NGUYỄN HẠNH NGUYÊN - Hương Trầm Tháng Mười

11 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 11878)
NGUYỄN HẠNH NGUYÊN - Hương Trầm Tháng Mười
1.

Lần đầu tiên đọc bài ký Tháng Tư tội lỗi của Phạm Chi Lan, tôi cứ băn khoăn không thôi về hai chữ “tội lỗi”. Cả bút ký không có một chi tiết nào nói về điều này. Chỉ là những hồi ức dài về thời khắc cận kề trước và trong ngày ra đi của biến cố tháng Tư được tác giả tái hiện thật da diết và ám ảnh. Cách viết dung dị mà chứa chan cảm xúc trong từng câu chữ. Đoạn kết khép lại bằng nỗi mất mát vô hình giấu sau những tủi hờn cay đắng: “Tôi ghét tôi, tôi ghét thân phận mình trong một đất nước Việt Nam đã sinh ra tôi, để tôi phải tủi cực bỏ nó ra đi trong một ngày kinh hoàng nhất. Tôi khóc vùi trong lòng mẹ…

phamchilan-content

Nhà văn Phạm Chi Lan và chồng (Nhà văn Nguyên Nhi)

Không biết có nhiều người giống tôi: thấy mến ai đó, chỉ qua một bài viết. Tôi có thiện cảm với tác giả của Tháng tư tội lỗi ngay từ những dòng chữ ấy. Dù cho đó là một văn phẩm buồn. Chính xác hơn, đó là những ký ức buồn đầy day dứt như vết thương tấy đỏ mỗi khi trời trở gió.

Những gì tôi search được từ google thật ít ỏi. Có quá ít thông tin về Phạm Chi Lan. Chỉ là: biệt danh đáng yêu “cô chủ nhỏ” gắn liền với website Văn Học Nghệ Thuật liên mạng, tập truyện Miền lặng và một vài tấm hình nhỏ xíu mờ nhòe. Và đáng buồn hơn, khi tìm được bút ký Những giấc mơ trong bệnh viện, tôi thấy lòng hụt hẫng và trống trải. Thì ra, Phạm Chi Lan đã không còn giữa cuộc đời. Nhành lan đã về với đất. Dù có đọc đi đọc lại Những giấc mơ trong bệnh viện bao nhiêu lần thì lần nào cảm xúc của tôi cũng y như lần đầu. Tôi yêu và cảm phục nghị lực sống của Phạm Chi Lan biết bao!

Niềm cảm phục ấy thôi thúc tôi viết một tiểu luận phê bình về Phạm Chi Lan. Khi đó, vì đang chờ xin việc làm nên tôi có khá nhiều thời gian rảnh. Tôi tìm đọc các sáng tác của những cây bút hải ngoại – mảng khá mới đối với tôi. Cũng bởi một tình cờ, tôi từng làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ về truyện ngắn của Trần Vũ. Nhờ Trần Vũ, tôi quen biết thêm một vài cây bút cùng thế hệ 1960. Nhưng Phạm Chi Lan là một ngoại lệ. Nếu các tác giả khác, tôi có thể liên lạc qua email, xin tài liệu, trao đổi thông tin. Còn viết về Phạm Chi Lan, có lẽ sẽ khó hơn cho tôi.

 

2.

Suốt cả tuần tôi tìm đọc các số VHNT liên mạng trên kho tư liệu nhưng không tìm được những truyện ngắn trong tập truyện Miền lặng. Những thông tin về cá nhân của Phạm Chi Lan cũng rất ít ỏi. Phải chăng đó là cá tính của Phạm Chi Lan. Sống giản dị, không thích phô trương, ồn ào. Rồi tôi gặp được bài viết của Đinh Yên Thảo về Phạm Chi Lan nơi góc tưởng niệm trên VHNT liên mạng. Những thông tin ở đó ít nhiều gây bất ngờ cho tôi. Bất ngờ nhất đối với tôi là việc biết được Phạm Chi Lan có đôi chân không được lành lặn như bao người. Vậy mà, khi đọc Tháng tư tội lỗi, tôi vẫn nghĩ Phạm Chi Lan cũng bình thường như bao thiếu nữ khác trong ngày ra đi.

Tôi có lời ngỏ nhờ Đoàn Nhã Văn - một người bạn thân thiết với Phạm Chi Lan và cộng tác với VHNTLM tìm giúp tập truyện Miền lặng. Mấy ngày sau đó, qua email, Đoàn Nhã Văn gửi cho tôi file word những truyện ngắn trong Miền lặng. Tuy nhiên, còn thiếu một vài truyện. Đoàn Nhã Văn nói mấy truyện ấy font chữ kiểu cũ quá, không chuyển đổi được. Tôi vừa mừng vui vừa tiếc nuối. Mừng vì dù sao mình cũng tìm được tư liệu. Tiếc vì sưu tầm chưa được đầy đủ. Tôi phác thảo ý tưởng cho bài tiểu luận. Thế nhưng, cảm giác trong tôi vẫn bứt dứt không yên. Vẫn biết, Phạm Chi Lan viết vì niềm đam mê văn chương và tình yêu tiếng Việt; không chú trọng ở kĩ thuật và tạo dựng phong cách riêng. Song tôi muốn được đọc trọn vẹn Miền lặng để có được bức phác thảo về tâm hồn người viết. Và để dàn trải những suy nghĩ và nhận định của mình trên trang giấy, sao cho chân thực và giản dị mà không phải những lời lẽ vu vơ, sáo rỗng.

Phải làm sao để có cuốn Miền lặng bản giấy in? Tôi thử cách liên lạc với những cây bút từng cộng tác với trang VHNTLM. Có thể họ còn giữ sách và biết đâu sẽ gửi tặng tôi được một cuốn Miền lặng. Tôi thử viết email cho Trịnh Thanh Thủy với nỗi thấp thỏm chờ đợi. Biết đâu Trịnh Thanh Thủy đã thay đổi email address. Và thật may, tôi nhận được hồi âm từ Trịnh Thanh Thủy. Chị Thủy nói sẽ chuyển lời của tôi đến người nào đó trong nhóm Cầu Khỉ (tôi không nhớ tên nữa) có thể giúp được tôi.

Vậy là có một chút hy vọng…

 

3.

Vài ngày trôi qua. Check mail buổi sáng, tôi thấy có một email mới, tên người gửi là Nguyên Nhi. Tôi đọc nhanh. Người viết giới thiệu là chồng của Phạm Chi Lan. Anh cám ơn tôi đã quan tâm tới Chi Lan và có nhã ý muốn viết bài về Chi Lan. Anh nói: tôi cần tư liệu gì thì cứ nói, nếu giúp được thì sẽ cố gắng. Cuối email, anh ngỏ ý muốn xin số điện thoại của tôi để liên lạc. Khi email trả lời, tôi rất mong anh gửi tặng tôi cuốn Miền lặng và tuy còn phân vân nhưng tôi vẫn ghi số phone của mình.

Sau đó, anh Nguyên Nhi gọi điện thoại cho tôi khá thường xuyên, gần như hàng ngày. Và câu chuyện của chúng tôi, luôn xoay quanh Phạm Chi Lan. Hầu như lần nào anh cũng nhắc với tôi rằng: “Tôi rất yêu vợ tôi, Chi Lan. Chi Lan là một người phụ nữ tuyệt vời”. Thường thì khi đó, tôi im lặng. Không phải vì tôi không biết nói gì mà vì tôi không muốn phá vỡ giây phút xúc động của anh. Tôi có thể lắng nghe anh nói, anh kể hết giờ này qua giờ khác những câu chuyện về chị Chi Lan. Qua những gì anh kể, tôi chợt hiểu rằng Phạm Chi Lan mất đi, khoảng trống trải ấy quá lớn. Tôi đã từng đọc và nghe kể về những mối tình đẹp. Nhưng chưa mối tình nào gây cho tôi niềm cảm động như vậy. Chợt thấy hơi tội nghiệp người đàn ông si tình này. Nhưng ngẫm ra, người phụ nữ tuyệt vời ấy, cũng xứng đáng được một người đàn ông si tình như thế yêu thương lắm chứ.

Rồi dần dần, tôi không còn cảm thấy những khoảng cách. Câu chuyện về một người đã khuất, sống cách tôi nửa vòng trái đất và hơn nữa, khác tôi một thế hệ lại trở nên gần gũi đến thế. Phạm Chi Lan, cái tên ấy vang lên trong đầu tôi và luôn khiến tôi nghĩ đến những điều tốt đẹp. Một người luôn yêu đời, sống lạc quan và tâm hồn thánh thiện. Dù bên này trang văn, tôi bắt gặp khoảng khuất lấp: một Phạm Chi Lan cô đơn, lẻ loi, nhiều trăn trở u buồn về đời sống. Người ta nói: văn là người. Theo tôi, gần hơn nữa: văn là tâm hồn người. Không có gì khó hiểu, nếu có hai cái “tôi” Phạm Chi Lan đối lập trong đời sống và trên trang viết. Có lẽ bởi Phạm Chi Lan muốn được sống chân thật với đúng bản sắc của mình. Một vài truyện ngắn trong Miền lặng mang dấu ấn tự truyện. Như trong Đoạn rời, Phạm Chi Lan kể lại một góc nhỏ thời ấu thơ: những ngày sống lẻ loi trong cô nhi viện. Trong Chim lồng, Ký ức dòng sông ngập tràn những hoài niệm về gia đình, về những cảnh sắc quê hương.

Cuối cùng bài tiểu luận phê bình cũng hoàn thành, tôi gửi đăng ở website quen. Vì tính chất học thuật nên nó có phần khô cứng. Nếu tôi được biết Phạm Chi Lan sớm hơn thì có lẽ tôi đã có một vài kỉ niệm riêng với chị. Và kỉ niệm sẽ ở lại với tôi trong một tản văn nho nhỏ. Tất cả những ký ức của tôi về Phạm Chi Lan được tạo nên bởi lời kể của người bạn đời của chị. Tôi chưa bao giờ băn khoăn về tính chân thực của những lời kể ấy. Tôi tin và yêu quý Phạm Chi Lan nhiều hơn, không chỉ ở những trang viết.

 

4.

Tháng mười lại về, mang theo những cơn gió heo may. Chớm thu. Hình ảnh mùa thu của quê nhà hẳn đã đọng lại rất sâu trong nỗi nhớ của Phạm Chi Lan. Và mùa thu nơi thành phố chị sống hẳn cũng cho chị nhiều kỉ niệm. Dù có ở phương trời nào thì mùa thu cũng là mùa của những chiếc lá. Phạm Chi Lan rất yêu mùa thu và yêu những chiếc lá, có lẽ vì sự tình cờ ấy. Trong một bài thơ với nhan đề Sinh nhật lá chị đã

giãi bày điều này: 

Tôi sinh ra vào mùa thu

Mừng ngày sinh của lá

 

Trà tịnh hương

uống cùng sương buổi sáng

Lá rơi,

lá rơi!

kìa một chiếc lá rơi

…………..

Lá rơi

giật mình

Long lanh

giọt vỡ

Có lẽ khi viết những câu thơ này, Phạm Chi Lan đã dự cảm về đời sống của mình: ngắn ngủi như vòng đời của mỗi chiếc lá. Nhưng dù lá có tan vào đất một cách âm thầm thì nó cũng tự hào rằng mình đã sống có ích. Lá xanh rồi lá vàng rụng rơi – lá mang trong mình thông điệp về đời sống: “Lá chết nhẹ nhàng bình yên nhưng sứ mạng của lá là để cho những sinh vật biết rằng sự sống là một hạnh phúc” (Ngày đau của lá). Những ai yêu lá – tôi tin rằng họ có một tâm hồn giản dị mà sâu sắc.

Tháng mười cũng là tháng sinh nhật của Phạm Chi Lan. Trong đời sống, hẳn chị đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ những người thân trong gia đình, từ bạn bè, đồng nghiệp và cả những độc giả nữa. Riêng tôi, rất muốn gửi tới chị lời chúc muộn màng bằng một lời tâm tình: người đã khuất chỉ thực sự ra đi khi tan biến trong nỗi nhớ của những người ở lại. Tôi biết, mỗi sớm mai thức dậy, khi vén bức rèm cửa lên, anh Nguyên Nhi vẫn như nhìn thấy chị đang đứng bên thềm với nụ cười trên môi. Tôi biết, mỗi khi ra ngoài, anh Nguyên Nhi vẫn vội vã trở về vì luôn có cảm giác rằng chị đang chờ anh ấy trong ngôi nhà nhỏ ở góc rừng. Và trong mỗi câu chuyện anh Nguyên Nhi nói với tôi, vẫn đầy ắp hình ảnh của chị: những món ăn và những loại hoa chị thích, những nơi hai người đã đi qua..v.v.

Và trước khi tháng mười khép lại, xin dành tặng một nén hương trầm cho Phạm Chi Lan – người đã sống một cuộc đời thật đẹp để không phải nuối tiếc. Sự nuối tiếc ấy, xin dành cho những người như tôi, cho một cuộc hạnh ngộ muộn màng.

Hạ Long, cuối tháng 10/2012

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6913)
Đặng Đình Hưng sau giải phẫu cắt bỏ khối u ở phổi trở về với cuộc sống thật, mới biết suy ngẫm về một vòng đời, một hội đã khép, mới biết thèm
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7014)
Nhà thơ Xuân Diệu là đồng hương Bình Định; chú ở huyện Tuy Phước, ba tôi ở huyện An Nhơn, cách nhau chỉ vài cây số thôi.
16 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 6644)
Sau thành công vượt ngoài mong đợi của ca khúc Bà tôi, có cảm tưởng Nguyễn Vĩnh Tiến tuyệt nhiên không để hào quang chiến thắng ban đầu vây bủa mình quá lâu.
13 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7591)
Hậu quả chiến tranh đối với mỹ thuật miền Nam rất nặng n
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7339)
Từ thuở nào xa mù sương khói, cuối năm 1933, thi sĩ Trần Đới sinh ra trên mặt đất này, nơi làng chài, bãi biển cát trắng Lăng Cô
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9897)
Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương lóe sáng như một vì sao rực rỡ giữa bầu trời văn họ
02 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9244)
Quê quán Quảng Bình, sinh năm 1943, Tuệ Sỹ nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali.
29 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6782)
Nguyễn Mạnh Côn đã qua đời từ vài chục năm nay sau khi bị hành hạ về thể xác cũng như tinh thần trong nhà tù cộng sản
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7226)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5312)
Ông là nhạc sĩ giáo sư âm nhạc Tô Vũ, người đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc VN. Đến bệnh viện thăm ông, trong tôi cảm xúc vui buồn lẫn lộn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,