong năm năm tôi đi theo cuộc kháng chiến chống Pháp. Và một số nữa tới gặp tôi, có lẽ bởi vì tò mò muốn biết tôi là ai, muốn biết tôi như thế nào. Trong các gặp mặt đó, một số người đã ở hẳn với tôi cả tuần lễ, trước khi trở về miền Bắc. Chúng tôi cùng có một ưng thuận với nhau là không bao giờ đề cập tới những khác biệt về chính kiến hay về chế độ hết. Mà chỉ gặp nhau, gặp lại nhau nói chuyện có tính chất bình thường và cố gắng né tránh tất cả xung đột ý kiến của mình về vấn đề này, vấn đề nọ. Vắn tắt là chúng tôi đã cố gắng né tránh không nói đến miền Bắc và cũng không nói đến miền Nam nữa. Đó là những kỷ niệm, có một số rất đẹp. Tôi nghĩ cũng không nên nhắc tên của những người bạn tôi gặp, bởi vì tôi nghĩ cũng có thể họ sẽ bị phiền phức ở bên nhà chẳng hạn. Nhưng tôi nhắc đến một người đã mất rồi, tôi nghĩ cũng không thiệt hại gì cho ai hết, chẳng hạn như là một nhà phê bình văn học tên là Nhị Ca. Anh ấy là người đã phê bình thơ của Hồ Chí Minh, hồi ký chiến trường của Võ Nguyên Giáp, hay là phê bình thơ của Trường Chinh nữa. Anh ta nói chuyện với tôi rằng đã phê bình thì phê bình lãnh tụ luôn. Nhị Ca là người bạn rất thân và tôi rất yêu mến, đã đi chơi với tôi một cách rất công khai, không sợ hãi gì ở Sàigòn lúc bấy giờ. Tôi rất buồn mới được nghe tin là Nhị Ca đã chết, hình như được một vài năm rồi. Bởi vì hồi vào có kể cho tôi nghe là đã phải sang Bắc Kinh ở tới 4 năm, cùng với một số cán bộ cao cấp để chữa bệnh ho lao, và trở về Việt Nam còn sống sót được chỉ có mỗi Nhị Ca mà thôi. Những người kia đều từ trần ở một bệnh viện nào đó ở Bắc Kinh.

 

T.K.: Anh còn giữ những kỷ niệm gì về đêm giã từ Hà Nội?

M.T.: Chị muốn nói đến tập truyện đầu tiên của tôi là Đêm giã từ Hà Nội? Tôi cũng không có kỷ niệm gì nhiều về cuốn sách đó cũng như tất cả các cuốn sách tôi đã viết, bởi vì tính tôi như vậy. Khi tôi đã viết xong một cuốn sách rồi thì tôi cho là một công việc đã qua đi. Nhưng cuốn Đêm giã từ Hà Nội gây được cái bất ngờ là thường thường một người viết một tác phẩm đầu, chưa có tiếng tăm gì thì khó lòng được ai biết tới. Nhưng không ngờ là cuốn Đêm giã từ Hà Nội khi viết ra, đối với những cuốn sách cùng xuất bản bấy giờ, nó là cuốn sách gây được sôi nổi một cách đặc biệt, bởi vì có lẽ phần lớn những người đọc là những người miền Bắc và còn có một tâm trạng nào đó gắn bó với Hà Nội. Thì nguyên cái tựa sách đã làm cho họ chú ý tới và họ tìm đọc. Bây giờ thì cuốn Đêm giã từ Hà Nội đã xa nhưng tôi cũng không cho tái bản lại nữa bởi vì văn chương tôi lúc bấy giờ còn nhiều điểm non yếu, không thể bằng cái viết thành thạo như bây giờ của tôi được.

 

T.K.: Những bạn văn cũ của anh hiện ở trong nước sống trong hoàn cảnh nào? Anh có được tin gì của Doãn Quốc Sĩ, Tô Thùy Yên hay không? Riêng Thanh Tâm Tuyền vừa được sang Mỹ, sống và sáng tác ra sao?

M.T.: Bạn hữu của tôi ở bên nhà cũng như toàn bộ giới văn học nghệ thuật miền Nam, có một đời sống, nói chung, rất là điêu đứng sau năm 1975. Điêu đứng về tất cả mọi phương diện. Trước hết một phần, đáng kể, đã bị bắt giữ và lưu đầy đến những trại gọi là trại học tập, bị chở ra tận miền Bắc, đến tận biên giới Việt Hoa. Trong lúc tù đầy như vậy, chị có thể hình dung được đời sống của gia đình họ ở nhà như thế nào rồi. Cột trụ gia đình mà bị bứng đi như vậy, trong lúc đó mưu sinh ở nhà thay đổi hoàn toàn, tất cả đều ở trong vòng kiểm soát của nhà nước hết. Khi những tù nhân, bạn tôi và những người làm văn học nghệ thuật miền Nam cũng như giới trí thức hay quân đội bị lưu đầy, bị tập trung thì đời sống của họ không có gì là khả quan hết, ăn thua là ở tinh thần từng người. Có những người tôi rất phục, ở nơi họ không coi hoàn cảnh ra cái gì hết. Không coi sự nghèo khổ ra cái gì hết. Và kể cả họ, không coi những trừng phạt của nhà nước đối với họ, là cái gì cả. Về những tin tức của anh em ở nhà như Doãn Quốc Sĩ, Tô Thùy Yên, Nguyễn Sĩ Tế, v.v... tôi được tin tức về họ luôn luôn. Một mặt khác, trong thời gian gần đây ở vùng California, có rất nhiều người Việt Nam về thăm lại Việt nam, tôi thường lợi dụng những dịp đó để nhờ họ gặp, tiếp xúc hoặc thăm hỏi hoàn cảnh từng người mà tôi muốn biết tin, thì tôi biết là họ rất đầy đủ và liên tục gần như tháng nào cũng có tin. Riêng trường hợp Thanh Tâm Tuyền được trả tự do và sang Mỹ cũng chưa lâu, sang cùng với vợ con. Lúc mới tới ở vùng Lafayette, tiểu bang Louisiana, bây giờ đổi về tiểu bang Minesota, có người bạn thân của Thanh Tâm Tuyền là nhạc sĩ Cung Tiến đang ở đó. Đời sống của Thanh Tâm Tuyền cũng có vấn đề của nó bởi vì tù đầy về thì sức lực suy yếu rồi và tuổi thì cũng không thể gọi là trẻ nữa, thành ra vấn đề học nhập vào đời sống ở Mỹ cũng có rất nhiều vấn đề đặt ra. Nhưng Thanh Tâm Tuyền là một người có một tinh thần rất vững vàng, và những khó khăn đó, Thanh Tâm Tuyên không coi ra gì hết và đời sống của Thanh Tâm Tuyền ở Minesota bây giờ rất bình lặng, nếu không muốn nói là khép kín trong gia đình mà thôi.

 

T.K.: Anh nghĩ sao về văn học phản kháng trong nước?

M.T.: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây cho báo Hợp Lưu của nhóm Khánh Trường, tôi có nói đến văn nghệ phản kháng, tôi cũng không thể trả lời được gì nhiều bởi vì tôi không theo dõi từ đầu, và những tiểu thuyết, những bài viết, những bài báo của những người ở trong khuynh hướng gọi là đối kháng ở Việt Nam bây giờ, gửi ra, tôi cũng không đọc được nhiều. Tôi cho là phong trào đối kháng đó có. Đáng lý nó phải có từ lâu rồi. Nhưng có lẽ bới vì trước kia, sự kiểm soát của đảng, của nhà nước gắt gao quá, hay họ không có tinh thần đối kháng lại chế độ, chính sách của chế độ, lúc ấy họ không có môi trường, không có phương tiện để tỏ hiện sự đối kháng của họ ra, mà thời gian gần đây, họ đã có một số điều kiện để có thể lên tiếng hay để có thể xuất bản những cuốn sách không theo đường lối, chính sách của văn chương xã hội chủ nghĩa. Nhưng nói đến phong trào đối kháng sẽ đi tới đâu thì tôi không rõ bởi vì nếu đảng hay nhà nước lại thi hành chính sách kiểm soát khắc khổ trở lại thì cái đối kháng ấy có thể bị dập tắt.

 

T.K.: Có lần anh nói anh không trở về nữa cho dù chế độ cộng sản tan rã, đã lưu vong thì cứ xa thôi, ở xa thôi, vì sao thế anh?

M.T.: Trường hợp của tôi hơi đặc biệt một chút. Năm 1976, khi nhà nước cộng sản phát động quyết định truy lùng, bắt giữ những nhà văn, những người làm báo, làm thơ ở miền Nam, tôi nằm trong danh sách của những người bị bắt. Nhưng tôi là người may mắn đã lọt lưới và đã đi vào đời sống ẩn lánh cho tới ngày vượt biển. Hiện nay, theo tôi hiểu, trường hợp của tôi, tôi vẫn là người bị truy lùng. Bản án của tôi không được hủy bỏ và nếu về, tới phi trường sẽ bị bắt ngay. Đó là nói nếu tôi muốn về thì cũng không thể nào về được. Còn tôi, tôi không muốn về nữa vì trong nhận thức của tôi, chế độ mặc dầu đã lung lay nhưng chưa sụp đổ ngay đâu như một số người đã tưởng, vì lạc quan hay vì lý do này nọ. Riêng về điểm chế độ cộng sản tồn tại một thời gian nào đó, thì bây giờ tuổi đã lớn, tôi không chờ ngày đó, tôi không thể chớ nổi, hoặc là khi về được thì tôi không còn sức sáng tạo nữa. Điều thứ ba là tôi không còn gắn bó gì nhiều lắm nữa với quê nhà, cha mẹ tôi đã mất sau năm 1975, bạn hữu những người thân thiết nhất, người đã đi được, người chưa đi nhưng tôi nghĩ sớm muộn họ cũng ra khỏi Việt Nam và tôi sẽ gặp lại tất cả ở hải ngoại. Còn gia đình tôi, còn một số người thân thuộc, người em chẳng hạn, đều ở trên con đường đoàn tụ gia đình hết cả, thành ra tôi không thấy cần thiết phải trở về Việt Nam nữa.

 

T.K.: Trong tháng qua, Việt Nam có ba nghệ sĩ lớn đã từ trần, hai nhà thơ Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh và nhạc sĩ Phạm Đình Chương mà anh đã quen hoặc đã thân trong quá khứ, xin anh nói về họ.

M.T.: Trước hết là nhà thơ Lưu Trọng Lư và nhà thơ Hồ Dzếnh, tôi có sinh hoạt chung một thời kỳ chứ không phải bạn thân của họ, bởi vì họ thuộc lớp văn nghệ gọi chung là lớp tiền chiến, lúc đó tôi còn rất trẻ và mới bắt đầu khởi sự đi vào văn nghệ mà thôi, họ là những người lớp trước, hơn tôi mười mấy tuổi. Tôi chỉ sinh hoạt với Hồ Dzếnh một cách tình cờ là tôi gặp ở Hưng Yên, ở Hà Nội. Lúc ấy tôi còn đang đi học. Với Lưu Trọng Lư, tôi gặp ở ngoài kháng chiến, ở Thanh Hóa, ở khu Tư; Lưu Trọng Lư từ vùng Bình Trị Thiên đi ra họp những khóa văn nghệ được tổ chức trong những năm tôi ở ngoài đó. Tôi không có cảm tình lắm với nhà thơ Lưu Trọng Lư bởi vì trong thời kỳ tôi gặp thì ông ta rất quá khích, những lập luận, những lời tuyên bố, thái độ của ông ở những đại hội văn nghệ tổ chức lúc bấy giờ, Lưu Trọng Lư làm ra một tinh thần sắt thép quá khích, tôi không thích, rất nhiều người không thích. Còn Hồ Dzếnh, trước hết tôi rất yêu thơ của Hồ Dzếnh và Hồ Dzếnh là người rất đơn giản, không điệu bộ, kiểu cách, lúc đó ông ta coi tôi như một đàn em, một người lớp sau. Riêng người thân nhất là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, tôi cũng không ở trong giới âm nhạc nhưng chúng tôi thích đi chơi và cảm thấy rất hợp với nhau, có thể nói là trong hai mươi năm ở miền Nam, người đi chơi với tôi nhiều nhất không phải là các anh em viết văn, mà là một nhạc sĩ, một người đánh đàn, một người soạn nhạc, đó là Hoài Bắc Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương vừa mất là một điều buồn bã, một đau buồn rất lớn đối với tôi. Tôi đã ở bên cạnh Phạm Đình Chương cho tới lúc giải phẫu, cho tới lúc trút hơi thở cuối cùng.

 

T.K.: Xin cám ơn anh Mai Thảo.

(Nguồn RFI)



Xin bấm vào đây để nghe cuộc nói chuyện của nhà văn Mai Thảo và Thụy Khuê:





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 15995)
Khi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác
24 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 18047)
Khi Tuấn qua đời, thân thích ruột thịt phải khá mất công mới làm xong chuyện “vệt mực nào xóa bỏ thân tôi”
17 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 14839)
Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ
05 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 14107)
Xưa nay chúng ta chỉ biết Eluard là nhà thơ trữ tình, một nhà thơ siêu thực của Pháp
02 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 14836)
Ngày cuối ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, du khách trong đoàn tự do sinh hoạt để hôm sau ra sân bay về nướ
28 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14335)
Bí quyết của nghệ thuật là không cố ý làm gì cả. Để cái mờ, giữ cái bóng. Sơn dầu khác với sơn mài là không có cái bóng.
20 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 13732)
Vào ngày thứ bảy 21/07/2012 tới đây, tập thơ Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ 60 Năm, 1948-200
12 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 17426)
Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ,
12 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14011)
Trong bộ môn văn học nghệ thuật nói chung, trường phái siêu thực hầu như đậm nét đối với hội họa
08 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14858)
Trong việc thành lập nhà xuất bản Tiếng Quê Hương,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12045)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8118)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10935)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,