LÊ THIẾU NHƠN - Nguyễn Duy 'lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch'

16 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13597)
LÊ THIẾU NHƠN - Nguyễn Duy 'lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch'

 

nguyen-duy-content

Nhà thơ Nguyễn Duy

Trong những nhà thơ Việt Nam đương đại, có lẽ Nguyễn Duy là tên tuổi được phổ cập tương đối rộng rãi vào quần chúng. Nói về sáng tạo thì luôn tồn tại nghịch lý. Ở lĩnh vực công nghệ, người làm ra cái xe đạp và người làm ra cái xe hơi không bao giờ có sự nhầm lẫn. Thế nhưng, ở lĩnh vực nghệ thuật, những bài thơ "đẳng cấp xe đạp" vẫn lắm lúc tạo ra nhà thơ "đẳng cấp xe hơi". Sự may mắn ấy như lộc trời, cho ai thì người ấy được, chẳng thể so bì hay đố kỵ.

 

Sau nhiều tập đơn lẻ, thơ Nguyễn Duy được tuyển chọn lại thành một cuốn hơn 400 trang, do NXB Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam ấn hành, giúp độc giả khái quát được ba yếu tố làm nên danh tiếng Nguyễn Duy: Thứ nhất, vần điệu nhịp nhàng, dễ đọc dễ thuộc. Thứ hai, tác giả có khả năng trình diễn để tiếp cận công chúng. Thứ ba, năng lực thẩm mỹ của người viết có nét tương đồng với không khí xã hội nên được hiệu ứng đám đông đẩy lên cao.

 


Sự nghiệp thi ca của Nguyễn Duy khởi động từ cuộc thi thơ năm 1972-1973 do báo Văn nghệ tổ chức. Giải nhất đồng hạng cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu, bốn bài thơ của Nguyễn Duy là Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười được xem như một phát hiện mới lạ ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Có vẻ như xác định được "mỏ vàng lộ thiên" ở bản thân, Nguyễn Duy tăng tốc với kiểu thơ thăng hoa khái niệm "là". Nào "ở đây là tấm lòng ta, sông dài núi rộng cũng là ở đây", nào "trong veo là nắng với trời", nào "bao nhiêu là giọt mưa rào", nào "bao nhiêu là bóng siêu nhân", nào "cũ xưa đến vậy là cùng"… Hình như Nguyễn Duy muốn chứng minh thi ca không có chữ "là" sẽ không đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy bạn đọc tinh tường dễ dàng nhận ra nhiều câu thơ nửa như tấu nói nửa như hò vè. 

Người rất yêu Nguyễn Duy có thể bào chữa thơ ông đã đạt đến mức giản dị, còn người ít yêu Nguyễn Duy có thể đánh giá thơ ông nhiều chỗ dễ dãi. Chẳng sao, mỗi lần Nguyễn Duy đọc lên vẫn có khối kẻ hào hứng đấy. Phong cách thơ Nguyễn Duy không dành cho những ai tìm đến văn chương để một mình suy tư, mà cực kỳ phù hợp với không gian xúm xít lim dim đôi mắt, dong dỏng đôi tai. Ngay cả những câu thơ riêng tư nhất viết về vợ thì giọng điệu Nguyễn Duy vẫn như đang có MC của Đài truyền hình VN cầm micro dí trước mặt: "Móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc/ Vợ dìu ta tầng bậc thang mòn"!

 

Không thể nói khác hơn, Nguyễn Duy hoàn toàn mang dáng dấp một danh ca của làng thơ nước nhà. Để tận dụng triệt để ưu điểm này, ngay khi đánh vật với món ngôn ngữ nôm na điệu nghệ, Nguyễn Duy đã nghĩ đến quyền lợi của giới thưởng ngoạn. Ví dụ, bài thơ Cơm bụi ca có thể xem như dấu son cho thể loại lục bát của Nguyễn Duy, lẽ ra phải kết thúc với hai câu gợi mở "Xin nghe anh nói cực nghiêm/ linh hồn cát bụi ở miền trong veo", thì ông sợ những người mộ điệu mãi ngẫm ngợi mà quên… tán thưởng, nên viết thêm hai câu "Rủ nhau cơm bụi giá bèo/ yêu nhau theo mốt nhà nghèo… vô tư" để ai cũng kịp nhận ra tiết mục diễn ngâm đã chấm dứt. Giữa thời buổi tri thức luôn sốt ruột nhiều thứ, hiếm hoi lắm mới có một người cầm bút biết đoán định nhu cầu khán giả như Nguyễn Duy!

 

Từ khi quyết tâm bỏ tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ để lấy bút danh Nguyễn Duy cho đến khi tuyên bố ly thân với nàng thơ, nhà thơ Nguyễn Duy đã có một phần tư thế kỷ viết miệt mài. Nguyễn Duy viết nhiều đến mức ông đưa dăm ba câu ca dao vào thơ như "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương" hay "Không trầu mà cũng chẳng cau, làm sao cho thắm môi nhau thì làm" mà nhiều người ngỡ ca dao ăn theo ông chứ không phải ông ăn theo ca dao!

 

Nguyễn Duy viết nhiều đến mức ông chế biến ra không ít bài thơ hời hợt mà chính ông cũng không đủ thời gian để nhẫn nại chỉnh sửa hoặc nhẹ nhàng tiêu hủy, như bài Cô bé nhà bên chỉ từa tựa tạp văn có ngắt xuống dòng, như bài Xiếc trên dây nếu không có câu thơ của Bạch Cư Dị làm đề từ thì chẳng khác gì đoạn văn tường thuật show diễn tạp kỹ đang cần bán vé. Những ai khó tính nhiều khi đọc bài thơ ký tên Nguyễn Duy đâm ra giận… nhà in, vì tưởng nhân viên kỹ thuật tắc trách đã dán nhầm tác phẩm trên báo tường nào vào vị trí lẽ ra phải dành trang trọng cho thơ Nguyễn Duy, chẳng hạn bài Trên đồng bông Phước Sơn hay bài Gửi về Lam Sơn viết dằng dặc mong nhớ mà không có một câu thơ nào! Nói cách khác, trong nỗi đam mê chinh phục, Nguyễn Duy quên mất một phẩm chất cần thiết cho tầm vóc nhà thơ là phải biết hoài nghi những tràng vỗ tay phấn khích.

 

Thế mạnh của Nguyễn Duy nằm ở sự nhận diện nhanh nhạy và khái quát sắc sảo. Với Lạng Sơn, 1989, ông nảy một ý thơ lý thú: "AQ túm tóc Chí Phèo, để hai bác lính nhà nghèo đều thua". Vì vậy, đọc thơ Nguyễn Duy không ai dám nghi ngờ năng lực một nhà báo chuyên nghiệp ở Nguyễn Duy. Nhiều bài thơ dẻo dai nghe Nguyễn Duy lĩnh xướng rất hay, nhưng thực chất được hình thành theo công thức: nhiều khổ báo cộng một khổ thơ.

 

Bài Thơ tặng người ăn mày là một câu chuyện có vần được cứu vớt bởi một đoạn thơ "Bây giờ đồng trắng nước trôi/ Bàn tay chìa vào mặt tôi gấp gáp/ Hay là chính mẹ tôi từ trong đất/ Dắt đất lên để thử lòng tôi chăng?". Bài Pháo Tết lắp ghép nhiều góc ảnh chụp đời thường có một đoạn thơ thổn thức “Cả thành phố như khói/ Khét lẹt mờ mịt mây/ Có một cô điếm ế/ Đón giao thừa gốc cây".

 

Trong nhiều trường hợp, rất khó phân biệt Nguyễn Duy viết báo bằng thơ, hay viết thơ bằng… báo. Lặn lội Ghi chép ở chùa Hương, Nguyễn Duy có bài thơ ngắn "Biết là chả có Phật đâu/ Vẫn lòng thanh bạch lại sau lễ chùa/ Người về khăn áo gió đưa/ Phất phơ hồn vía ngày xưa vẫn còn…" và một bài báo ngắn "Dưới trần bến Đục bến Trong/ Trên trời Hương Tích, Hinh Bồng trắng mây/ Cô em cầu cạnh gì đây? Cầu cho giá gạo hằng ngày đừng lên". Chính nhờ phô diễn ngón nghề báo - thơ lẫn lộn, Nguyễn Duy rất ít câu thơ cấp tỉnh, chỉ có những câu thơ cấp xã chen dọc chen ngang với những câu thơ cấp trung ương! Hơn nữa, Nguyễn Duy có thói quen dùng văn phong hài kịch, nên nhiều câu thơ dở được che đi, mà nhiều câu thơ hay như "Ta cài cúc áo cho em/ Run tay gói lại một miền cỏ lau" cũng bị che đi!

 

Suốt hành trình thơ, Nguyễn Duy luôn chứng minh bản lĩnh một thi sĩ lợi khẩu. Lẽ thường, khi chạm vào trắc ẩn nhân tình thế thái, phải nhìn thật gần mới thấy trái tim nhà thơ run rẩy. Còn với Nguyễn Duy, từ xa đã nghe réo rắt những tiếng kêu cảm thán tội nghiệp quá, thê thảm thay. Như ba vạt đồi nhú lên khỏi vùng thơ xôn xao đàm thoại của Nguyễn Duy là ba bài thơ dài Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ xa… Tổ quốcKim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Bài thơ Đánh thức tiềm lực nhờ sự bảo đảm "Tiễn đưa anh Sáu Dân đi làm kinh tế" nên lời lẽ mạnh mẽ và dõng dạc: “Cần lưu ý/ Có cái miệng làm chức năng cái bẫy/ Sau nụ cười là lởm chởm răng cưa/ Có cái môi mỏng hơn lá mía/ Hôn má bên này bật máu má bên kia/ Có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa/ Khái niệm bắn ra không biết lối thu về".

 

Bài thơ Nhìn từ xa… Tổ quốc có lẽ do không biết ghi tặng ai nên khí độ mềm mỏng hơn một chút: "Xứ sở thật thà/ Sao thật lắm thứ điếm/ Điếm biệt thự - điếm chợ- điếm vườn/ Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng/ Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn/ Vật giá tăng/ Vì hạ giá linh hồn”. Vừa hé lộ tinh thần bảo vệ môi trường vừa khôn khéo phê phán những điều càng xa dạ dày càng tốt, Nguyễn Duy ứng biến mau lẹ chuyển mạch cảm xúc sang Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ một cách an toàn: "Có người thách ta đánh nhau/ Ta bảo ta yếu rồi ta lại không có võ/ Có đứa thách ta chửi nhau/ Ta bảo ta vừa bị mất trộm cả sọt từ ngữ/ Có đứa thách ta nhổ vào mặt nó/ Ta bảo hết đờm rồi/ Ta chúi mũi hà hơi lên trang bản thảo/ Hô hấp nhân tạo những con chữ khó thở". Thật ra, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có một cái tứ đáng đồng tiền bát gạo, nhưng dường như lộc thơ trời cho Nguyễn Duy đã cạn, chỉ còn câu nọ giằng co câu kia trong sự lan man vô định.

 

Giá trị thơ Nguyễn Duy giữa văn bản và trình diễn có một khoảng cách nhất định. Lối dùng chữ lắt léo và cá tính của Nguyễn Duy dễ làm sung sướng phát điên phát rồ cho những ai không đủ kiên trì đối diện với thăm thẳm tâm trạng con người. Thơ Nguyễn Duy không có văn bản ngoài văn bản. Mỗi câu thơ hoàn thành sứ mệnh kiêu hãnh ngay dấu chấm, làm cho sức liên tưởng trong thơ Nguyễn Duy không mấy sâu rộng. Những tiết điệu uyển chuyển "Ngấp nga ngấp ngoảng kêu ma, hóa ra ta gặp bóng ta trên tường" hay "Phàm trần bớt chút lung linh, các em bớt xỉnh xình xinh mấy phần" giống như một thứ quyền thuật. Cũng xuống tấn, cũng vung tay, cũng tung cẳng, cũng ưỡn ngực, cũng lắc mông… thật đẹp mắt khi tham gia màn đồng diễn ngoạn mục. Còn võ thuật đích thực cuộc song đấu giữa người viết và người đọc, có khi 10 năm thấy cái nhón chân còn kinh hoàng cú đá vô ảnh vô chiêu của bậc đại tôn sư.

 

Đọc thơ Nguyễn Duy không khó khăn gì để hình dung, Nguyễn Duy cầm một cây tre quậy vào cái ao nhà mình, kẻ nông cạn thảng thốt sắp có trận "thương hải biến vi tang điền" [1], kẻ bình thường náo nức gió to lồng lộng quê hương ta, còn kẻ tinh tế bồi hồi mùi bùn đất hăng hăng. Bằng cách ấy, Nguyễn Duy tạo được miền thơ riêng. Và ít nhất, tổng kết đời thơ, Nguyễn Duy vẫn còn chút băn khoăn gửi thế hệ sau: "Tiềm lực còn ngủ yên, trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng/ Tiềm lực còn ngủ yên, trong bộ óc mang khối u tự mãn/ Tiềm lực còn ngủ yên, trong con mắt lờ đờ đục thủy tinh thể/ Tiềm lực còn ngủ yên, trong lỗ tai u chai màng nhĩ/ Tiềm lực còn ngủ yên, trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm/ Tiềm lực còn ngủ yên, trong lớp da biếng lười cảm giác", mà khi nào độc giả cảm thấy đây là những câu thơ vớ vẩn thì lúc đó đất nước Việt Nam đã sánh ngang với những cường quốc khắp năm châu rồi.

 

Chú thích: Tiêu đề bài viết lấy tứ từ câu thơ Nguyễn Duy "Lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch".

[1] Bãi bể thành ruộng dâu: nói về sự thay đổi của thế sự.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Sáu 20226:34 CH(Xem: 2254)
Ông Tăng Duyệt say mê âm nhạc, tính tình hào hoa phong nhã, và thích giao du với giới ca sĩ, nhạc sĩ thời ấy.
04 Tháng Sáu 20222:37 CH(Xem: 2629)
Cõi nhạc của Cung Tiến đã là một cõi riêng. Kiếp sau của Cung Tiến vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng chắc chắn, ông đã có một nơi chốn vĩnh cữu trong trái tim của những người yêu nhạc Cung Tiến
24 Tháng Năm 20223:56 CH(Xem: 2683)
Ông sống với anh em bằng cả tấm lòng, không hề phân biệt lớn nhỏ, đã thành danh hay chưa.
18 Tháng Năm 20223:18 CH(Xem: 2323)
Tuy làm thơ từ năm 1947, nhưng phải đến thập niên 50, khi sống và học tập ở Paris thi ca Cung Trầm Tưởng mới hình thành đường nét với cá tính riêng biệt.
12 Tháng Năm 20223:47 CH(Xem: 2538)
Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may.
11 Tháng Năm 202210:40 SA(Xem: 2362)
Vấn đề mà bài viết này đặt ra không nhằm khuyến khích sự khó hiểu hay không thể hiểu
30 Tháng Tư 202210:56 SA(Xem: 2478)
Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian…
27 Tháng Tư 202210:57 SA(Xem: 3195)
Lần đầu tiên tôi gặp anh Quang Dũng là tại nhà anh Nguyễn Bính, cũng là trụ sở Báo Trăm Hoa. Năm ấy, tôi đang là cậu học trò từ tỉnh nhỏ ra Hà Nội, đang học lớp đệ nhị
21 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 2133)
Không biết báo gì mà khiến người ta phải chen như thế, điều chưa từng có! Tôi cũng len vào, mua thử một tờ xem sao. Đó là tờ báo Nhân Văn số 1.
02 Tháng Hai 20229:46 SA(Xem: 3079)
Ngày 14-6-1975, tôi trình diện với tư cách sĩ quan biệt phái tại trường Tabert, sau khi đóng 10 ngày tiền ăn. Bây giờ nghĩ lại thấy cũng tức cười.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,