NGUYỄN HỮU TRÍ - Giã biệt nhà văn Lê Thiệp

11 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 8354)
NGUYỄN HỮU TRÍ - Giã biệt nhà văn Lê Thiệp

 

Nhà báo-Nhà văn-Doanh nhân Lê Thiệp đã vĩnh viễn ra đi vào buổi sáng ngày 5 tháng 7 năm 2013 (tức ngày 28 tháng 5 âm lịch), hưởng thọ 69 tuổi, để lại một nỗi buồn sâu lắng cho gia đình và bằng hữu khắp nơi, trong và ngoài nước. Hồi tháng 3 vừa qua, tại một buổi ra mắt sách trong vùng thủ đô Washington, Lê Thiệp đã can đảm công bố trước một cử tọa khoảng 200 người rằng anh “bị ung thư gan tới thời kỳ cuối.” Trong dịp này, anh đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng anh rất bình tĩnh chấp nhận, không một mảy may lo lắng, chứng bệnh hiểm nghèo đó cũng như “cái chết” có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

 lethiep
Nhà báo Lê Thiệp

Lê Thiệp bước vào làng báo Sài gòn năm 1965 sau khi tốt nghiệp Khóa Báo chí chuyên nghiệp đầu tiên, do Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Linh của Việt Nam Thông Tấn
Xã thời bấy giờ tổ chức. Cùng khóa với Lê Thiệp và về sau trở thành những ký giả nổi tiếng, người ta thấy có Nguyễn Thiên Ân, Dương Phục, Vũ Thanh Thủy, Vũ Ánh, Lê Phú Nhuận, Trần Trọng Thức, Bình Minh và nhiều người khác nữa. Đây là những nhà báo trẻ, được huấn luyện theo tiêu chuẩn của báo chí Âu Mỹ, mà theo sự công nhận của nhà văn quá cố Vũ Bằng, đã “lột xác” làng báo miền Nam Việt Nam với lối viết mới mẻ hơn, súc tích hơn và hấp dẫn hơn so với lớp đàn anh đi trước. Lê Thiệp tốt nghiệp xong, ra làm phóng viên cho các nhật báo Chính Luận và Sóng Thần, được nhiều độc giả biết đến vì lối viết phóng sự và ký sự hấp dẫn của anh. Riêng về lối viết của Lê Thiệp, sau khi anh cầm bút lại ở hải ngoại, nhà thơ Du Tử Lê nói rằng ông “được dịp nhìn rõ hơn, thấy rõ hơn tính chất nhà văn, nơi con người nhà báo này.” Đó là dịp Tủ sách Tiếng Quê Hương ở Virginia của nhà văn Uyên Thao xuất bản tập bút ký nhan đề “Chân Ướt Chân Ráo” của Lê Thiệp năm 2003. Ngoài tác phẩm này, Lê Thiệp còn để lại hai tác phẩm ký sự-tiểu thuyết khác: “Lửng Thửng Giữa Đời” và “Đỗ Lệnh Dũng”. Nhà thơ Du Tử Lê nói tiếp về khía cạnh văn chương trong các tác phẩm của Lê Thiệp: “Tôi muốn nói tới khía cạnh văn chương như những nhát dao dứt khoát, sấn sổ trên một khối gỗ xù xì để hình thành chân dung một nhân vật, một sự kiện.”

Lê Thiệp không những “thích” viết báo và viết văn mà anh còn là một người rất yêu nghệ thuật. Anh là một nhà sưu tập tranh của hầu hết các danh họa Việt Nam và là “chủ nhân” cả một kho tranh của họa sĩ Duy Thanh. 

Lê Thiệp không những nổi tiếng trong làng báo và làng văn. Anh còn rất thành công trên thương trường nhờ các tiệm phở 75 của anh ở miền Bắc bang Virginia và ở thành phố Philadelphia. Nhiều người biết anh là chủ nhân các tiệm phở này nên đặt cho anh cái tên thân mật “Thiệp 75” hoặc “ông Phở 75”. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thì Lê Thiệp là “một trong những nhà báo VN thành triệu phú đầu tiên ở hải ngoại.” Và cũng theo Giáo sư Bích thì “Phải nói nếu phở ngày nay được nhiều người ngoại quốc biết đến thì công của Lê Thiệp không phải là nhỏ. Chính những người như anh đã làm cho chữ “phở” ngày nay gần được thành một từ ngữ quen thuộc trong tiếng Anh…”

Về con người Lê Thiệp, bạn bè và người quen thường mô tả tính tình và nếp sống của anh bằng những cụm từ như (người phóng viên) “sôi nổi” , “rất liều lĩnh”, một người sống “lè phè”, “bất cần đời”, “chân tình”, “hiếu bạn” và bằng nhiều từ “đầy màu sắc” khác nữa.

Một chút riêng tư: Năm ngoái trong một buổi “họp bạn” tại tư gia nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình, tôi nhìn thấy Lê Thiệp đang đứng nói chuyện với một người tôi chưa quen. Tôi bước đến gần, tự giới thiệu và cụng ly với người bạn ấy. Có lẽ vì vui (chớ không phải say) tôi đã cụng ly hơi mạnh. Lê Thiệp nhìn tôi, nheo mắt cười tinh nghịch và với giọng hơi “phiền trách” anh nói đại khái: “Ông cụng ly sao mạnh thế, coi chừng vỡ ly đấy.” Tôi xin lỗi và quay sang cụng ly rất nhẹ với Lê Thiệp. Được tin Lê Thiệp không còn nữa, tôi hình dung một con người trong lúc sinh thời, chắc có lẽ (vì tôi không được hân hạnh là bạn thân của anh) không bao giờ muốn “mạnh tay” với một ai và với cuộc đời. Cho nên, theo lời kể của gia đình, anh đã lịm dần và ra đi rất nhẹ nhàng.

Anh Lê Thiệp, hẹn sẽ cụng ly với anh một ngày nào đó ở bên ấy, chỉ nhẹ nhàng thôi!

Virginia 9 tháng 7-2013.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 7692)
Tính tôi rất tò mò, mỗi khi nghe tên ai dính đến Hàn Mặc Tử, tôi muốn tỏ tường về những người đàn bà của nhà thơ giàu ngôn ngữ tình yêu nhưng nghèo sức sống này lắm
02 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 6663)
Cả một dân tộc, một đất nước đã từng là nô lệ. Bị nhốt chung trong cái cũi khổng lồ ấy nào là những nông nô, công nô, binh nô, trí nô và vân vân nô
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 8182)
... sự ra đời của Lửa Thiêng đã khẳng định một ngôi vương của ông trên thi đàn, bởi xét về tính hoàn chỉnh thì đây là tập “chín” nhất thời đại .
15 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9051)
Năm 1991, sau khi công bố phát hiện Vương Bột tử nạn nơi nào !? ở báo Văn Nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Tổng biên tập của báo đến nhà chúng tôi ở Sài Gòn chơi
12 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9932)
Khi tôi sinh ra, đất nước đã chia đôi. Lớn lên, tôi yêu mến miền Nam nhưng cũng nhớ thương miền Bắc. Lạ. Người ta có thể nào nhớ một điều mà mình không biết?
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 7282)
Tôi viết bài tham luận nhỏ này trong tâm thế người trong cuộc. Vì thế, nếu có chút ít phê phán đối tượng văn học trẻ, thì đấy cũng là chính tôi đang tự phê phán chính mình
25 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8183)
Nam Cao rất có tài, rất có tâm, song chưa thể là nhà văn tầm cỡ. Riêng điều ấy đã là một nỗi buồn lớn!
23 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 23930)
Ngay từ khi xuất hiện trên Thi đàn, và lúc trở thành một trong Bát Tú (của Tự Lực Văn Đoàn) - người yêu thơ Xuân Diệu cứ vương vấn câu hỏi
18 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8841)
Đã 45 năm nhưng có những kỷ niệm vẫn như in trong đầu, tưởng chừng như vừa mới xảy ra…
30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 5801)
Tôi cũng như nhiều đứa trẻ lớn lên ở vùng quê hẻo lánh nghèo nàn thời chiến tranh chưa từng được cầm lồng đèn tung tăng rước qua đường phố những đêm trăng rằm Trung Thu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,