LÂM BÍCH THỦY - Nhà thơ Bích Khê xứ Quãng trong vòng tay của thi hữu xứ Bàn Thành của Bình Định

23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6127)
LÂM BÍCH THỦY - Nhà thơ Bích Khê xứ Quãng trong vòng tay của thi hữu xứ Bàn Thành của Bình Định

 

Theo sự hiểu biết hạn hẹp và qua những bức thư của bác Quách Tấn gửi cho ba, tôi đọc thấy, xin chia sẻ để các bạn hiểu thêm về “cái nôi thơ” mà người đời thường tâm đắc “Bình định là đất võ mà ẩn chứa trong mình những bí ẩn về văn chương”

Có một bức thư trong số nhiều bức, bác Quách Tấn viết rằng:

 

yenlan-bichkhe-thumbnail 
Yến Lan bên mộ Bích Khê


Nha Trang lập xuân 1988

Chú Yến Lan,

Cách đây 1 tuần tôi có gởi ra chú 1 bức thư nói về Trường thơ Bình Định. Chú nên cho ông Thu Hoài biết rằng không có Trường thơ Bình Định, chỉ có Trường thơ loạn của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan mà thôi! Trường thơ này không thể thành Trường thơ Bình Định được. Bình Định chỉ có một nhóm gồm 4 thành viên mà các bạn yêu thơ do Trần Thống ở Kiên Mỹ đại diện, gọi là Bàn Thành Tứ Hữu. Nhóm thơ gồm có: Hàn, Chế, Yến, Quách. Bốn bạn này mang tên một con vật trong bộ Tứ Linh. Hàn là Rồng, Chế là Phụng, Yến là Lân, Quách là Rùa-

Đó là cách so sánh lý thú và khá phù hợp với tính cách từng người. Lại một điều lạ nữa, tuy nhóm giao du rất rộng, nhưng không mở rộng, trước sau chỉ có bốn người. Khi Tử mất thì Bích Khê thế vào"

Tôi đã viết một bài nói về nhóm thơ Bình Định vừa vui vừa nói lên được phong độ và sắc thái của thơ Tiền chiến Bình Định-Đó là từ 1930 đến 1945, từ 1945 đến 1985 trừ Tử và Khê đã mất, kẻ còn lại đều hoạt động đều đặn. 

 

Bích Khê và Hàn Mặc Tử 

Hàn Mặc Tử là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 mất vào ngày 11.11. 1940; quê Quảng Bình, nhưng sống và qua đời tại Qui Nhơn- Bình Định. Đã xuất bản tập thơ “Gái quê” 1936

Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước, có ông nội là Lê Trọng Khanh đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868), làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật.

Năm 1935, khi còn ở Phan Thiết, Hàn Mặc Tử quen cô cháu gọi Bích Khê bằng cậu. Từ sự đam mê thơ Tử, cô đem khoe với cậu và ngược lại lấy thơ cậu cho Tử xem. Ban đầu, người này đọc thơ người kia, không ai phục ai. Đến khi, đọc “Hương thơm và mật đắng” c ủa Tử thì Bích Khê đã thốt lên:

“Hàn Mặc Tử đã đi trước ta quá xa, đây hẳn là thiên tài!”.

Còn Tử, đầu năm 1938 được Bích Khê gởi tặng ba bài thơ “Thi Tứ”, “Ảnh ấy”, “Thời gian” liền nhận ra ở Bích Khê một tài năng thơ hiếm thấy, khiến người đọc đê mê da diếc. Hàn liền biên thư để khích lệ bạn làm được bài nào gửi ra bài ấy. Song, Hàn thất vọng, vì không chọn được bài nào trong số đó, bèn trả lại kèm thư chọc quê Khê, cốt để bạn tự ái mà viết hay hơn.

Quả nhiên, sau khi đọc thư Hàn; Bích Khê trút giận vào các tập thơ, xé nát không chút luyến tiếc. Cơn giận lui, Bích Khê tự thách thức: “Trong sáu tháng sẽ trở thành một thi sĩ phi thường, bằng không, sẽ không bao giờ làm thơ nữa.” Nhưng, chỉ ba tháng sau, một khát vọng sống, khát vọng yêu và khát vọng thi ca đã làm cho nguồn thơ vô tận từ trái tim Bích Khê tràn ra đầu ngọn bút. Ông hoàn tất đúng như ý nguyện; mỗi chữ, mỗi câu thơ đều thể hiện tình yêu đôi lứa mạnh như bom tấn; chân thật mà lãng mạn, mãnh liệt mà không sáo rổng, mang sắc thái của dòng thơ mới, rất lạ và độc đáo. Áng thơ chất chứa cả tinh huyết, dung mạo của ông qua bao đêm miệt mài, vì thế ông phờ phạc, tóc ở thái dương bạc trắng! Ông gửi vào cho Hàn. Quả nhiên, sau khi ngốn hết tập thơ, Tử không có chỗ nào để chê bạn được nữa. Bằng sự trân trọng và ngưỡng mộ, Hàn viết lời tựa tập thơ:

“Một bông hoa lạ nở hương, thứ hương quí trọng thơm đủ mọi mùi phước lộc”.

Sau đó Hàn giới thiệu Bích Khê với nhóm “Tứ Linh” 

Bích Khê đến với Hàn, lúc Hàn đang mang căn bệnh quái ác, nhưng Tử không thấy mặc cảm với Bích Khê, vì Khê đối xử với Hàn quá ư triều mến, chân thành: như nắm tay, ôm choàng bạn mỗi khi gặp Tử. Một cử chỉ không thể có, ngay cả với người thân trong gia đình, làm mềm lòng Tử.

Thật tiếc! đôi bạn tài hoa và nặng tình ấy, gần nhau chưa tới ba mùa xuân thì Tử bị gom vào nhà thương Qui Hòa. Thương nhớ bạn, Bích Khê viết bài “Hàn Mặc Tử” được bác Quách Tấn và chú Chế cho là giai tác. Bài thơ chưa kịp đến an ủi Tử, thì Bích Khê nhận hung tin Tử qua đời. Thơ nhớ thành thơ điếu bạn.!

 

Bích Khê Với Quách Tấn: 

Năm 1941, qua giới thiệu của Tử, Bích Khê đến Nha Trang tìm gặp bác Tấn. Duyên cớ gì mà mới gặp lần đầu hai người như đã biết nhau từ lâu. Nhà bác Tấn lúc đó là điểm hẹn văn hóa; các văn sĩ tứ xứ, ai đến đây nghỉ chân đều gửi lại Trường Xuyên (bút hiệu Q. Tấn) văn, thơ và bản thảo. Vì lẽ đó, Bích Khê đã lưu lại đây một thời gian

dài để nghiền ngẫm, nghiên cứu và giao lưu cùng bạn văn chương…

Từ nơi này, Bích Khê đã tiếp thu những tinh hoa của thơ Đường nhờ bác Tấn - nhà thơ đường cuối cùng của thế kỷ XX. Và cũng từ nơi này Bích Khê tiếp cận cả nền văn học Đông-Tây-Kim-Cổ. Đặc biệt hầu như toàn bộ những tác phẩm của Hàn, Yến, Chế đã xuất bản, đều có trên giá sách nhà này. Tuy bệnh tình hành hạ nhưng Bích Khê gắng lưu lại để nghiền ngậm và mong gặp những người mà Hàn đã giới thiệu.

Bác Tấn rất nặng lòng với Bích Khê. Nhìn Bích Khê lâm bệnh hiểm nghèo, ông lặng lẽ đi tìm thầy, tìm thuốc về nhà chửa cho bạn. Ít lâu sau, thấy bệnh mình không giảm, ông sợ phiền bạn nên tạm biệt để về quê. Bác Tấn khuyên ông hãy ở lại thành phố chửa khỏi bệnh rồi hãy về, nhưng Bích Khê vẫn một mực từ chối. 

Thời loạn lạc đến, bác Tấn tản cư về Trường Định. Ít tháng sau thì nhận được tin Bích Khê qua đời, thương bạn bác viết: 

Ngắm vội trời Thiên Ấn
Cố Nhơn ơi cố nhơn
Bóng theo Hàn Mặc Tử
Tâm gửi Ngũ Hành Sơn
Danh vọng đài mây vút
Anh Ba biển sóng dồn
Đã hay nghìn tuổi thọ
Thương nhớ lụy đói cơn.

 

Bích Khê Với Chế Lan Viên 

Năm 1937, Chế Lan Viên nổi tiếng trong cả nước với tập thơ “Điêu tàn”. Bích Khê sửng sốt thốt lên rằng “cậu bé này quả nhiên là một thần đồng”, ông tìm cách gặp Chế.

Người ta bảo thơ Chế và Khê giống nhau; có cùng tâm thức và thịnh tình với các nhà thơ phương Tây như Valery, Bauderlaire, Edga.

Lúc Bích Khê đang điều trị ở viện bài lao Pasquier, nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Đình ra thăm bạn. Khi chia tay, Bích Khê buồn bã nói qua làn nước mắt: “Bao giờ mình gặp lại nhau nữa! mà chắc gì chúng ta còn có dịp để gặp lại ?!

Cuối năm 1943 Bích Khê gửi tập “Tinh hoa” vào Nha Trang, nhờ Chế đề tựa sẵn, chờ có tiền sẽ xuất bản. Chú Chế nhận lời, đọc hết tập thơ. Một cảm giác lạ như có dòng điện chạy qua sống lưng, cảm giác hiếm hoi ở Chế khi đọc thơ bạn, mà bấy giờ chú đã dành những lời châu ngọc để ca ngợi về tài thơ của Khê, đã viết sẵn lời tựa. Song, cuộc đảo chính của Nhật hất Pháp; chiến tranh bùng nổ; cảnh ly biệt, Chế đành gác lại.

Rồi, Bích Khê qua đời! món nợ với người quá cố đeo đẳng mãi trong Chế. 

Đến năm 1987, bạn văn và gia đình Khê đã cất công tìm và tập họp di cảo của Bích Khê giao lại cho chú Chế. Nhờ vậy, chú đã hoàn thành việc mà Bích Khê ký thác hơn nữa thế kỷ qua… 

 

Bích Khê Với Yến Lan 

“Tiền và Hậu Ngũ hành sơn” là hai bài thơ nổi tiếng của Bích Khê được Chế Lan Viên đánh giá cao hơn bài “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp. Nhà thơ Nguyễn Đình chép được khi cùng Chế đến thăm Bích Khê tặng lại cho ba t ôi - nhà thơ Yến Lan.

Xem thơ, ba tôi rất phục tài và mến mộ Bích Khê, ông mong có ngày gặp được bạn để tỏ tường.

Một chiều thu, ba tôi đang trầm tư trước tờ giấy kẻ ô vuông với những câu thơ đang làm dở. Đột nhiên, một thanh niên xuất hiện với chiếc túi nhỏ trên vai. Tuy chưa xưng danh, nhưng ông nhận ra người lữ khách giang hồ gầy guộc, nước da xanh, thoảng húng hắng ho là tác giả những vần thơ:

Kim, Mộc, Hỏa, Thổ lạy
Trên, dưới, đất, Trời chầu

Ông mừng rỡ, đỡ túi trên vai bạn rồi, đưa vào gian nghĩa tự chùa-nơi trước đây đã gặp Hàn Mặc Tử và Nguyễn Công Hoan. Bích Khê lúc này trông rất mỏi mệt. Vì vậy ông chỉ ở lại với ba tôi vài ngày rồi cáo lỗi vào Nha Trang để tìm thầy chữa bệnh. Biết bạn đang mang bệnh hiểm nghèo (lúc đó bệnh lao là một trong ba loại bệnh khó chữa), ba tôi nghĩ chắc bạn cần giúp đỡ, nên sau khi tiễn bạn ra ga xe lửa, ông sắp xếp công việc ở chùa rồi vào Nha Trang để gặp bác Quách Tấn, bàn cách giúp Bích Khê. 

Trên Báo Kiến Thức Ngày Nay số 206/ 20-4-1996, bài viết: “Tiếng gọi đò trên Bến My Lăng” do Tô Đình Tuân thực hiện. Và trong bài “Từ Bến My Lăng-ph át thảo chân dung Yến Lan” của nhà văn Võ Văn Trực trên VN.7 tháng 6/1991 có sự sẻ chia của ba tôi: 

“Tôi quen Bích Khê khi anh lâm bệnh nặng. Lúc đó tôi dạy học cho trẻ em hàng xóm kiếm sống. Tôi thương Bích Khê và phục tài anh lắm. Tôi bàn với Quách Tấn đưa Bích Khê vào Nha Trang tìm cách nuôi nhau. Chúng tôi góp tiền thuê một nhà nhỏ ở phường Củi cho Bích Khê. Ở Nha Trang được một thời gian ngắn, Bích Khê bỏ ra đi, chúng tôi chia nhau tìm, nhưng không thấy. Sau đó, chính Nguyễn Đình đã vô tình gặp lại Khê. Bọn tôi, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình lại bàn đưa Bích Khê ra Huế chữa trị, an dưỡng. Về kinh tế tùy theo hoàn cảnh từng người giúp Bích Khê. Tôi chưa vướng bận vợ con, mỗi tháng góp 30đ, Chế Lan Viên phải nuôi cha mẹ già và hai chị, góp 10đ, Nguyễn Đình 20đ, Quách Tấn có vợ, con đông, góp 20đ. Chị Tấn đảm nhận việc thu rồi gửi ra tận viện Pa-ski-ê cho Bích Khê.”

Một thời gian sau, tôi nhận được phong thư viết bằng bút chì. Ngoài bì thư đề: 

Kính gửi : Ông Yến Lan 

Yến Lan!

Mình rất cảm ơn cậu và các bạn đã chăm lo cho mình. Bây giờ mình không còn chịu đựng được nữa, mình đành vĩnh biệt cuộc sống, vĩnh biệt bạn bè!”

Ký t ên

Bích Khê 

Sở dĩ tôi trích bài báo này để minh chứng bài viết của tôi là có cơ sở “nói có sách, mách có chứng,” vì trong hồi ký của bác Tấn không có từ nào nói về điều này. Mà đây là vấn đề rất nhạy cảm. Gia đình ông khá giả, bà con đông hà cớ gì các bạn văn của xứ Nẫu lại phải chăm lo, đóng góp để nuôi Bích Khê như đã kể trên. Ba tôi là người trọng danh dự, không nhận những gì không phài mình làm ra hoặc chưa làm mà kể công …

Và tôi tin ờ cha mình đã làm như lời ông tâm sự ./. 

(Trích hồi ký: Về người cha thi sĩ, Lâm bích Thủy sưu tầm và giới thiệu)

 

Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Bảy 20147:00 SA
Khách
Nhà N/C Văn học hiện đại -bạn của ba tôi. Khi đọc bài viết này có cải chính lại :

Bich Khê lưu lại nhà QTan ở Nha trang là để tiếp xúc voi các bạn thơ
chủ yếu là Chế Lan Viên và Yến Lan, chứ không có chuyện tiếp thu những
tinh hoa thơ Đường nhờ bác Quách Tấn, vì Bích Khê cũng như Hàn Mặc Tử,
khởi đầu sự nghiệp thơ của họ là làm thơ Đường, thơ Bích Khê từng
đăng ở báo Tiếng Dân...
Hàn Mặc Tử quen Bích Khê từ thuở nhỏ, vì Nguyễn Trọng Trí thời nhỏ
từng học ở Thu xà, quê của Bích Khe, Hàn Mặc Tử quen biết Mộng Cầm là
qua Bích Khê chứ không phải Mộng Cầm giới thiệu HMTử với Bích Khê,
Thời Mộng Cầm làm y tá ở Phan Thiết thì Bích Khê cùng vói bạn chí thân là Đinh Xáng (bác tôi lập trường Hồng
Đức) , thời này Hàn mặc Tủ viết báo ở Sàigon nên thường ra Phan Thiết
là để gặp Mộng Cầm và Bích Khê.
Sau 1975 chú thường tiếp xúc với bà Ngọc Sương là chị ruột của Bích
Khê nên biết rõ thế thôi.
Chú KĐức.












Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 1010)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1401)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
19 Tháng Mười 20236:20 SA(Xem: 998)
Đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi thường ngẫm ngợi tại sao thơ ông thường nhắc đến ngày hội lớn, cung trời hội cũ?
16 Tháng Mười 202310:53 SA(Xem: 891)
Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo.
08 Tháng Mười 20235:13 CH(Xem: 1254)
Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu)
18 Tháng Chín 202310:03 SA(Xem: 1341)
“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa..."
08 Tháng Chín 20236:10 CH(Xem: 1498)
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ.
04 Tháng Chín 20239:35 SA(Xem: 2018)
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật.
29 Tháng Tám 20238:06 SA(Xem: 1343)
Xin phép, tôi được gọi đây là một “Vụ án”, và mong được đồng ý rằng, “Đúng là vụ án văn chương”.
22 Tháng Tám 20236:25 CH(Xem: 1089)
Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9171)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7897)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,