ĐINH CƯỜNG - Đã Đến Lúc Người Thi Sĩ Ấy Phải Vẽ

12 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 17670)
ĐINH CƯỜNG - Đã Đến Lúc Người Thi Sĩ Ấy Phải Vẽ

 

dinh_cuong__dtl_1992_content

 

La présence dominatrice du peintre lui- même

( André Malraux- Les Voix du Silence )

 

Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ, như người đã hằng tin chữ có khả năng gọi chữ, màu có khả năng gọi màu . Sắc màu mời gọi đến với không gian hai chiều của hội họa, nó tạo ra trong chúng ta sự gợi cảm huyền diệu, vừa thấy ngoại cảnh vừa thấy tâm hồn họa sĩ . Và ngày nay cánh cửa hội họa đã mở toang, còn lạc thú nào hơn được đắm mình trong cõi ẩn mật của sắc màu, nét cọ khi đứng trước giá vẽ, đó là một thế giới vô bờ bến…có thể trời màu xanh lá cây, bãi biển có thể hồng, thân người màu vàng tươi như Le

Christ Jaune của Gauguin, và chính Gauguin đã nói màu sắc vốn có tính cách huyền bí, cứ để cho những xúc động phát nguyên từ bản chất nó , từ sức mạnh huyền bí mà nó chứa đựng ( Gauguin- Charles Estienne-Skira ).

Sức mạnh huyền bí của màu xanh lá cây trong tranh Du Tử Lê đã cuốn hút tôi từ những bức đầu tiên, màu xanh ấy không thấy được trong thơ ông, mà chỉ nghe vang trong đêm xanh đen: những con sói cô đơn hú giữa đồi; trăng lạnh ( Niềm bí mật, gió- DTLê, 1994).

 vaichua-content-content

Để hiểu vì sao người thi sĩ ấy phải vẽ . Hình tượng ấy là của tạo hình, dù chỉ là những vệt đen, sắc , nhọn hay những chấm phá của màu đỏ tươi, vọng lại từ tiếng hú cô đơn, hay như: Đất nứt nở ra bầy quạ đỏ, câu thơ của Phạm Công Thiện cũng là tiếng hú rợn người ấy, khiến tôi nghĩ đến những thi sĩ khác nữa cùng thời với ông như Bùi Giáng, Nh. Tay Ngàn hay cả Trịnh Công Sơn được xem như thi sĩ của ca khúc… đều vẽ và vẽ rất trác tuyệt. ‘’ Người làm hội họa như một cốc nước đầy, tự nó tràn ra, muốn thành hình thể gì không biết. Cái quyết định cuối cùng của tác giả là xác nhận những hình thể đó. Hội họa có sự tình cờ ( sự tình cờ được xác định ) và có những

cái ngố của đường nét, màu sắc. Nếu ở một bức tranh tất cả màu sắc, đường nét đều vừa vặn, hợp lý, bức tranh sẽ biến thành công trình của người thợ khéo tay. Tôi thù ghét sự khéo tay. Danh từ này tự nó đã loại bỏ tính chất nghệ thuật .” ( Thảo luận, Ngôn Ngữ Mới trong Hội Họa, Sáng Tạo xuất bản 1965, Sài Gòn ). Tôi biết ông cũng như tôi, rất yêu mến người họa sĩ tài hoa mang tên Ngọc Dũng ngụ trên miền Đông Bắc này, anh đã bỏ bạn bè ra đi từ hơn mười năm nay, để lại một trong những bức tranh cuối : đôi tình nhân đi trong tuyết trắng mịt mùng.

ngua-content-content 

Và người thi sĩ ấy đã vẽ đã để lại trong tôi màu xanh lá cây, màu nguyên thuỷ mang một tính “primitive’’ độc đáo như màu xanh huyền bí trong bức Kẻ dụ rắn- Le charmeur de serpent- của Henri Rousseau. Màu xanh chiếu xuống studio tôi ghé thăm vội vàng buổi trưa, duới giàn hoa nơi khu vườn rộng của Hạnh Tuyền , tôi nhớ Tuyền nói tranh anh Lê chưa tạo được chất -matière - đắp dày nhiều mảng màu chồng lên nhau …nhưng đó chỉ là kỹ thuật. Hãy vẽ bằng cảm xúc, vẽ cho nhanh cho kịp cảm xúc của mình, hãy bỏ ra một bên những thành kiến cũ, hãy xua đuổi mọi lý thuyết, hay nói như họa sĩ bậc thầy Nguyễn Gia Trí : Giữ tâm linh trong sáng. Tâm linh người nghệ sĩ là ngọn lửa nuôi sống nghệ thuật, nuôi sống con người . ( Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo – nhà xuất bản Văn Học 1998 ) . Đúng vậy, nghệ thuật luôn là đời sống của tâm linh, và tôi tin chắc rằng, trong tiếng thơ vô địch ( chữ của Mai Thảo) của Du Tử Lê và những cách tân sau này của những ký hiệu về dấu, làm mới thi ca ông , nay bắt gặp lại trong tranh ông những nhịp điệu ( rythme ) của tạo hình cũng rất mới không kém . Có thể ghi nhận như Frédérique Martin-Scherrer là Đọc tranh, nhìn thơ ( Lire la peinture, voir la poésie- editions imec 2004 ) , ở đó ta đọc được cả đớn đau và hạnh phúc .

 trenngonw-content-content

Và bạn tôi, ông phải vẽ thôi (tôi hay kêu ông bằng tiếng kêu thân mật) khi xem bức tranh Trên Ngọn Buồn Thánh Thót, Treo cao, ghi tháng 5-2012 trên website của Hạnh Tuyền (người bạn đời hỗ trợ Du Tử Lê không ít về việc rẽ qua thế giới hội họa, tôi nghĩ vậy) tôi như gặp lại mối đồng cảm của sự cô đơn cùng tận, và phải chăng như tiếng hát đớn đau của Billie Holiday nghe lại những ngày này, qua bản nhạc Strange Fruit, là bài thơ của Abel Meeropol viết năm 1939, với câu cuối : Đây là trái lạ lùng cay đắng – Here is a strange and bitter crop. Bằng sự đắng cay hay niềm hoan lạc của cả đời người, tranh Du Tử Lê là một tiếng nói khác, nhưng ta vẫn dễ nhìn ra, cõi thơ và cõi họa của ông là một . Một Đấng Tài Hoa .

 

Virginia, 4 June 2012

Đinh Cường

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 262)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 334)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 865)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1226)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 952)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1020)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1016)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1138)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8336)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1110)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,