NINH HẠ - Về Một Bài Thơ Phổ Nhạc: “Màu Tím Hoa Sim” Của Hữu Loan

15 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 15321)
NINH HẠ - Về Một Bài Thơ Phổ Nhạc: “Màu Tím Hoa Sim” Của Hữu Loan

huuloan-dtl1-content-content 

 

Thơ phổ nhạc có lẽ là một thể loại sáng tác đặc biệt Việt Nam. Có thể vì bản chất thơ Việt nam là vần điệu. Trong thơ đã có nhạc. Các nhạc sĩ đã làm cho các bài thơ được đại chúng hoá. Sự phối hợp giữa thơ và nhạc nhiều khi đã nâng giá trị bài thơ lên cao hơn trên mức độ thưởng ngoạn.

 

Thơ Việt nam được phổ nhạc rất nhiều. Nhưng, “Ngậm ngùi” thơ của Huy Cận, “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, được Phạm Duy phổ nhạc; “Chiều” thơ Hồ Zếnh, nhạc Dương Thiệu Tước phải kể là những phối hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc. Thơ không bị đổi lời hay thêm lời cho đúng nhịp điệu và âm giai, đã nhờ nhạc mà hay hơn. Nhạc có thơ mà ngôn từ hóa âm thanh, chuyên chở cảm xúc trực tiếp đến người nghe.

 

Cho nên, nói như nhà thơ Nguyên Sa khi trả lời nhà báo Lê đình Điểu (TK21 105). “Nhạc hoàn toàn không làm tăng giá trị của thơ, chỉ có thơ làm tăng giá trị của bản nhạc thôi.”. Hay, nếu có một nhạc sĩ nào cho là, nhờ nhạc mà thơ hay hơn thì đều mang tính chủ quan một chiều.

 

Thế nhưng, không hiếm khi chính bài nhạc phổ đã giết chết bài thơ tức tưỡi. Bài thơ “ Màu tím hoa sim” của Hữu Loan do Dzũng Chinh và sau này được Phạm Duy phổ nhạc là một trường hợp.

 

Tôi nhớ. Khoảng đầu thập niên 1954 học sinh thành phố chuyền tay say mê học thuộc bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan từ vùng kháng chiến lén lút đưa về. Đây là một bài thơ bi hùng và lãng mạn cách mạng. Bài thơ rất xúc động vì được thi sĩ viết từ nỗi đau thương mất mát xé ruột của chính mình. Nhà văn Hoàng Tiến, người gần gũi với Hữu Loan viết “Đúng là những giọt máu của tác giả đã nhỏ trên trang giấy ( tác giả mất vợ, mất người yêu trong kháng chiến) khiến cho người đọc, đọc đến đây cũng không cầm được nước mắt.”. Một bài thơ mà từng chữ một được chắt chiu cẩn trọng. Mỗi ý thơ toát ra cái thần . Cái mà Hoàng Tiến gọi là “Ngôn trung hữu quỷ”.

 

Tôi về

không gặp nàng

Má tôi ngồi bên mộ con

Đầy bóng tối

Chiếc bình hoa

ngày cưới

thành bình hương

Tàn lạnh vây quanh

 

Đó là nói về lời thơ. Không thể sửa lời và thêm lời.

 

Còn về âm vận của bài thơ? Những bài thơ được phổ nhạc thành công như đã kể, thì hoặc thuộc thể lục bát rất dễ chuyển sang nhịp chậm Slow hay nhịp ba Boston, như bài Ngậm ngùi:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi

Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá sầu..

 

Thơ năm chữ rất thích hợp với nhịp ba chậm, như bài Tiếng thu

 

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

 

Với Dương Thiệu Tước, cũng là thơ năm chữ, nhưng ông lại phổ nhịp bốn (Tango habanera) cho bài Chiều. Chính nhờ nhịp điệu này mà Chiều của Hồ Zếnh mang cái nét lảng đãng hoàng hôn êm ả.

 

Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây

 

Bài thơ “Màu tím hoa sim” lại dùng một thể thơ cách tân, rất xa lạ vào thời đó. Thể thơ mà Hữu Loan gọi là “thơ xuống hàng”. Nhà văn Hoàng Tiến nhận xét “Lối này người đọc phải đọc ngắt giọng, ngắt chữ, nó đập vào trực giác chúng ta (intuitivement), nó làm nổi hình khối lên (en relief)”.

 

Lời thơ như thế, nhịp thơ như thế thì làm sao mà với những giới hạn về tiết tấu nhịp điệu của một ca khúc có thể chuyên chở hết trọn vẹn diễn cảm của bài thơ.

 

Thế nên khi bài thơ trữ tình đầy chất bi hùng lãng mạn đó được Dzũng Chinh thay lời, thêm lời cho đúng nốt nhạc điệu nhạc, phổ theo điệu Bolero rất bình dân phổ biến vào thời đó, và khi mà ca khúc “Những đồi hoa sim” được hát nơi nơi, thì cũng là lúc kết liểu luôn một trong những bài thơ hay nhất thời kháng Pháp. (Dzũng Chinh là một Trung úy trẻ tuổi QLVNCH đã hy sinh tại chiến trường Phan Thiết?).

 

Sau này nhạc sĩ tài năng Phạm Duy, bạn đồng lứa của Hữu Loan, có lẽ muốn cứu sống bài thơ, đã phổ lại bài thơ với tựa đề “Áo anh sứt chỉ đường tà”, lấy từ câu của bài thơ. Ca khúc hay hơn, tiết tấu thay đổi lôi cuốn hơn. Nhưng với tài năng của mình trong Ngậm ngùi, trong Tiếng thu, Phạm Duy không cứu nổi bài thơ, nếu không muốn nói bài thơ bị giết chết lần thứ hai.

 

Hữu Loan đã nói: “Có người đổi đầu đề bài thơ của tôi là Đồi sim màu tím. Màu tím như vậy thành cụ thể mất rồi. Vì vợ tôi thích màu tím, màu tím với tôi lúc này là một ảo giác, tôi hát trong màu hoa ấy, tôi mê, tôi tỉnh, tôi say, tôi phát cuồng”

 

Đó. Mới chỉ đổi đầu đề bài thơ mà thôi thì đã lạc xa cái hồn thơ của người viết đến như thế. Huống hồ những câu thơ tuyệt vời về chiều hoang màu tím bị thay đổi như sau đây thì không những Hữu Loan mà cả những người yêu thơ ông cũng thấy buồn.

 

Nguyên văn thơ Hữu Loan đoạn hay nhất nói về ảo giác màu tím một buổi chiều

 

Chiều hoang tím

có chiều hoang biếc

Chiều hoang tím

tím màu da diết

Nhìn áo rách vai

tôi hát

trong màu hoa”

 

Đoạn này không được phổ. Dzũng Chinh chọn đoạn thơ khác, sửa lại

 

Những đồi hoa sim, ôi những đồi hoa sim

tím chiều hoang biền biệt”

 

Và Phạm Duy

 

Chiều hành quân qua những đồi sim,

những đồi sim, những đồi sim

Màu tím hoa sim

Tím cả chiều hoang biền biệt”

 

Chỉ riêng trong trường hợp này hay nhiều trường hợp tương tự, thì tôi không những đồng ý với cố thi sĩ tài hoa Nguyên Sa, “Nhạc hoàn toàn không làm tăng giá trị bài thơ”, mà phải nói thêm theo từ ngữ thông dụng hiện nay, “Nhạc đã abuse bài thơ.”

 

Ninh Hạ

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 7700)
Tính tôi rất tò mò, mỗi khi nghe tên ai dính đến Hàn Mặc Tử, tôi muốn tỏ tường về những người đàn bà của nhà thơ giàu ngôn ngữ tình yêu nhưng nghèo sức sống này lắm
02 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 6678)
Cả một dân tộc, một đất nước đã từng là nô lệ. Bị nhốt chung trong cái cũi khổng lồ ấy nào là những nông nô, công nô, binh nô, trí nô và vân vân nô
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 8195)
... sự ra đời của Lửa Thiêng đã khẳng định một ngôi vương của ông trên thi đàn, bởi xét về tính hoàn chỉnh thì đây là tập “chín” nhất thời đại .
15 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9062)
Năm 1991, sau khi công bố phát hiện Vương Bột tử nạn nơi nào !? ở báo Văn Nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Tổng biên tập của báo đến nhà chúng tôi ở Sài Gòn chơi
12 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9946)
Khi tôi sinh ra, đất nước đã chia đôi. Lớn lên, tôi yêu mến miền Nam nhưng cũng nhớ thương miền Bắc. Lạ. Người ta có thể nào nhớ một điều mà mình không biết?
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 7291)
Tôi viết bài tham luận nhỏ này trong tâm thế người trong cuộc. Vì thế, nếu có chút ít phê phán đối tượng văn học trẻ, thì đấy cũng là chính tôi đang tự phê phán chính mình
25 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8191)
Nam Cao rất có tài, rất có tâm, song chưa thể là nhà văn tầm cỡ. Riêng điều ấy đã là một nỗi buồn lớn!
23 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 23945)
Ngay từ khi xuất hiện trên Thi đàn, và lúc trở thành một trong Bát Tú (của Tự Lực Văn Đoàn) - người yêu thơ Xuân Diệu cứ vương vấn câu hỏi
18 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8859)
Đã 45 năm nhưng có những kỷ niệm vẫn như in trong đầu, tưởng chừng như vừa mới xảy ra…
30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 5810)
Tôi cũng như nhiều đứa trẻ lớn lên ở vùng quê hẻo lánh nghèo nàn thời chiến tranh chưa từng được cầm lồng đèn tung tăng rước qua đường phố những đêm trăng rằm Trung Thu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,