NG. TUYỀN - Ký Ức Về Ba Tôi

28 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8243)
NG. TUYỀN - Ký Ức Về Ba Tôi

Năm tôi lên 7 tuổi thì ba tôi bị Pháp bắt, giam ở Sở Liêm Phóng Hà Nội. Hôm đó tôi đang bệnh nặng, sốt li bì, nhưng nhờ vậy lại sung sướng được hưởng sự săn sóc ân cần của mẹ tôi. Mẹ tôi thường dành sự chăm sóc cho hai em nhỏ hơn, nhất là em trai tôi “Con của Mẹ”. Còn tôi, tôi lại hãnh diện được mọi người trong nhà gọi là “Con của Ba”. Có lẽ vì tôi là con gái đầu lòng, nên ba tôi hơi “cưng” hơn một chút chăng?

hoangdao-content
Nhà văn Hoàng Đạo

Tôi ngạc nhiên khi thấy mẹ tôi nằm lăn ra trên giường bên cạnh giường tôi, và khóc thật thảm thiết, chưa bao giờ mẹ tôi khóc nhiều như vậy. Bà quên cả cho tôi uống thuốc. Mãi sau trong ngày nghe người lớn nói chuyện, tôi mới biết Pháp đã bắt ba tôi ngay tại phòng khách dưới nhà. Tuy còn nhỏ, tôi cũng ý thức được tầm quan trọng của tai họa này cho gia đình, qua những phiền muộn lo âu và khóc lóc của mẹ. Nhất là khi nhận được tin ba bị tra tấn, bằng điện. Sau một thời gian giam cầm, Pháp gửi một số nhà Ái Quốc Cách Mạng, các đồng chí của ba tôi và ông đến “trại an trí” tại Vụ Bản, Hòa Bình. Tôi chỉ nhớ có Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, nhà văn Khái Hưng và ba tôi.

Khoảng 4, 5 giờ sáng hôm đó, hai em tôi và tôi đã bị mẹ tôi dựng dậy để ra ga tiễn ba. Sau khi cả gia đình trút xuống từ một chiếc xe kéo, tôi đã thấy bên kia hàng rào kẽm gai là ba tôi và các bạn của ông. Ngực đeo số tù, ông trông gầy đi. Nhưng ở cặp mắt sâu và sáng lại xuất hiện một niềm vui – có lẽ vì được gặp lại chúng tôi, dù chỉ qua hàng rào kẽm gai – và một đôi chút riễu cợt nữa, trong ánh mắt. Tôi cảm thấy an tâm. Ba vẫn không sao cả. Ba vẫn vui vẻ, khỏe mạnh, và tinh thần vẫn vững vàng, và vô cùng bình tĩnh. “Ba kìa! Vẫy ba đi các con.” Mẹ tôi bảo. Tôi ao ước giá chi được chạy đến ôm hôn ông, hay lại gần ông hơn chút nữa. Nhưng không được. Tôi đưa tay lên vẫy. Ba cũng vẫy lại chúng tôi. Rồi họ lùa ba tôi và các bạn ông đi.

Những ngày tháng sau đó, tôi và các em thay phiên được mẹ tôi đưa lên Vụ Bản thăm ông. Ba tôi phải làm một số công tác lao động, như vào rừng đốn củi… Dù sao thì cũng dễ chịu hơn những ngày bị giam ở Sở Liêm Phóng. Vào rừng có lính canh, tuy nhiên việc canh chừng này không nghiêm nhặt lắm. Tôi nghe mẹ nói sau này nếu bị giữ lâu hơn, ông sẽ tìm cách trốn đi, nhưng rồi sau hai năm, ông được trở về với gia đình và quản thúc tại Hà Nội. Đó là năm 1943.

Bình tĩnh, đó là điểm nổi bật ở ba tôi. Ông dường như không bị chi phối bởi hoàn cảnh, chưa bao giờ tôi thấy ông nóng nẩy, hay bồn chồn lo lắng. Hay vì tôi không được sống gần ông nhiều, hoặc ông đã từ giã cõi đời này quá sớm, nên tôi chưa có dịp chứng kiến điều đó?

Hồi Nhật oanh tạc Việt Nam, gia đình tôi có một chiếc xe hơi nhỏ và cũ, ba tôi thường dùng để đưa gia đình di tản từ Hà Nội vào làng Bưởi cách đó không xa, nơi bà ngoại tôi có một cái trại nhỏ. Sau này cả gia đình vào ở hẳn đó một thời gian, nhưng lúc đầu thì chỉ khi còi báo động hú lên, ba tôi mới lái xe chở gia đình đi Bưởi. Có một lần, xe mới ra tới ngoại ô Hà Nội, máy bay Nhật đã tới bắt đầu oanh tạc. Xe phải ngừng bên lề đừng. Bế đứa em nhỏ nhất của tôi, ông ra lệnh cho tôi và Ánh, người em kế xuống nằm dưới ruộng lúa. Thấy ông bình tĩnh, chúng tôi bớt hoảng sợ, cảm thấy an tâm nữa, mặc dầu bom nổ tứ tung ở chung quanh.

Mẹ tôi là con một nên trước khi cho phép kết hôn, bà ngoại tôi đã ra điều kiện là ba tôi phải ở gửi rể. Bà tôi có 2 căn nhà sát nhau ở đường Lý Thái Tổ (Amiral Courbet cũ), nên để cho ba mẹ tôi ở một căn, bà tôi ở căn nhà bên cạnh. Hai nhà có cửa thông sang nhau trên lầu và ở trong sân. Hồi đó ba tôi đang viết báo, tòa soạn đang cần chỗ chất giấy in. Nghĩ rằng nhà rộng có thể chứa giấy in báo, và có lẽ cũng nghĩ rằng bà tôi đã cho căn nhà này, thì nó thuộc quyền sở hữu của ba mẹ tôi, nên ông để người ta chở giấy đến. Khi thấy mấy người phu khuân từng chồng giấy lớn vào nhà, bà ngoại tôi chạy vội sang, lớn tiếng: “Không được! Giấy chất như thế sẽ làm sập nền nhà của tôi.” Bà ngoại tôi, tuy là người tốt bụng, song cũng rất nóng tính. Cũng có mặt lúc ấy, tôi sợ hãi nhìn ba tôi, nghĩ sắp có chuyện lớn. Nhưng không, ba tôi chỉ hòa nhã, lễ độ nói ông sẽ cho người chở giấy đi ngay. Và xin lỗi bà tôi nữa. Ông cũng không phân trần số giấy ấy không thể nào làm sập nhà được. Ông luôn luôn chế ngự được cảm xúc, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Tôi thật phải tạ ơn trên đã không gửi cho ông những thử thách quá lớn đối với sức chịu đựng cho đến ngày ông vĩnh viễn ra đi.

Thời cuộc biến chuyển thật nhanh. Nhật chiếm đóng Việt Nam. Không được lâu. Quân Tàu trong phe Đồng Minh tới giải giáp Nhật. Những cuộc khủng hoảng Nội Các. Vua Bảo Đại thoái vị. Cách mạng tháng Tám. Việt Minh lên nắm chính quyền. Sự chống đối của các đảng phái Quốc Gia. Tôi nhớ hồi đó ba tôi luôn luôn ở trên tòa báo đường Quan Thánh, một trụ sở của Việt Quốc. Tôi ít khi thấy mặt ông ở nhà. Hết rồi những buổi chơi ném giấy với ông qua chiếc bàn ping-pong! Ông một phe, ba chị em tôi một phe – mà một lần cúi xuống nhặt giấy, tai ông móc phải một cái đinh ở bàn, máu chảy ròng ròng. Chúng tôi sợ hãi rút lui – may sao lúc đó mẹ tôi về băng bó cho ông, và mắng cho chúng tôi một trận.

Cái bàn viết trong phòng làm việc của ông cũng bị dẹp bỏ từ bao giờ. Hồi còn “thanh bình”, tôi vẫn thường trèo từ ghế lên, ngồi xổm trên bàn – mặt bàn có phủ kính – nhìn xuống những giấy tờ, bản thảo ngổn ngang, tự nhủ “Nghề này thích thật! Lớn lên mình sẽ làm nghề này.”

Những khi ba tôi có mặt ở nhà, rất nhiều người lui tới, phần lớn là thanh niên. Họ đều vũ trang, đeo súng: các thành viên trong Quốc Gia Thanh Niên đoàn, hay Lục Quân Yên Bái, hay các vệ sĩ thì phải?

Rồi Việt Minh biểu dương lực lượng với đoàn Nhi Đồng diễn hành trên đường, “trống ếch khua vang”. Khí thế bừng bừng. Tôi ao ước được xuống nhập bọn với họ, nhưng không thể, vì ba tôi là một tên tuổi quan trọng trong hàng ngũ Quốc Gia. Tức bực, tôi bèn xoay ra “tổ chức” một đoàn thể tại gia, mà đương nhiên tôi là người cầm đầu. Thành viên của đoàn là hai em tôi và anh Ba người giúp việc. Mỗi người phụ trách “canh giữ” một nơi trong nhà. Tôi tay cầm súng gỗ, hông đeo băng đạn giả chạy lăng xăng kiểm soát. Có lần khách đến chơi kéo chuông, tôi chạy ra mở cửa, hãnh diện với trang y của mình. Các bà bạn của mẹ tôi trố mắt nhìn cô bé ăn mặc và hành động thật “tomboy” thời đại ấy. Ba tôi, vì bận công việc, vì xa gia đình luôn, có lẽ không ngờ rằng hoàn cảnh nước nhà lúc ấy đã ảnh hưởng không ít đến nếp sống và suy nghĩ của các con. 

*
Theo mẹ tôi thì người ngoài thường phê bình Hoàng Đạo là một con người lạnh lùng, dè dặt. Có người còn cho là ông kiêu căng nữa. Vậy nên khi tiếp xúc với ba tôi, người ta hơi e ngại, và không cảm thấy thoải mái lắm. Thật ra, điều này chỉ người trong gia đình biết, cái bề ngoài lạnh lùng, dè dặt đó là do bản tính nhút nhát, ngại tiếp xúc và nói chuyện với người ông không được biết nhiều.

Một lần đi dự tiệc cưới một người bạn, khách được mời rất đông, mà phần nhiều lại là những người trong giới giàu có trưởng giả. Đám cưới tổ chức ở nhà hàng trong khách sạn Métropole, nơi chỉ những người thật nhiều tiền, loại snobbish, trưởng giả học làm sang mới đặt tiệc. Ba tôi miễn cưỡng tham dự, mặc dầu không thích thú. Có lẽ vì nể mẹ tôi. Ăn xong, mẹ tôi kể, ba tôi kéo mẹ tôi ra một cửa hông, không chịu chào từ biệt và chúc mừng cô dâu chú rể. Ông bảo khách đông thế mình không chào cũng không ai để ý. Thực ra, ông ngại phải xã giao thêm dăm ba câu nữa với những người mà ông không ưa thích, sau khi đã phải chịu đựng thù tiếp mấy tiếng đồng hồ với các thực khách khác. Và, chủ nhân có để ý. Chú rể, một người bạn của mẹ tôi, sau này có trách mẹ tôi rằng cặp vợ chồng này biến đi đâu mất sau khi ăn trong buổi tiếp tân…

Đó chỉ là một người bình dị. Tất nhiên ông biết thưởng thức những món ăn đặc biệt, nhưng món ông ưa thích nhất lại là bún riêu đậu rán. Khi mời khách đến nhà dùng cơm, ông thường thuyết phục mẹ tôi cho làm món này. Thực khách ngồi vào bàn, tủm tỉm nhìn nhau, cho là ba tôi lập dị. Cũng có người cho ông là ông quê mùa nữa! Đúng ra, ông nói ngồi trên hè phố thưởng thức một tô bún nóng trong gió lạnh, mới thật tuyệt vời!
Thế nhưng ông lại rất ghét món cà cuống – hấp hoặc chiên – một món ăn chơi khá đặc biệt của người miền Bắc mà bà ngoại tôi đôi khi cho ăn. Ba tôi bảo là ăn gián (cockroach). Muốn trêu ông, mỗi khi được ăn món này, tôi lại khoe: “Ba ôi! Hôm nay con được ăn cà cuống.” Ông chỉ nhăn mặt, buông thõng hai tiếng: “Sale type!” 

*
Đó là những ngày thật xa, những ngày mà gia đình đi nghỉ mát trên bãi biển Sầm Sơn. Và những buổi sáng đi tắm biển. Chính nơi đây ba tôi đã tìm ra hai nhược điểm của đứa con gái đầu lòng. Ông muốn chữa lành hai căn bệnh này cho tôi: sợ độ cao và sợ nước.
Trong khi hai em tôi chạy ào xuống nước biển xanh, dưới ánh nắng ban mai trong suốt, thì tôi chần chừ rồi lùi lại phía sau với sô và xẻng – đồ chơi của trẻ em trên bãi biển – rồi ngồi chơi cát ở một vũng nước lớn mà thủy triển rút đi còn để lại trên bờ. Ba tôi đến nắm tay tôi, dịu dàng bảo:
 
“Đừng sợ. Nắm tay ba dẫn đi.”
 “Đến chỗ sâu, ba cho con vào bờ nhé.”

Ông gật đầu. Yên lòng, tôi để ba tôi dắt đi. Nhưng nước chỉ mới đến ngang bụng, tôi đã la lên đòi vào. Ba tôi bế tôi lên và tiếp tục ra xa hơn, xa nữa, mặc cho tôi la hét. Ông còn nhảy sóng, ngụp xuống nước với tôi trên tay. Lần khác, ông cho tôi ngụp xuống nước, rồi mới xốc tôi lên sau khi tôi đã uống vài ngụm nước biển. Tuy hiểu ba tôi muốn cho tôi làm quen với biển, và rồi có thể sẽ dạy tôi bơi, nhưng lúc đó tôi thấy ghét ông lạ!

Khi phải leo núi, tôi lùi dần đi sau hết mọi người, tới chân núi là ngừng hẳn. Sầm Sơn có hòn Trống Mái, hai hòn đá lớn đứng cạnh nhau, mà Khái Hưng đã lấy làm tựa đề cho một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông. Một hôm gia đình tôi leo lên đó chụp hình. Tôi đứng bám chặt lấy một tảng đá dưới chân núi. Ba tôi bèn bế tôi trèo lên núi, và khi tới đỉnh rồi, ông đặt tôi xuống. Ông dang ra xa, khiến tôi không còn cách nào bám vào ông được nữa. Cho đến năm 1975, chúng tôi vẫn còn giữ được một tấm hình chụp Hoàng Đạo và tôi trên Hòn Trống Mái. Ba đứng cách xa tôi, hai tay chống vào sườn, cười thích thú. Và tôi, một đứa nhỏ đứng co ro, gần như muốn ngồi thụp xuống vì sợ hãi. Tấm hình đó đã mất cùng với ngôi nhà bị niêm phong và tịch thu khi những người cộng sản chủ trương lấy nhà của dân miền Nam cấp cho cán bộ ngoài Bắc vào.

Tiếc rằng thời gian tôi ở gần ông quá ít để được huấn luyện thêm, nên cả hai căn bệnh trên đều không được chữa lành. Tới nay, tôi vẫn không biết bơi (dù rất thích biển) và vẫn sợ trèo núi. 

*
Xa hơn nữa, là những ngày bố mẹ tôi mới có một mình tôi. Thời gian “độc tôn” này của tôi cũng chỉ kéo dài có 18 tháng. Ba tôi phải đổi vào Đà Nẵng làm việc khi mẹ tôi đang có mang em trai tôi. Lúc đó, ông làm lục sự tại tòa án, thời mà ông thâu góp kinh nghiệp để viết cuốn “Trước Vành Móng Ngựa”. Gần Tết mẹ tôi đem tôi vào Đà Nẵng thăm ông.

Miền Trung là đất của Vua quan. Sự tôn kính trọng vọng quan lại ở mức độ rất cao. Các quan lớn đi ra ngoài, nhất là trong những dịp lễ lớn, đều mặc áo thụng xanh, đeo bội tinh, mề đay, thẻ bài đầy ngực. Ba tôi bảo mẹ tôi đi đặt cho tôi một cái thẻ ngà, trên khắc mấy chữ “Hàn Lâm Viện Tu Tu”. Mẹ tôi kể tôi rất hãnh diện với cái thẻ ngà đó, đòi đeo suốt ngày. Ngày Tết tôi mặc áo dài gấm xanh, đeo thẻ ngà, chạy tung tăng. Khách đến chơi, có cả các quan, thấy tôi diện kiểu đó bèn tò mò đọc mấy chữ khắc trên thẻ. Có người bảo nhỏ ba tôi: “Sao lại Tu Tu? Phải là Hàn Lâm Viện Biên Tu chứ!” nhưng cũng có người hiểu Ba tôi muốn chế nhạo quan trường đó thôi, và tức giận vì bị chơi khăm.

Cũng trong thời thơ ấu này, tôi đã được hưởng những săn sóc đặc biệt của ba tôi. Ông có một cái bếp cồn trên bàn nhỏ đầu giường, dùng để luộc trứng cho tôi ăn, vì tôi rất thích trứng luộc mềm (soft-boiled eggs). Mỗi sáng thức dậy, vì chưa biết nói, tôi chỉ tay vào bếp cồn ra dấu, thế là ông luộc cho tôi một quả trứng. Ăn một quả còn thèm, tôi lại chỉ vào bếp cồn nữa, và chiều con ông lại luộc thêm. Cứ thế cho đến một ngày, khi rửa mặt cho tôi, mẹ tôi thấy mũi bị vàng, kỳ cọ mãi cũng không sạch. Bà đem tôi đi khám, bác sĩ hỏi: “Bà có cho cháu ăn trứng không? Thường xuyên bao lâu một quả?” Mẹ tôi đáp, “Một hoặc hai quả mỗi buổi sáng.” Bác sĩ lắc đầu cười, “Quá nhiều! Gan nó bị ảnh hưởng đấy. Chỉ mỗi tuần một quả thôi.”

*
Lớn hơn một chút, tôi thích đợi đến giờ ông đi làm về để chạy ra đón bố. Tôi thường lên lầu ra bao lơn đứng chờ ông. Nhìn ra đầu phố, thấy bóng một người tầm thước, hơi gầy, trong bộ complet màu nhạt xuất hiện ở góc phố, tôi chạy vội xuống nhà dưới, mở cửa ra ngoài đón ba tôi. Tôi chạy vội nên nhiều khi ngã xấp ngã ngửa. Ông bèn đỡ tôi dậy, dắt về nhà, vừa đi vừa hỏi chuyện tôi. Có lần ông trao cho tôi một cuốn Sách Hồng, truyện nhi đồng của Tự Lực Văn Đoàn hồi đó. Cuốn truyện tựa đề “Lan và Huệ”, tác giả là Hoàng Đạo.

“Ba tặng con, hở ba?”
“Ừ, ba tặng con đó.”

Tôi sực nhớ đến cuốn “Cắm Trại” của Khái Hưng, cũng loại Sách Hồng. Trên trang đầu, tác giả cho in dòng chữ “Tặng em Triệu” (Triệu là tên con trai ông).
“Con muốn ba đề tên con vào, đề tặng con kia.”
“Về nhà ba sẽ viết tên con vào.”
“Con muốn ba in kia.”

Ba tôi bèn giải thích rằng cuốn này đã in rồi, thôi để lần sau viết cuốn khác ba sẽ in tên con. Nhưng ba tôi không viết Sách Hồng nữa, và tôi chẳng bao giờ có được cuốn sách tặng in tên mình như tôi hằng ao ước.

*
Có lẽ ít người biết rằng Hoàng Đạo lại rất mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Tàu. Thật vậy, tôi vẫn đi thuê về cho ông đọc chung. Hôm tôi mượn cuốn Phong Thần về, đưa khoe ba tôi, ông cầm lấy đọc ngay. Tôi ngập ngừng một chút rồi phản đối:

“Ba! Con đi thuê về mà. Con chưa đọc.”
“Quyển này, con không đọc được.”

Ba tôi nghiêm giọng trả lời.

“Sao vậy, ba?”

Tôi hơi lo, đoán trong truyện có những điều một đứa trẻ mười tuổi không nên biết. Ba tôi suy nghĩ một chút, rồi trả lời:

“Vì cuốn này ba phải đọc trước đã.”
“Sau đó, con đọc được không?”
“Được chứ!”

Thế là ba tôi đã tranh đọc trước cuốn sách!

*
Sau khi từ trại An Trí Vụ Bản trở về, tính chất tinh thần ba tôi dường như có thay đổi. Trước kia, ông không hề tin tưởng bất cứ gì có tính cách thần linh, siêu thực. Ông cho rằng tín ngưỡng – dễ đi đến mê tín – đem lại cho người dân một nước lạc hậu nhiều hại hơn lợi. Ông không đả kích tôn giáo, mà chỉ đả kích những hủ tục liên hệ đến tôn giáo. Tuy nhiên ta cũng dễ thấy ông không hề tin một tôn giáo nào, khi đọc những phần “Đi xem mũ ni” và “Đi xem mũ giấy” trong thiên phóng sự “Những cuộc điều tra phỏng vấn không tiền khoáng hậu” đăng trong báo Phong Hóa.

Vào những năm cuối đời, Hoàng Đạo đã làm hòa với tôn giáo, trở về với tín ngưỡng. Trong một buổi lễ quy y đầu Phật tổ chức tại nhà bà ngoại tôi, ba tôi đã dự lễ này cùng toàn thể gia đình. Tất cả đều đã được vị sư chủ lễ đặt cho Phật hiệu. Đạo hiệu của ba tôi là Phúc Vân, cũng phù hợp với tên Tường Long của ông.

Lần cuối tôi được trông thấy ba tôi là ngày ông sửa soạn ra đi với phái đoàn hòa giải của Chính Phủ Liên Hiệp. Ba tôi đứng xoay mặt vào tủ gương thắt cà vạt, nói chuyện với mẹ tôi về nhiệm vụ sắp tới của mình. Tôi nhìn vào khuôn mặt ba tôi trong gương, không thể ngờ rằng đó là lần cuối. Việc hòa giải thất bại, ba tôi phải lánh sang Trung Quốc và không bao giờ trở về nữa. 

*
Ba tôi đã mất đi đột ngột trên một chuyến xe lửa từ HongKong về Quảng Châu, sau khi tiễn mẹ tôi và em trai tôi sang thăm trở về Việt Nam. Đang đọc báo, ông gục đầu xuống vĩnh viễn ra đi. Không một người thân bên cạnh. Có thể là vì bệnh tim? Hay vì một lý do nào khác? Nghi vấn này chưa được giải đáp, và có lẽ chẳng bao giờ được giải đáp. Nơi yên nghỉ cuối cùng của ông là một nghĩa trang ở trấn Thạch Long, nghe nói sau này Trung Cộng đã giải tỏa để làm khu dân sinh. Nắm xương tàn của ông đi về đâu, tôi nghĩ đó không phải là điều quan trọng nhất. Bởi vì cái phần tinh anh của Hoàng Đạo vẫn tồn tại trong các tác phẩm của ông, nhất là trong các bài báo nghị luận tranh đấu thời đó. Tinh thần hài hước, tài châm biếm tuyệt vời vẫn còn đó. Hình ảnh của Hoàng Đạo, khuôn mặt nghiêm nghị với vầng trán bích lập, và đôi mắt sáng trầm tư vẫn sống trong tâm hồn những người thân yêu của ông còn sót lại trên thế gian này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1152)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 1926)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 2266)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 1851)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 2047)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 1767)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 1635)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 2232)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 1693)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 2039)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19181)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,