ĐINH HOÀI NGỌC - Đinh Hùng, cha tôi

18 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8842)
ĐINH HOÀI NGỌC - Đinh Hùng, cha tôi

Đã 45 năm nhưng có những kỷ niệm vẫn như in trong đầu, tưởng chừng như vừa mới xảy ra…

dinhhung01-content-content


Ngày ấy, bố tôi – thi sĩ Đinh Hùng – luôn bận rộn với công việc, ban ngày thì đi thu thanh ở đài, rồi tiếp xúc với các bạn thơ, văn. Bạn của bố tôi ngoài các nhà thơ, văn đã có tiếng, còn có những cây bút trẻ, những “fan”, với tất cả ông đều ân cần, cởi mở, đối xử như nhau và quán bar Thăng Long bên kia đường trước nhà vẫn thường là điểm gặp gỡ, để bàn luận thi ca. Có hôm đến tối khuya mới về đến nhà, ông lại tiếp tục làm việc: soạn bài phát thanh cho chương trình Tao Đàn, làm thơ rồi viết tiểu thuyết dã sử và làm thơ trào phúng.

Ông thức gần như cả đêm cho đến tảng sáng mới chợp mắt một chút. Rồi lại chuẩn bị cho công việc ban ngày. Mẹ tôi cũng thức theo ông và là một người phục vụ tuyệt vời, pha café sữa, trà thiết quan âm, nướng lại vài mẩu biscot... Bố tôi bị đau bao tử nên không ăn được nhiều vì vậy mẹ tôi cứ phải lỉnh kỉnh cả đêm.

Ngoài ra bà còn là người góp ý cho những tác phẩm của bố tôi. Có đêm chợt thức giấc tôi nghe tiếng đọc thơ của bố xong, ông hỏi mẹ thấy có cần sửa gì không? Mẹ góp ý, rồi bố lại cắm cúi viết...

Việc viết tiểu thuyết dã sử của bố tôi làm cả nhà đều thích thú. Bố thường kể trước cho cả nhà nghe cốt truyện sắp viết; ông kể say sưa từng chi tiết cho đến kết thúc. Hàng ngày bao nhiêu người say mê theo dõi trên báo, nhưng ít ai biết được có nhiều khi, ban đêm không viết kịp nên mãi đến trưa đi làm về, ông mới vội vã viết, lúc đó ông viết say sưa, ngòi bút như lướt trên từng trang giấy không ngừng, hình như lúc đó ông không cân suy nghĩ mà những ý tưởng diễn biến cốt chuyện truyền thẳng từ đầu xuống tay và đưa nhanh nét bút trải đầy trang giấy. Nhiều hôm trong khi ông viết, hai nhân viên tòa báo ngồi trực bên ngoài, cứ xong được trang nào là họ vội vàng mang ngay về tòa soạn để sắp chữ cho kịp in vào số báo phát hành ngay vào buổi chiều hôm đó.

Dù rất bận rộn với công việc, bố tôi vẫn là một người cha luôn quan tâm và chăm sóc con cái rất chu đáo. Mỗi tuần, bố dành buổi tối thứ bảy và trọn ngày chủ nhật cho gia đình và nhất là cho các con. Chiều thứ bảy, ở đài phát thanh về thể nào ông cũng ghé qua Đa Kao, vào nhà sách mua sách báo của Pháp (đủ loại truyện tranh như Spirou, Tintin, L’Intrépide, Mikey....), rồi bánh kẹo và các món ăn được chúng tôi “đặt trước” từ trưa. Đến chập tối, tôi dứng trên balcon chờ chiếc ta-xi dừng trước cửa và ông xuất hiện, tay xách nách mang, thế là tôi chạy nhanh xuống đón.

Cũng có lần bố tôi có khách mời đi vào tối thứ bảy, nhưng ông vẫn không quên những món quà cuối tuần cho các con, tạt ngang về nhà đưa quà xong mới đi. Đến nay tôi cũng cố theo cái nếp đó để thực hiện, tạo cho con tôi niềm vui vào cuối tuần như ngày xưa mình từng được hưởng.

Ngày chủ nhật thì hoàn toàn thuộc về gia đình, mẹ tôi thực hiện những món ăn đặc biệt, do bố tôi chỉ cho mẹ làm. Ngoài tài làm thơ, ông còn có “tài hướng dẫn nấu ăn”. Gọi là đặc biệt vì đây là những món ăn lạ, sau khi thưởng thức bữa tiệc nào đó, bố tôi mô tả lại với đầy đủ chi tiết (các gia vị, các nguyên liệu thực phẩm cần có) để mẹ đi chợ mua về và khi làm món ăn thì bố tôi đứng cạnh để nhận xét và góp ý xem món ăn đã đạt chưa. Tôi cho rằng “hướng dẫn người khác nấu ăn” bằng cách mô tả lại món ăn mà mình đã thưởng thức thì không phải là chuyện dễ!

Sau khi ăn uống xong, cả nhà quây quần lại để nghe bố tôi kể chuyện theo truyện tranh (mua tối thứ bảy). Tôi học chương trình Pháp, nên đọc truyện cũng hiểu nhưng vẫn thích nghe ông kể lại hơn vì bố tôi dựa theo lời truyện kết hợp với tranh vẽ để kể thành một câu chuyện liền mạch với đầy đủ tình tiết, nếu không xem tranh cũng vẫn thích thú không kém.

bannhactaodan-content-content


Đầu thập niên 60, phong trào nhạc bắt đầu rộ lên, đi đâu cũng nghe người ta mở nhạc Silvie Vartan, Adamo, Christophe, The Beatles..., tôi cũng rất mê nhạc và cũng tập tành làm thơ, nhưng ngọn lửa văn nghệ trong tôi vừa mới nhen nhúm đã bị bố tôi dập tắt “không thương tiếc”! Thơ thì sau khi làm được vài đoạn, chưa tự nhận biết hay dở, tôi đưa ông xem có ý nhờ bố sửa, liền bị ông sẵn bút trên tay gạch chéo ngay và vò lại. Còn nhạc thì cũng bi đát không kém. Tôi được ông bác cho một cây đàn mandiline, nhưng bố tôi không những không dạy đàn mà còn cấm không cho đụng đến.

Ông nói: “... Không muốn các con dính dấp vào văn nghệ, thơ nhạc gì hết, sẽ khổ đời (!) Phải cố gắng có nghề nghiệp vững chắc...” Bố tôi không muốn con mình đi theo con đường của ông. Đi theo con đường trải thảm hoa nhưng bên cạnh là cái nghèo luôn theo đuổi.

Là nhà thơ trọn vẹn sống và chết với thơ, ngay cả vào những lúc vinh quang nhất bố tôi vẫn thật nghèo, nghèo nhưng không bao giờ khổ, vì nguồn vui và niềm hạnh phúc của ông là những nguồn thi ca không bao giờ cạn.

Đã có lần bố tôi bị bệnh nặng, bác sĩ Tụng - là bác sĩ của gia đình - điều trị đến khi hết bệnh, đã khuyên ông nên đổi nghề: làm công chức hay đi dạy học, vì nếu cứ tiếp tục “vắt tim gan ra” thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bố tôi nói nếu để được sống lâu mà phải ngừng không được sáng tác nữa thì có khác gì đã chết! Nếu như vậy thì sống lâu làm gì, sáng tác tức là đã rồi và sự sống đó mới lá bất tử.

Ngay cả vào những quãng thời gian cuối đời vẫn say mê với đứa con tinh thần: Tờ tuần báo Tao Đàn Thi nhân số đầu được ra mắt bằng tất cả sự chau chuốt của ông. Rồi ông phải vào bệnh viện, nhưng vẫn không quên lo cho tờ báo, những chương trình thơ nhạc trên đài phát thanh...

Trên giường bệnh, ông vẫn tiếp tục lo bài vở cho số 2 tờ Tao Đàn Thi Nhân. Một số thân hữu hàng ngày ra vào “tòa soạn” đặt tại...bệnh viện Bình Dân, để phụ ông sắp đặt bài vở. Và trước khi bố tôi ra đi vĩnh viễn, tờ Tao Đàn Thi Nhân đã ra được số 2, ông đã có được tờ báo số 2 bằng tất cả nghị lực trong khi cơn bệnh hoành hành ngày càng dữ dội.

Vài ngày sau, bố tôi ra đi thật thanh thản. Trước lúc mất, ông nằm vắt chân chữ ngũ và ngủ, mẹ và tôi mỗi người một bên, phẩy quạt nhè nhẹ, tôi khẽ nhắc chân ông đặt thẳng xuống cho đỡ mỏi. Bố tôi vẫn nằm ngủ yên thật lâu, hơi thở nhẹ dần. Bỗng dưng cả mẹ và tôi đều hoảng hốt ghé sát vào mặt ông, và ông đã nhắm mắt đi vào cơn trường mộng, lúc đó đúng 5 giờ sáng ngày 24.8.1967, để lại niềm đau xót cho gia đình và nỗi tiếc thương cho nền thi ca...

(Nguồn: http://www.vanvn.net/news/34/2387-dinh-hung--cha-toi.html)



Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Hai 20236:29 SA
Khách
Tôi là Lê tấn Duyệt (Tư Khương), bạn cũ của Đinh Hoài Ngọc. Rất muốn gặp lại bạn ấy. Có thể nhờ trang "Du Tử Lê" giúp liên lạc với Đinh Hoài Ngọc được không? Cảm ơn nhiều!

dutule.com trả lời: Rất tiếc chúng tôi không có thông tin gì của anh Đinh Hoài Ngọc. Kính
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 1015)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1407)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
19 Tháng Mười 20236:20 SA(Xem: 1002)
Đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi thường ngẫm ngợi tại sao thơ ông thường nhắc đến ngày hội lớn, cung trời hội cũ?
16 Tháng Mười 202310:53 SA(Xem: 894)
Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo.
08 Tháng Mười 20235:13 CH(Xem: 1259)
Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu)
18 Tháng Chín 202310:03 SA(Xem: 1350)
“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa..."
08 Tháng Chín 20236:10 CH(Xem: 1503)
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ.
04 Tháng Chín 20239:35 SA(Xem: 2022)
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật.
29 Tháng Tám 20238:06 SA(Xem: 1346)
Xin phép, tôi được gọi đây là một “Vụ án”, và mong được đồng ý rằng, “Đúng là vụ án văn chương”.
22 Tháng Tám 20236:25 CH(Xem: 1092)
Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,