NGÔ NHÂN DỤNG - Tiễn đưa một thế hệ

29 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6794)
NGÔ NHÂN DỤNG - Tiễn đưa một thế hệ


Một người bạn cho biết mới đọc lại một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng của Nguyễn Mạnh Côn và vẫn thấy mê câu chuyện của nhà văn đa tài này. Trong tác phẩm của ông, dù thuộc thể loại nào cũng chứa đựng những thao thức về triết lý. Ông Nguyễn Mạnh Côn thuộc thế hệ những thanh niên Việt Nam đầu thập niên 1940, muốn giải phóng quê hương nhưng cũng muốn tham dự vào lịch sử một cách có ý thức. Họ không những tìm đường đòi độc lập dân tộc mà còn đi tìm con đường nào "đúng nhất" để xây dựng đất nước. Có những người thuộc thế hệ ông đã chọn con đường của chủ nghĩa Mác, nhưng tâm hồn Nguyễn Mạnh Côn có đủ mẫn cảm và tinh tế để tránh xa chủ nghĩa cộng sản ngay từ đầu.Và những tác phẩm trong đời ông đã viết đều vẫn đi tìm đường, nói văn hoa thì gọi là đi xây dựng một ý thức hệ khác với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nguyễn Mạnh Côn đã qua đời từ vài chục năm nay sau khi bị hành hạ về thể xác cũng như tinh thần trong nhà tù cộng sản. Chúng ta có thể đoán rằng trước khi nhắm mắt ông vẫn thao thức đi tìm. Nhưng chắc hẳn ông cũng an lòng ở một điều này, là quyết định của ông từ thời thanh niên đã từ chối chủ nghĩa cộng sản là một quyết định đúng. Ông đã nhìn thấy sản phẩm do chủ nghĩa cộng sản tạo ra, chỉ cần nhìn vào cách sống của những quản giáo, cách cư xử, nói năng của những cán bộ tuyên huấn cho đến các công an. Ông thấy cách họ đối xử với nhau. Và chắc ông phải cảm thấy là loài người không nên sống với nhau như vậy. Mặc dù lúc qua đời ông Nguyễn Mạnh Côn chưa chứng kiến sự sụp đổ của cả hệ thống kinh tế, xã hội cộng sản, nhưng ông cũng có thể nhận thấy ngay rằng một chủ nghĩa đem biến mọi người thành những thứ người như vậy, huấn luyện họ ăn ở với nhau như vậy, thì chắc chắn là sai lầm. Đem chủ nghĩa đó áp đặt cho cả một dân tộc phải theo, không ai được cãi, quả là một tội lớn. Trước khi nhắm mắt, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có thể an tâm là mình không tham dự vào cái tội lớn đó.

Tướng Trần Độ không may mắn như nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông cũng thuộc thế hệ những người Việt Nam từ thập niên 1940 đã đi tìm một ý thức hệ, và ông đã chọn chủ nghĩa cộng sản. Ông tin tưởng nhiệt thành vào chủ nghĩa đó, đem truyền bá cho nhiều người khác theo ông. Nhưng trong mấy năm cuối của đời ông thì ông biết mình đã sai lầm. Mới ba năm trước ông còn nói vẫn đang đi tìm một kiểu mẫu xã hội hay nhất, đúng nhất, nhưng chưa tìm ra. Chắc trước khi nhắm mắt ông vẫn muốn nhắn bảo những người còn sống hãy tiếp tục đi tìm. Có thể ông cũng ăn năn vì mình đã chọn lầm đường, không những thế còn lôi cuốn nhiều người khác đi theo đường mình đã chọn. Ông nhắc lại nhiều lần rằng chế độ cộng sản mà ông góp công xây dựng nên chỉ là một bộ máy đàn áp, bóc lột nhân dân. Ông biết nó thất bại không mang lại hạnh phúc cho loài người, và chắc cũng cảm thấy guồng máy đó còn huỷ diệt cả nhân tính. Nhưng trong lúc nhắm mắt tâm hồn ông cũng có thể vẫn bình an. Vì khi biết mình đi theo con đường sai lầm thì ông nói thẳng, nói thật điều đó ra, cho thấy ông vẫn giữ được một lương tâm trong sáng. Nhiều người không có thái độ can đảm đó. Có những người biết mình sai nhưng không dám nói thẳng hết, như nhà thơ Chế Lan Viên chỉ dám viết những câu thơ bóng gió.

Đó là một thế hệ những người đi tìm chủ nghĩa. Có người theo chủ nghĩa cộng sản một cách dễ dãi, có những người suốt đời đi tìm một thứ chủ nghĩa khác, không phải mác xít, chống mác xít, hoặc vượt mác xít.

Mà không phải chỉ có thế hệ đó, không phải chỉ có người Việt Nam. Khắp thế giới, cả loài người, từ thế kỷ 18, 19 đến thế kỷ 20 đã có bao nhiêu người thao thức đi tìm như vậy. Tựu chung, họ muốn đem trí khôn ngoan của con người mà tìm hiểu lịch sử, để vẽ ra một bản hoạ đồ cho đồng loại theo đó mà sống cho tốt đẹp, cho lương hảo hơn. Có thể do tấm lòng vị tha, nhưng cũng có thể do ngã mạn quá lớn. Những ông Hitler, Mao Trạch Đông, Khomenei đều mang hoài bão to lớn thay đổi nhân loại cả. Họ đã đem nhân loại ra làm thí nghiệm cho các bản hoạ đồ lớn lao của họ, và làm chết rất nhiều người, làm khổ nhiều người hơn nữa.

Trong khi đó thì loài người vẫn sống, vẫn thay đổi, lịch sử vẫn diễn ra ngoài mọi dự định, mọi tiên đoán của các lý thuyết gia, các lãnh tụ, các uỷ ban kế hoạch, cộng sản cũng như không cộng sản. Những tiến bộ của khoa học từ đầu thế kỷ này đã cho thấy trí khôn ngoan của chúng ta thật ra rất khiêm tốn. Hoài bão muốn thâu tóm cả lịch sử, trước và sau, cả thế giới và cả vũ trụ vào trong một ý thức hệ, một bản hoạ đồ, đó là một ham muốn lớn quá sức con người. Khi biết như vậy rồi thì ý định xây dựng xã hội theo một bản hoạ đồ cố định cũng chấm dứt, thời đại của các ý thức hệ chấm dứt.

Ngày nay chúng ta khiêm tốn hơn, không mong thay đổi thế giới theo một bản hoạ đồ vĩ đại nữa. Thế hệ nào cũng có những người muốn giúp đồng loại sống tốt đẹp và xứng đáng hơn. Nhưng thay vì vẽ ra một hoạ đồ vĩ đại cho cả nhân loại theo thì ngày nay người ta chỉ thảo luận với nhau về những vấn đề nho nhỏ để cải thiện cuộc sống chung. Thí dụ, như mục này mới trình bày hôm qua, một câu hỏi mà xã hội nào cũng phải bàn, là chúng ta làm việc, tạo ra của cải rồi, thì phải đóng bao nhiêu thuế?

Không đặt ra những câu hỏi đơn giản đó thì sẽ tạo ra những cảnh lố bịch lắm. Chẳng hạn như ở những nước tự gọi là theo chủ nghĩa xã hội thì các nhà doanh nghiệp giầu nhất nước lại không đóng góp cho công quỹ, để cho dân lao động nghèo nàn đóng thuế chết bỏ! ƠẨ Trung Quốc trong mười người dân thì 2 người giầu nhất đang làm chủ 80% tài sản chung, để cho tám người khác chia nhau 20% chỗ còn lại. Mà 2 người giầu nhất nước đó chỉ đóng góp được 10% vào số thuế lợi tức cá nhân, để cho 8 người còn lại góp 90% cho công quỹ. Tại sao một chính phủ tự nhận là đại biểu của giai cấp lao động lại gây ra cảnh bất công đó? Vì người ta cứ hô hào những chủ nghĩa trừu tượng, tranh luận những vấn đề lớn lao, không ai thảo luận những chuyện nhỏ nhặt và cụ thể đó.

Có lẽ thế hệ những người như Tướng Trần Độ vẫn còn bị ám ảnh về chuyện ý thức hệ, chứ các thanh niên ngày nay đã vỡ mộng rồi, chẳng còn ai nghĩ đến chuyện đó nữa. Nhưng không đi tìm ý thức hệ không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ nỗi thao thức hướng thiện của mình. Chúng ta vẫn cần bầu nhiệt huyết muốn xây dựng một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn. Chúng ta phải tìm cách cải thiện đời sống hiện tại của dân tộc, mà không cần một bản hoạ đồ vĩ đại nào cả. Chính ông Trần Độ cũng đã bắt đầu làm như vậy. Khi còn sống ông đã quyết liệt đòi hỏi cho người dân Việt Nam được bầu cử tự do, có quyền ngôn luận tự do.Trước kia, khi còn tin ở chủ nghĩa cộng sản ông không coi đó là những quyền quan trong, gắn cho chúng nhãn hiệu là các quyền của ý thức hệ tư sản. Nhưng gần đây ông đã thấy rằng những nhãn hiệu đó không có ý nghĩa gì cả, mà các quyền tự do thì rất thiết thực. Có lẽ những người đi dự đám tang ông nên nhớ lại kinh nghiệm đó của ông mà tiếp tục công việc ông đang làm dở dang. Phải đòi hỏi những quyền tự do cụ thể, cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng. Đó chính là nước đầu để tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh!

NGÔ NHÂN DỤNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 11789)
Với hơn 30 tác phẩm đã xuất bản từ năm 1967 đến nay, gồm nhiều thể loại
30 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 11974)
"khi xưa ta bé, bắng băng... Ta vui ta hát, bắng bằng... Cho đời hương hoa , cho đời thắm nhòa... bắng băng , bắng bằng, bắng bặng....."
27 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 11730)
...là Trịnh Công Sơn và Khánh Ly (TCS-KL). Tên họ, không cần nhắc. Bóng dáng họ, lẩn quất, vẫn đâu đây. Và trong tôi, hai lần hội ngộ
18 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 13067)
chúng ta có đến 400 tác giả trường ca ư? Như vậy chúng ta quả là một cường quốc về thơ,
16 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 15703)
Làm nghệ thuật có được những đền bù rất lạ lùng, mà có lẽ tiền bạc không mua được! Như một trong những thú vị của bài Lệ Buồn Nhớ Mi trên đây đối với riêng tôi.
11 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 12178)
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền (15.03.1936 – 22.03.2006,) một trong những thành viên sáng lập trụ cột của Tạp Chí Sáng Tạo (1956 – 1960,)
04 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 13850)
Trên phương diện học thuật, không ai có thể phủ nhận Vũ Hoàng Chương là một trong những cây đại thụ của thi ca Việt Nam cận đại.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 13080)
Tờ báo văn chương cũng giống như một ngôi nhà, nơi đó những người cầm bút nhận ra một chỗ để đến của mình
13 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 18916)
Tôi tìm về Trung tâm dưỡng lão Phật Tích - Bắc Ninh để gặp bà, tại đây, bà chia sẻ:
05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 13381)
Tôi đọc thơ Hồ Xuân Hương, và giật mình khi gặp bài thơ nôm “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22915)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,