Năm Chữ, Năm Câu, một “Ấn Chứng” Khác, Của Đời Thơ Nguyễn Lương Vỵ.

02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 5304)
Năm Chữ, Năm Câu, một “Ấn Chứng” Khác, Của Đời Thơ Nguyễn Lương Vỵ.

 

dutule.com (ngày 3 tháng 1 – 2013): Cơ sở xuất bản Q&P ở California, một lần nữa, lại gửi tới những người yêu thơ, thi phẩm “Năm Chữ Năm Câu” của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ. Như hồi chuông thi ca gióng giả chào đón tân niên 2014. Nếu không kể những tác phẩm đã được xuất bản tại VN thì, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2007 tới 2014), họ Nguyễn đã mang đến cho những người yêu thơ ông, 6 thi phẩm. Sự kiện này cho thấy, nội lực sáng tạo cực kỳ sung mãn nơi ông. Một hiện tượng rất hiếm thấy nơi những tác giả đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh”.

Mỗi thi phẩm của họ Nguyễn, theo tôi, tựa một tiếng thét hay tiếng gầm, hống thống thiết của một hành giả cô đơn, đau đáu niềm thương đời, thương người khởi tự niềm quá đỗi thương thân… 

Mỗi thi phẩm của họ Nguyễn, theo tôi, không chỉ là một nỗ lực đẩy chữ, nghĩa tới những chân trời mới, lạ mà, chúng còn là những nỗ lực xô rộng cánh cửa tâm thức, thậm chí, cánh cửa vô thức. Để mặt bí nhiệm, bên kia đời sống, hiển lộ như những tia chớp giao thoa giữa đôi bờ sinh / tử.

Chữ và nghĩa của họ Nguyễn trong thi phẩm mới nhất này, vẫn theo tôi, cũng là những giao thoa cay nghiệt giữa chân / giả; mất / còn; ly / hợp … Giữa vực sâu và đỉnh cao. . Giữa huyền hoặc và hiện thực. Giữa trăm năm và khoảnh khắc…

Thêm nữa, cũng ở thi phẩm “Năm câu năm chữ” mới nhất này của họ Nguyễn, nơi phần bạt, cuối sách, người đọc còn được thưởng lãm hai bài viết như hai tiểu luận công phuvề cõi giới thi ca Nguyễn Lương Vỵ từ góc nhìn đồng cảm, tri âm. Đó là nhận định của Tô Đăng Khoa và nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh. (Nhà thơ nữ, gần đây, có nhiều bài thơ được giới thưởng ngoạn yêu thích).

Sau đây, chúng tôi trân trọng kính mời bạn đọc, thân hữu bước vào thi phẩm “Năm chữ năm câu” qua lăng kính của tác giả Tô Đăng Khoa. Một người trẻ, nhưng đã sớm có những lao tác kỳ khu, đào, xới cõi u minh, để kiếm tìm “bản lai diện mục”, như họ Nguyễn…

(Riêng bài viết công phu của Nguyễn Thị Khánh Minh, chúng tôi trộm nghĩ, xin dành cho những người có trong tay “Năm chữ năm câu” của Nguyễn Lượng Vỵ, như một quà tặng tinh thần riêng, gửi độc giả).

*

 

Tô Đăng Khoa

‘Nguyễn Lương Vỵ Thơ Năm Chữ Năm Câu và Cú Nhảy Sau Cùng Vàng Câm Trên Bến Lạ.

“Khi nói một bài thơ hay và đẹp, không thể chỉ dựa trên cảm tính suông của người đọc, bài thơ đó phải được biểu lộ qua văn tự, chữ nghĩa, và cấu trúc của chính nó. Đến lượt văn tự chữ nghĩa và cấu trúc của bài thơ lại đuợc phơi bày qua tâm ý, và kinh nghiệm sống của người sáng tạo. Và tâm, kinh nghiệm sống đó lại được làm cho hiển lộ qua phẩm cách, lối sống hàng ngày của chính tác giả. Đó chính là nền tảng của một bài thơ hay và đẹp, tức là chính đời sống hàng ngày của người sáng tạo. Nói cách khác, trên đỉnh cao nghệ thuật, nơi mà tính sáng tạo thăng hoa, tác giả và tác phẩm hài hòa đồng nhất. Chính Bùi Giáng cũng có nói đến mối liên hệ này trong hai câu thơ bâng quơ sau:

Không tự mình bước tới bờ hương chín
Thì cõi mật không tụ về trong trái”

“Nếu tác giả không trải qua tiến trình nhiều năm tu Tâm tu Chữ, không ‘tự mình bước tới bờ hương chín,’ thì sẽ không thể có được cái nội lực cần thiết để điều khiển văn tự chữ nghĩa, hay những con Âm, cơn dâng trào ý tứ, mà phơi bày chúng trong các tác phẩm của mình.

“Nói cách khác, tác giả nếu không thể chạm tới được cái ‘cõi mật’ thì làm sao có thể đưa cái tinh thần sáng tạo vô ngôn ấy vào tác phẩm một cách tự nhiên được.

“Nhưng mà ‘bờ hương chín” là gì? Vì sao phải “tự mình bước tới’? Nghe người khác mô tả về nó, nhưng không ‘tự mình bước tới’ thì có ích gì chăng? ‘Cõi mật’ là cõi nào? Đã đến rồi có gì còn mật nữa chăng? ‘Cõi mật’ ấy tụ về trong trái, tiến trình ấy là tự nhiên hay cưỡng cầu? Đâu là thái độ đúng đắn đối với văn học nghệ thuật? Xin thả lửng những câu trả lời vào cõi chiêm niệm riêng tây, chỉ biết rằng trong tập thơ mới nhất của Nguyễn Lương Vỵ (NLV) - Thơ Năm Chữ Năm Câu, ông đã có mùa thu hoạch lớn: Vì trái ở đây rất mật và rất lạ.

“Đối với tôi, là độc giả lâu năm của thi sĩ NLV, ông là người sống rất khép kín, gần như độc cư. Ông sống rất nặng tình với Thơ, với từng con Âm, con Chữ. Hầu như trong tất cả các tập thơ trước của NLV, chúng ta đều thấy có chữ ‘Âm’ trong đó. Sau một thời gian dài độc cư tu Tâm, tu Âm và tu Chữ, trong tập thơ mới này, với cấu trúc 100 bài năm câu năm chữ, NLV đã thâu hết nội lực, thực hiện ‘bước nhảy sau cùng’ ở câu số năm để tự mình bước tới ‘bờ hương chín.’ Nơi đó, những bài thơ của ông hóa thân thành búp hoàng lan ‘vàng câm trên bến lạ’ khiêm cung bên ghềnh đá ven đường. Thân mang kiếp mỏng manh vô thường, nhưng hát bài ca thiên thu vô ngôn. Những con âm kiên khổ chấp nhận sự ngộ nhận nhất thời vẫn ‘gói ghém gửi sơ đầu’ để mà ‘hy vọng còn gặp nhau’ nơi bờ hương chín!

“Kết quả tức khắc của việc ‘tự mình bước tới bờ hương chín’ là nhãn quan sẽ thay đổi, cái thấy và cái nghe sẽ không còn như trước đây nữa. Lưới nghi ngờ rách tung trong cái nhận thức trọn vẹn về “có-không thiệt rốt ráo”:

nhìn trong thơ thấy đạo
nhìn trong đạo thấy thơ
nhìn trong thơ thấy gạo
nhìn trong gạo thấy mình
có-không thiệt rốt ráo…

(Bài số 1.)

“Trong cái nhãn lực ‘có-không thiệt rốt ráo’ tức là ‘tri bất hoặc’ đó, tác giả đồng thời ‘tri thiên mệnh’ và nhận ra căn bệnh trầm kha của con người, đó chính là lời nói, ngôn ngữ, và văn tự:

nhìn trong em thấy mệnh
nhìn trong mệnh thấy đời
nhìn trong đời thấy bệnh
nhìn trong bệnh thấy lời
lời lôi âm rù quếnh…

(Bài số 2.)

Ôi lời lôi âm rù quếnh! Bản chất đích thực của ngươi là gì?
Là rù rù, ru con người ngủ trong giấc ngủ si mê?
Là keo quyếnh, siết chặt con người trong tham ái?
Là lôi âm, dìm con người trong thịnh nộ của cơn sân hận?

“Nếu chưa tới ‘bờ hương chín,’ thì con Âm con Chữ chính là hiện thân của tham sân si, là hàng rào cản ta tiếp xúc với cái thực tại nhiệm mầu với trí tuệ ‘có-không thiệt rốt ráo.’ Nếu đã tự mình bước tới bờ hương chín, thì ngôn ngữ văn tự cũng chính là dòng chảy tuôn tràn của tuệ giác và tính sáng tạo.

“Ngôn ngữ bản tính là nhị nguyên vì nó mang ý nghĩa quy ước và chế định. Con người cần nhị nguyên, quy ước và sự chế định để thông tin với nhau một vài điều cần thiết một cách rõ ràng minh bạch. Tuy nhiên, ngôn ngữ có giới hạn của chính nó. Vì có rất nhiều điều không thể diễn tả được bằng lời. Đây là giới hạn tất yếu của nhị nguyên. Vượt qua giới hạn này là cõi tịnh lự vô ngôn, đòi hỏi tác giả và độc giả phải thực hiện ‘một cú nhẩy sau cùng,’ bỏ lại sau lưng tất cả khái niệm.

“Nhưng làm sao có thể mô tả lại cái gì xảy ra sau ‘cú nhảy sau cùng vàng câm nơi bến lạ’?

“Vì bất cứ sự mô tả nào khi đó đều đòi hỏi sự trở lui lại thế giới khái niệm của ngôn ngữ! Đó chính là tính sáng tạo của NLV bàng bạc trong rất nhiều bài thơ trong tập thơ này. Ông dùng tuyệt chiêu và nội lực thâm hậu tu Chữ, tu Tâm rất lâu năm của ông để chứng minh sự bất lực của ngôn ngữ, dầu là ngôn ngữ rất thâm hậu của NLV. Phủ định bất cứ nỗ lực dẫu phi phàm đến đâu để thoát ra khỏi nhị nguyên bằng ngôn ngữ, chính là xác định giới hạn của chính nó, tức là cũng qua đó gián tiếp khai mở cho sự chiêm nghiệm trong tịnh lặng về cái không thể diễn tả được bằng lời. Qua bút pháp lô hỏa thuần thanh của mình, NLV đã làm điều đó thật tài tình qua những bài năm chữ năm câu, vừa trong sáng tự nhiên, vừa đạt tới đỉnh cao nghệ thuật:

mười ba năm xa xứ
cuộc lữ cũng vui thôi
xúc tuyết nghe tuyết hỏi
chưa kịp đáp tuyết rơi
lấp trắng hết tiếng nói…

(Bài số 47.)

“Tuyết rơi lấp trắng hết tiếng nói, xóa sạch mọi vết tích của khái niệm, cho nên cuộc lữ không vui cũng không buồn (dầu phải làm nghề xúc tuyết rất cực nhọc để độ thân,) mà cuộc lữ thì ‘cũng vui thôi.’ Một thái độ rất bình thản của ‘người thõng tay vào chợ’ từ miền hương chín.

nghe âm Ư rên khẽ
hạt bụi bay khóc ré
hạt nắng bay hát vang
thơ mần ta nữa nhé
kẻo mai kia lạnh tràn…

(Bài số 18.)

“Âm Ư rên khẽ,” khóc cho thân phận cát bụi của con người. Trong không gian, hạt bụi thì khóc ré, sợ phải khổ lụy vì mai đây sẽ mang hình dáng con người? Trong khi hạt nắng, tượng trưng cho sự soi sáng của trí tuệ vẫn đang hát vang. Tác giả cảm nhận được tất cả điều đó một cách tự nhiên, nên thầm cảm ơn nàng Thơ đã cho mình cái Thấy đó, bèn thủ thỉ ‘thơ mần ta nữa nhé / kẻo mai kia lạnh tràn…’

“ ‘Thơ mần ta nữa nhé’ mang tính chất hoàn toàn tự nhiên thụ động ghi nhận lại những gì đang-là chung quanh tác giả. Đây là tiến trình ‘cõi mật về tụ lại trong trái,’ nên hoàn toàn tự nhiên, không thể cưỡng cầu. Cái thấy cái nghe từ miền hương chín ùa về tâm tư tác giả, chính vì ông đã biết buông bỏ tất cả:

thơ rụng đầy một guồng
biết nắm mới biết buông…

(Bài số 94.)

“NLV buông được vì ông đã nắm rất vững, và rất sâu trong chữ nghĩa. Biết nắm mới biết buông… là thế. NLV đã sống cả đời với chữ nghĩa, chúng đã ngấm cả vào trong máu huyết của ông. Nhưng ông đã thả chúng đi rất tự nhiên, chúng lòn đi trong mưa lụi trong nắng tàn.

“Đôi khi, những con chữ cũ kỹ còn nặng tình với ông, chúng trở về thăm ông trong nắng tàn trong mưa lụi, NLV lượm chúng lên, phủi, và lẳng lặng đưa thẳng vào thơ:

thấy và nghe huyết tan
từ rất lâu trong chữ
chữ lòn trong nắng tàn
ta lòn trong mưa lụi
lượm lên phủi hú vang…

(Bài số 23.)

“Ông mừng rỡ, hú vang, nâng niu từng con chữ, gá ý vào nghĩa rồi thả chúng trở lại cho từng câu thơ. Ôi! Những câu thơ kiên khổ:

câu thơ nay kiên khổ
lì đòn chờ âm rung
chờ nát tan tri ngộ
chờ ngất gió loạn bùng
một cú nhảy sau cùng…

(Bài số 38.)

“ ‘Một cú nhảy sau cùng’ đó, NLV đã cẩn thận ‘gói ghém gửi sơ đầu’ để mà ‘hy vọng còn gặp nhau’ với tất cả độc giả hữu duyên gần xa. Xin cảm ơn thi sĩ NLV và hẹn tái ngộ nơi bờ hương chín.

“Wesminster, Nov. 26.2013

“Chú thích: Tô Đăng Khoa, sinh năm 1976. Quê quán: Biên Hòa - Việt Nam. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1994. Chemical engineer, UC Berkeley. Hiện cư ngụ tại Wesminster và làm việc tại Irvine - California.”

(Trích “Năm Chữ Năm Câu” thơ Nguyễn Lương Vỵ. Tr. 175_ 180).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 20236:25 CH(Xem: 1187)
Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?
22 Tháng Tám 20232:38 CH(Xem: 1291)
xin cô hãy quay về với những kênh rạch nhiều tôm cá, những cánh đồng lúa chín vàng tươi, những chòm xóm rộn ràng tiếng nói cười của dì Tư, má Năm…
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 1215)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 1481)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 1245)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 1660)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 1384)
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc,
04 Tháng Bảy 20239:17 SA(Xem: 1590)
Những năm gần đây, tôi ít thấy thơ lục bát xuất hiện trên báo chí hoặc các trang mạng văn chương.
27 Tháng Sáu 20231:18 CH(Xem: 5160)
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên
27 Tháng Sáu 20239:14 SA(Xem: 5158)
Nếu bị đày ra một hoang đảo và chỉ được phép đem theo một tập thơ duy nhất để đọc trong lúc nhàn rỗi
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17095)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12304)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1036)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14042)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8849)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11099)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30752)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22934)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21770)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19825)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18077)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16946)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24538)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31988)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,