Cuộc Đời Kỳ Lạ Của Con Gái Hoài Chân

13 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 18923)
Cuộc Đời Kỳ Lạ Của Con Gái Hoài Chân

 

nguyenphuongthuy_congaihoaichan_-content-content

 

Có lẽ, hầu như người Việt Nam nào đã từng học hết phổ thông đều biết đến tên Hoài Chân, đồng tác giả với Hoài Thanh viết cuốn "Thi nhân Việt Nam".

 

 

Qua nhiều thông tin, tôi được biết nhà phê bình văn học Hoài Chân có một người con gái cũng là nhà thơ đang phải sống trong một trại tế bần tại Bắc Ninh... Bà tên là Nguyễn Phương Thúy, con gái thứ ba của nhà phê bình Hoài Chân.

 

Tôi tìm về Trung tâm dưỡng lão Phật Tích - Bắc Ninh để gặp bà, tại đây, bà chia sẻ: Từ khi đến với trung tâm này, bà thấy khá thanh thản và có thời gian bình lặng để an hưởng tuổi già. Mẹ bà là cụ Hồng Thị Bé vẫn còn nên thi thoảng gọi điện cho con gái để hỏi thăm. Tiếc rằng, cụ Bé đã gần 100 tuổi nên sức khoẻ giảm sút, mắt lại không còn nhìn thấy gì nên không thể sang thăm con. Bà Thuý cũng ít có điều kiện để về thăm mẹ.

 

Bà Thúy vào Trung tâm này chưa lâu, tính đến đầu tháng 10/2010 thì được chừng 3 tháng. Lý do để bà chọn nơi này không phải vì không còn chỗ nương thân hay không có ai chăm sóc. Bà vẫn còn khá nhiều người họ hàng thân thích đang sinh sống tại Hà Nội.

 

Cháu ruột bà là lãnh đạo của một tập đoàn lớn sẵn sàng cung phụng bà đủ thứ nhưng bà không muốn làm phiền. Bà muốn bỏ lại đằng sau những lo toan và không còn muốn bon chen gì với đời nữa. Đến đây, bà sẽ có cơ hội để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những sáng tác mới. Bà dự kiến sẽ viết hồi ký tại chính nơi này.

 

Bà tên đầy đủ là Nguyễn Phương Thuý con gái thứ ba của nhà phê bình văn học Hoài Chân cháu gọi Hoài Thanh bằng bác ruột (Hoài Thanh-Hoài Chân hai tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam, và gọi bà Thuý Bắc (tác giả bài Sợi nhớ sợi thương) là cô ruột.

 

Chính bởi được sinh ra trong một gia đình nhiều trí thức lớn nên bà Thuý sớm được tiếp xúc sách vở và những kiến thức hiện đại. Bà được gia đình đưa vào học ở Nhạc viện Hà Nội và sau đó ở lại đây làm giáo viên giảng dạy bộ môn đàn dân tộc.

 

Ngoài việc đi dạy, Phương Thuý còn sáng tác. Bà được đánh giá là cây bút nữ nhiều triển vọng của phong trào sáng tác văn học những năm 60 của thế kỷ trước.

 

Rồi cô gái Phương Thuý cũng lên xe hoa với một vị giáo sư hàng đầu ngành vật lý nước nhà thời bấy giờ. Cuộc hôn nhân của họ được cho là một cuộc hôn nhân lý tưởng của một đôi trai tài, gái sắc. Thế nhưng, số phận thường đùa giỡn với những gì được người đời xem là hoàn hảo. Phương Thuý và vị giáo sư kia không thể cùng chung sống!

 

Và bà gặp Tuân Nguyễn (người đàn ông này tên thật là Nguyễn Tuân nhưng đổi bút danh thành Tuân Nguyễn cho không lầm lẫn với nhà văn Nguyễn Tuân)- một người đàn ông vừa thoát khỏi vòng lao lý sau một trục trặc vì chuyện thơ - văn.

 

Bình thường một người đi tù về đã khó hoà nhập cộng đồng thì ngày ấy, việc một người đi tù mà liên quan đến chữ nghĩa càng khó được chấp nhận hơn. Thế nhưng, người đàn bà ấy lại chấp nhận tất cả. Khi đến với Tuân Nguyễn, bà sẵn sàng bỏ lại sau lưng cuộc sống sung túc và mọi điều tiếng để đi theo tiếng gọi của tình yêu.

 

blankVới bà Thuý, thời gian bên Tuân Nguyễn là thời gian mà bà hạnh phúc nhất cuộc đời. Thế nhưng, cuộc sống của hai người cùng làm thơ, đọc sách bấy giờ quá khó khăn. Để đủ mưu sinh, bà phải bán hàng sách, báo để kiếm thêm. Cũng có thời gian, hai ông bà còn phải đi làm công nhân vệ sinh để phụ kế sinh nhai.

 

Ông Tuân Nguyễn làm thơ và làm nghề dịch sách kiếm sống. Ông vốn là bạn thân của nhà văn Phùng Quán nên mối thâm giao giữa vợ chồng Phương Thúy - Tuân Nguyễn và gia đình Phùng Quán khá bền chặt.

 

Tuân Nguyễn đột ngột ra đi trong một tai nạn giao thông. Bà gần như điên loạn khi chồng mất và phải mất rất nhiều năm sau mới lấy lại được cân bằng!

 

Sáng tác “Người con gái sông La” qua một bức ảnh

 

Ítt ai biết, tác giả bài hát "Người con gái sông La" của nhạc sỹ Doãn Nho lại chính do cô con gái này của Hoài Chân sáng tác. Bài thơ ban đầu có tựa đề "Cô gái sông La" sau được nhạc sỹ Doãn Nho phổ nhạc và đổi tên.

 

Bà tâm sự, khi sáng tác bài thơ ấy, bà cũng chưa biết sông La thế nào vì chưa từng một lần được đặt chân vào Hà Tĩnh. Bài thơ được ra đời chỉ vì một lần bà tình cờ đọc báo viết về cô gái thanh niên xung phong La Thị Tám ngày đêm đứng chỉ đường cho xe qua không ngại bom đạn. Khi ấy bà đang là giáo viên của Nhạc viện Hà Nội.

 

Bức ảnh của cô gái La Thị Tám trong bài viết ấy có đôi mắt hồn hậu và trong sáng. Nhìn vào đôi mắt ấy cùng với sự cảm kích trước hành động của cô gái thanh niên xung phong kia, sau một đêm thức trắng, Phương Thuý đã chắt từng giọt tâm hồn để tạo nên những vần thơ đầy sôi sục và lắng đọng trong bài "Cô gái sông La".

 

Sau khi sáng tác bài thơ ấy, Phương Thuý cũng không có dịp về sông La. Đến hơn 30 năm sau, bà mới có cơ hội đến thăm ngã ba Đồng Lộc, thăm sông La. Nhắc đến chuyến đi này, bà cứ suýt xoa nhắc đi nhắc lại là người Hà Tĩnh chân thật và hồn hậu đúng như những gì bà cảm nhận được từ đôi mắt cô gái La Thị Tám.

 

Bà trở lại với chuyện sống trong trại dưỡng lão Phật Tích. Bên cạnh bà còn có bà Ca, bà Tùng, ông Mẹo. Cùng là những người già được đưa về trại an dưỡng. Rồi bà nhắc đi nhắc lại ở trung tâm bà được anh Thăng, anh Dương, cô Dung, cô Đào thường xuyên chăm sóc.

 

Ở đây, bà còn được tiếp xúc với nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày, bà vẫn thường hướng dẫn các em cách viết nhật ký. Theo bà, đó chính là một cách rèn giũa tâm hồn cho các em và giúp các em trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Bà nói với tôi, đó đều sẽ là những nhân vật trong hồi ký của bà.

 

Ngân Giang

 

(Nguồn: Người Đưa Tin-nguoiduatin.vn)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5334)
Ông là nhạc sĩ giáo sư âm nhạc Tô Vũ, người đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc VN. Đến bệnh viện thăm ông, trong tôi cảm xúc vui buồn lẫn lộn
11 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 9777)
Đinh Cường thích đi đến những điều bí mật đằng sau cây cọ và những tảng màu
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 11588)
Bà cho tôi cảm tưởng, nội việc là: “Bà Nguyễn Văn Khánh,” chừng đó thôi, với bà, đã quá đủ!
04 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8608)
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí không chỉ để lại tranh mà còn để lại lời cho hậu thế. Những lời ông nói trong khoảng từ 75 đến 92 được họa sĩ Nguyễn Xuân Việt, người học trò ghi lạ
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6716)
Bà chít khăn nhung, đường ngôi rẽ lệch, cùng với hàm răng không nhuộm của bà, là dấu hiệu mở đầu cho phong trào manh nha đổi mới của nữ giới Hà Thành thập niên 30- 40
31 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8511)
Quý thân hữu và bạn văn muốn có món quà lưu niệm nầy, liên lạc với THT qua emailtranhoaithu@verrizon.net
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8052)
Thế Lữ ngay từ 1936-1937 đã nồng nhiệt giới thiệu Xuân Diệu và như các nhà văn học sử thường viết, tự nguyện nhường ngôi bá chủ thi đàn cho Xuân Diệu,
25 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 11981)
Anh là một tác giả thành danh rất sớm, thường xuyên có thơ văn đăng báo từ khi mới 16, 17 tuổi, và cho đến năm 1975,
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8453)
Cuộc cách tân thơ của Trần Dần sau hòa bình năm 1954 vừa mới khởi ra chưa được bao lâu thì đã bị tai nạn “Nhân văn - Giai phẩm”.
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 12357)
Nhưng tác phẩm của Vũ đã đóng góp giáo dục tư tưởng cho một vài thế hệ. Ít ra, Vũ đã gieo hạt mầm hy vọng vào tương lai.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19004)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25520)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,