TRỊNH SƠN - Thơ Không Chết Đuối Mà Đang Bơi Về Miền Đất Mới

21 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 6438)
TRỊNH SƠN - Thơ Không Chết Đuối Mà Đang Bơi Về Miền Đất Mới


Tin tức về doanh số thơ bán ra sụt giảm không hề như một số người lo sợ rằng bộ môn nghệ thuật này đang chết. Thực tế là, thơ đang thích nghi tốt với một thời đại xuất bản mới.

Vào tối thứ Tư (29/5/2013), một bộ sưu tập thi ca nhằm hỗ trợ bannhạc punk rock (loại nhạc rock cuồng loạn dữ dội) Pussy Riot đang bị cầm tù ở Nga đã đoạt giải thưởng Tuyển thơ hay nhất trong cuộc thi thơ độc lập Saboteur năm 2013. Bộ “Giáo lý: Thơcho Pussy Riot” (Catechism: Poems for Pussy Riot) bao gồm tác phẩm của 110 nhà thơ và hơn hai mươi dịch giả, được bắt đầu bằng một lời khẩn khoản yêu cầu trên mạng Facebook bởi các biên tập viên Mark Burnhope, Sarah Crewe và Sophie Mayer để tìm kiếm những bài thơ nhằm hỗ trợ các cô gái của ban nhạc (vì họ tuyên truyền dân chủ, chống đối chính phủ của tổng thống Putin, bị chính quyền Nga bắt giam và xét xử), trong thời gian chuẩn bị có quyết định xử kháng cáo họ vào tháng 10 năm 2012 (kết quả, Samutsevich bị tuyên án treo, còn Alyokhina và Tolokonnikova bị phạt án tù). Bộ sưu tập thơ có sự đóng góp của các nhà thơ thành danh như Ali Smith, Deborah Levy, Phill Jupitus và John Kinsella – được xuất bản như một cuốn sách điện tử (ebook), hợp tác với PEN (tổ chức văn học quốc tế lâu đời nhất) của Anh, và hiện tại đã có giấy phép in ấn. Bộ sưu tập thơ trên đã vượt qua bốn tuyển tập khác để giành giải thưởng: Hợp tuyển Kỷ niệm thứ 5 của nhóm Mắt ly tâm (tuyển chọn: E.A.Hanninen), Gieo vần sấm sét – Sách chọn của các nhà thơ trẻ (Nxb Mắt Cháy), Chạm trổ: Thơ vùng Tây Bắc (của các nhà thơ Tây Bắc, tuyển chọn: L.Holland và A.Topping), và Cuộc phiêu lưu hình thức (Viết bên lề, tuyển chọn:Tom Chivers).

sach-in__79_-content
(Hình: www. savina.com)

Một trong những nhà xuất bản độc lập hàng đầu của Vương quốc Anh đạt nhiều giải thưởng là Salt, thông báo rằng họ đang từ chối xuất bản các tập thơ cá nhân vì lý do không bền vững về tài chính. Và quả thật, hầu như không có tuần nào trôi qua mà không nghe ai đó quả quyết rằng thơ đang hấp hối. Với sự suy giảm trong doanh số các tập thơ bán ra, ở mức giảm 50% trong vòng năm năm qua mà một nửa số đó xảy ra chỉ trong 12 tháng qua, quyết định của Salt là hoàn toàn hợp lý. Báo chí thương mại không thể hỗ trợ những con số nếu không tìm cách thay đổi mô hình kinh doanh trong việc xuất bản thơ.

Sự thật khắc nghiệt là xuất bản thơ không mang lại khả năng đặc biệt về thương mại, dựa trên tổng giá trị bán thơ ở Vương quốc Anh đã giảm từ 8,4 triệu bảng năm 2009 còn 6,7 triệu bảng vào năm ngoái. Nhà xuất bản Salt dường như đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chú ý so sánh doanh số riêng năm ngoái sụt giảm 25% trong tổng số sụt giảm trong bốn năm là 15,9%. Trên khía cạnh nào đó, có thể lập luận rằng quyết định của Salt là tin tốt cho các nhà xuất bản nhỏ như Faber, Bloodaxe, Carcanet, Shearsman và tất cả những nhà xuất bản độc lập lọt vào danh sách của giải thưởng Saboteur, vì nó có nghĩa là chỉ còn ít cá lớn bơi trong một cái hồ đang thu hẹp lại.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu đánh đồng sự sụp đổ của riêng một nhà xuất bản với toàn bộ tình trạng thơ ca. Thậm chí, giám đốc của Salt là Chris Hamilton-Emery đã ghi nhận “tăng mạnh về số lượng ấn phẩm thơ sắp in”, và ông đã đúng. Trang mạng cực kỳ hữu ích “Thi đàn” (Poetry Kit) của Jim Bennet đưa ra danh sách có hơn 400 nhà xuất bản thơ ở Vương quốc Anh, và mặc dù danh sách quá rộng (gồm cả Faber – nhà xuất bản từng có biên tập viên là T.S.Eliot, bán qua tay nhiều công ty và hiện đang trực thuộc tập đoàn Macmillan) và có lẽ chậm cập nhật (vì có cả Salt – đã tuyên bố ngưng xuất bản thơ cá nhân), nó bao quát một loạt các nhà xuất bản liên quan. Đối với Mỹ, nhìn thoáng qua trang mạng chuyên về thi ca lớn nhất nước này là SPD cũngsẽ thấy rằng tình hình không khác ở Anh là mấy. Hầu hết việc in ấn thơ đều nghiệp dư, theo sát nghĩa của từ này. Chúng thường được điều hành bởi các nhà thơ – đối với các nhà thơ, ngân sách eo hẹp mà tâm hồn cao quý, thường không thể đạt được mục tiêu tài chính mà thậm chí còn thâm hụt. Các ấn phẩm của họ thường xuyên kéo lê định nghĩa một “cuốn sách” để hạn chế, biến thành các tờ rơi quá khổ, sách nhỏ để bỏ túi, đĩa CD, những bài thơ in trên danh thiếp và thậm chí cả những bài thơ xếp hình hộp diêm. Các nhà xuất bản này thường tự sắp chữ, thiết kế và may gáy. Máy in theo truyền thống thủ công như những năm 60 – 70 và trước đó. Theo Thư viện Thơ Trung tâm Miền Nam, các nhà xuất bản in ấn theo kiểu truyền thống này đã bỏ quên “hàng trăm ngàn” các trang thơ chuyên dụng trên mạng, nơi có những bài thơ và các nhà thơ trình bày bằng đầy đủ các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, bao gồm cả video, âm thanh, văn bản hoạt hình, sách điện tử và tiện ích tương tác siêu văn bản.

Trang Thi Đàn quảng bá các sự kiện đọc sách thường xuyên; có hơn 250 sự kiện đọc sách mở rộng được liệt kê chỉ riêng tại Anh, không kể các lễ hội và các bài đọc một lần. Đối với nhiều nhà thơ trẻ, các sự kiện đọc sách mở rộng và chương trình thơ trình diễn (thơ slam) đánh dấu tương tác đầu tiên với khán giả – là “sự trình làng” đầu tiên của họ. Trong thực tế,trên cả hai mặt của đường biên nói/in, có thể thấy rõ phong trào thơ truyền miệng là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với in ấn. Sau hết, ai cần có một cuốn sách khi nhà thơ có thể nhiệt tình trình bày trực tiếp trước khángiả mỗi tuần một năm nữa? Điều này đủ để làm mất tinh thần những người yêuthích các sản phẩm in ấn.

Tôi đang cảm thấy bản thân mình như thế, nhưng qua kinh nghiệm từ việc xem xét tác phẩm “Gieo vần sấm sét” – một tuyển tập thơ trình diễn và thơ hiệu suất của nhà xuất bản Mắt Cháy – họ chưa đưa nó danh sách của trang Thi Đàn, làm thay đổi suy nghĩ của tôi. Đây là một nhóm chắp vá những nhà thơ trình diễn trẻ, rõ ràng họ hài lòng để được đóng đinh trong những trang sách “thực sự”. Thật vậy, một số người trong số họ thậm chí còn không có một tập thơ riêng. Một số chỉ hiện diện trên trang mạng riêng của mình. Vào thời điểm có thể được coi là cuối đời mà mới hôm nọ nhà thơ nổi tiếng Robert Pinsky (sinh năm 1940) còn công bố rằng cuối cùng ông đã có một trang web của riêng mình, trên Twitter.

Vì vậy, trong khi một số người xem thơ là một nghệ thuật sắp chết, tôi lại thấy thơ là một bộ môn áp dụng sớm và nhiệt tình các công nghệ mới, không ngoại trừ một phần vì nó bắt buộc phải như thế. Tại sao? Vâng, chẳng ai giàu vì bán thơ, nhưng nếu muốn chia sẻ nó với những người quan tâm, thì nhà thơ phải tìm ra cách tiện dụng nhất để thực hiện. Và ngay thời điểm này, có vẻ như với các cách kết hợp trực tuyến, trình diễn và in ấn, với mỗi hình thức hỗ trợ khác nhau theo một mô hình xuất bản mới, thì các tập thơ in ra không chỉ vì chúng có thể và có giấy phép xuất bản mà do sách in vẫn là một khâu quan trọng của cả quy trình. Mặc cho sự miễn cưỡng quá đáng của hầu hết các hiệu sách bán thơ ký gửi, thì các tập thơ bán ra chủ yếu là qua trực tuyến và theo các sự kiện. Có thể thơ không làm nên các thương vụ lớn, nhưng lợi nhuận không phải là mục đích của thơ.

Trong năm 1923, Virginia Woolf (1882 – 1941, là một nhà văn Anh nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn trong giới văn học London đương thời) tự tay thiết kế mẫu cho nhà xuất bản Hogarth in trường ca “Đất Hoang” (The Waste Land) của T.S.Eliot. Bản in được giới hạn dưới 470 bản sao làm tôi nghi ngờ việc nó thu nhiều lợi nhuận, vì gần như chắc chắn số lượng đó không đủ để trả tiền cho thời gian và công sức đầu tư vào ấn phẩm. “Đất Hoang” đã được phân tích trên tờ Người bảo vệ Manchester ngày 31 Tháng 10 năm đó, kết luận kết thúc với dòng chữ “giấy thừa rất nhiều”. Một độc giả như nhà phê bình Charles Powell có thể nghĩ rằng “sự điên loạn” của Eliot đại diện cho cái chết của thơ ca. Nhưng thơ ca là một con quái vật có sức đàn hồi và mọi báo cáo hiện tại về sự sụp đổ sắp xảy ra của nó – tôi đoan chắc rằng – sẽ được chứng minh là hơi phóng đại. Thi sĩ – tác gia lừng danh AllenGinsberg (1926 – 1997, tác giả bài thơ “Tiếng tru” nổi tiếng, thủ lĩnh của “thế hệ Beat” thập niên 1960) từng quả quyết rằng: “Thứ duy nhất có thể cứu được thế giới là phục hồi nhận thức của thế giới. Đó là công việc của thi ca”. Đến hôm nay, nếu Allen Ginsberg còn sống – liệu ông còn nói thế?

(theo Billy Mills – The Guardian)
thơ đang chết đuối hay đang bơi về miền đất mới?

(Nguồn Nguyễn Trọng Tạo)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Chín 202210:33 SA(Xem: 1629)
Ôi thời gian! Thế là hôm nay Thư Quán Bản Thảo (TQBT) đã ở ngất ngưởng con số 100.
31 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 1756)
Là nhà thơ nổi tiếng nhưng lúc sinh thời, Vũ Hữu Định chưa in được một tập thơ.
30 Tháng Tám 20225:13 CH(Xem: 1833)
"Hoàng Cầm là tên một vị thuốc đắng... Tên nó vận vào người".
28 Tháng Tám 20224:22 CH(Xem: 1917)
Thái Thanh khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, lời nhạc mà như một tiên tri của Phạm Duy….
26 Tháng Tám 20229:31 SA(Xem: 2616)
Đầu năm 1955, ngẫu nhiên đưa đẩy, tôi được học Văn với một người thầy bất ngờ: nhà văn Đoàn Phú Tứ.
24 Tháng Tám 202212:00 CH(Xem: 2118)
Tấm lòng một người chồng, một người tình. Tấm lòng một người lính. Tấm lòng một nhà thơ.../ Một màu tím cứ day dứt mãi lòng người!
19 Tháng Tám 20229:21 SA(Xem: 1605)
Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những gì ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém…
01 Tháng Bảy 20222:42 CH(Xem: 2018)
Cuộc họp đã thành công mỹ mãn sau khi ông Tố Hữu đọc một bản báo cáo dài: Bọn Nhân Văn - Giai phẩm trước toà án dư luận.
27 Tháng Sáu 20229:39 SA(Xem: 2050)
Câu hỏi, “Độc giả của Xuân Diệu là ai?” hóa ra lại không dừng lại ở câu chuyện văn chương hay thương mại, mà đó là một chất vấn về hệ giá trị của một cộng đồng, một thời đoạn lịch sử.
23 Tháng Sáu 20221:01 CH(Xem: 2368)
Thưa ông, đâu là ranh giới giữa ca khúc phổ thông và ca khúc nghệ thuật?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9161)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8313)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11048)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25498)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22898)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19242)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24491)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,