HIỀN NGUYỄN - Giải thưởng, con đường ngắn nhất đến với văn chương?

01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7077)
HIỀN NGUYỄN - Giải thưởng, con đường ngắn nhất đến với văn chương?

Giải thưởng - một lối rẽ văn chương
 

Ai cũng bảo, văn chương là một nghề nghiêm túc nếu muốn theo đuổi. Rồi trở thành nhà văn cần phải có tố chất gì, nào là tài năng, tự học hỏi tri thức, kinh nghiệm… Có người âm thầm lặng lẽ bước vào văn chương, có người trầy trật đến với văn chương, và cũng có người… tự nhiên bước vào văn chương bằng giải thưởng. Với họ dường như giải thưởng chính là con đường ngắn nhất, con đường tắt đến với văn chương.

Mới đây nhất, một trong bốn tác giả được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2013 thì Nguyễn Trí là cái tên gây được sự chú ý của độc giả hơn cả. Bởi ông vốn chỉ là người học hết lớp 10, lại từng trải qua không biết bao nhiêu nghề “bụi bặm”, nguy hiểm, vất vưởng mà mới nghe qua nhiều người không khỏi ái ngại. Hơn nửa cuộc đời chẳng có gì dính dáng đến văn chương thế mà đùng một cái Nguyễn Trí lại quay ra viết văn và được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam - giải thưởng mà không phải bất cứ nhà văn Hội viên nào cũng có vinh dự được chạm tay vào. Ông chia sẻ con đường đến với văn chương của mình rất đơn giản. Bắt đầu là những bài viết nhỏ được viết ra rồi tự đọc lại, cảm thấy cũng được được và nghĩ mình nên thử sức viết rồi gửi đăng báo xem sao. Công việc viết lách vừa vui lại vừa có thể kiếm được tiền. Nhưng những truyện ngắn đầu tiên Nguyễn Trí viết ra và gửi các nơi đều bị từ chối cho đến khi có sự “can thiệp” của nhà văn Hồ Anh Thái thì việc in ấn mới hanh thông. Rất có thể, từ sau giải thưởng này Nguyễn Trí sẽ có một cái tên mới là “Nhà văn đào vàng” thay cho tên tuổi của ông.

 

maccan-content
Nhà văn Mạc Can

Nhắc đến Nguyễn Trí, độc giả lại nhớ đến trường hợp Mạc Can với một số điểm chung. Ông được biết đến là một diễn viên hài, ảo thuật chứ không học hành gì liên quan đến văn chương. Thậm chí, tuổi thơ của ông còn không được cắp sách tới trường lớp đầy đủ như các bạn cùng trang lứa mà phải lênh đênh nay đây mai đó. Thế rồi, trong danh sách giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết năm 2005, Mạc Can với tác phẩm Tấm ván phóng dao đã giành được giải thưởng cao nhất cùng với ba nhà văn tên tuổi. Giải thưởng đến với ông quá bất ngờ như một món quà từ trên trời rơi xuống, khiến một số người tỏ ra đố kị, nghi ngờ. Nhưng điều ấy chẳng hề gì, tên tuổi ông vẫn cứ được truyền thông, độc giả để mắt tới như một hiện tượng đáng chú ý của làng văn. Thực ra, trước khi tiểu thuyết đầu tay xuất hiện, Mạc Can đã có tập truyện ngắn Món nợ kịch trường in cách đó 6 năm nhưng phải đến giải thưởng trong cuộc thi tiểu thuyết, Mạc Can mới gây được chú ý từ công chúng yêu văn chương. Sau đó, ông đã cho ra mắt nhiều tác phẩm và văn chương không còn là cuộc dạo chơi tình cờ với Mạc Can, nó đã biến ông trở nhà văn có thẻ đàng hoàng. Vì đến với văn chương khá muộn nhưng sức viết lại khá dồi dào nên Mạc Can được độc giả gọi là “Nhà văn trẻ Mạc Can”. Không hẳn vì sức viết mà chữ trẻ còn bao hàm cái ý ông làm ảo thuật, diễn hài luôn mang nụ cười đến mọi người, đến con trẻ nữa. Ông cho rằng: “Nếu không viết tôi sẽ chết. Tôi nghĩ viết tức là sống một cuộc đời khác, một cách sống khác”.

 

Cũng mang biệt danh “Lão nông viết văn” hoặc “lão nông cầm bút”, Ngô Phan Lưu đặt chân vào làng văn một cách bất ngờ bằng giải thưởng từ cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2007. Nhưng khác với Nguyễn Trí, Mạc Can, Ngô Phan Lưu là người được học hành đến nơi đến chốn, dù không phải văn chương mà là triết học. Nhưng trong cuộc mưu sinh, ông đã trải qua nhiều nghề. Sau các cuộc chuyển nghề thất bại, những tưởng ông đã an phận với nghề nông. Vậy mà khi tuổi lục tuần ông lại lặng lẽ đến với nghề viết. Tập thơ đầu tiên như bóng chim tăm cá giữa biển trời mênh mông, không để lại chút gì cùng với số tiền phải bỏ ra in ấn không nhỏ với một lão nông. Cái mộng văn chương vừa mới nhen nhóm khiến ông chưa kịp “bay” đã phải quay trở về với mặt đất trần trụi. Thế mà ông không từ bỏ, ông quay ra văn xuôi và đã thành công ngoài mong đợi khi giành giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ. Trở về sau giải thưởng này, ông cũng được biết đến nhiều hơn, tác phẩm cũng từ đấy mà liên tiếp ra đời.

Cuộc thi truyện ngắn năm 2013 cũng chứng kiến “thợ hàn” Lê Thanh Kỳ không còn trẻ trung, ở cái ngưỡng ngoài năm mươi đã vượt qua nhiều tên tuổi nhà văn để giành giải nhất. Mặc dù yêu văn chương từ nhỏ nhưng tình yêu đó không đủ mạnh, không đủ sự thôi thúc để cầm bút. Và công việc được Lê Thanh Kỳ lựa chọn là cơ khí, chẳng liên quan gì đến văn chương. Mãi sau này chứng kiến những chuyện bất cập quanh mình bỗng dưng lại trở thành động lực để anh thợ hàn tay búa tay bút. Không bắt đầu bằng truyện ngắn như Nguyễn Trí, Mạc Can, không bắt đầu bằng thơ như Ngô Phan Lưu mà Lê Thanh Kỳ khởi đầu bằng tiểu thuyết. Một tác giả lạ ra tiểu thuyết, lại sống ở địa phương thì dẫu có mở hàng văn chương bằng thể loại dài hơi cũng ít được độc giả chú ý nhiều là điều dễ hiểu. Rồi Lê Thanh Kỳ không trường kỳ viết tiểu thuyết nữa mà quay ra viết truyện ngắn. Bên cạnh truỵên ngắn được đăng ở một số báo chí địa phương thì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ được coi là thử sức đáng nể. Bởi đây là cuộc thi quy tụ các cây bút chuyên và không chuyên khắp mọi miền đất nước. Gửi tác phẩm dự thi chính là phép thử để xem chất lượng tác phẩm của mình ít nhất có được đăng không đã chứ chưa nói đến giải cao hay thấp. Thế là trong thời gian diễn ra cuộc thi, anh gửi bốn truyện và cả bốn truyện được đăng. Chùm truyện được giải là ba trong số bốn tác phẩm dự thi.

Một tác giả “không chuyên” khác cũng được xuất hiện trong giải thưởng văn chương năm 2013 là Nguyễn Ngọc Hoài Nam với giải nhất văn học thiếu nhi thuộc dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi của Đan Mạch do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Nguyễn Ngọc Hoài Nam cho biết công việc của mình làm trong lĩnh vực xây dựng, dù cũng có quan tâm đến văn học nhưng chưa từng cầm bút thử sức. Do bạn bè giới thiệu có một cuộc thi văn học thiếu nhi nên mới thử viết và không ngờ được giải, lại là giải cao. Tác giả tâm sự, từ sự kích lệ này, cuộc thi năm tới sẽ tiếp tục thử sức.


 

Trong muôn vàn gập ghềnh, văn chương có một lối dễ đi?
 

Từ một vài ví dụ trên, và thực tế còn vô số những trường hợp tương tự đã và đang xảy ra, có thể sẽ có người đặt ra một câu hỏi nghi vấn: Phải chăng văn chương không hẳn là con đường quá khó khăn, hay trong muôn vàn gập ghềnh, văn chương có một lối nhỏ bằng phẳng, dễ đi? Có người cứ mài bút viết, tác phẩm liệt kê trên giấy thì dài dằng dặc, xếp chồng lên thì cao ngất ngưởng nhưng cứ nhàng nhàng như vậy cả đời. Họ vẫn có một lớp độc giả, họ vẫn sống và viết phục vụ cho độc giả ấy, vẫn tự huyễn hoặc bản thân trong thứ mĩ từ êm ái quyến rũ mà không có giải thưởng danh giá nào. Thế mà lại có người mới thử sức lần đầu ở thể loại này thể loại kia đã được giải thưởng, đã được đắm mình trong cái vinh quang của kẻ đứng trên bục cao nhất nắm lấy giải thưởng. Chưa cần lên tiếng công chúng đã biết mặt biết tên… Như vậy có bất công không?

Thực ra, bản chất của văn chương không xuôi chèo mát mái. Ngay cả những tác giả đầu tiên bước chân vào văn chương có được giải thưởng không phải sự ngẫu nhiên. Và lâu nay chúng ta chỉ biết được bởi những gì nhìn thấy. Còn đằng sau đó, là một quá trình dài, chắc rằng, chỉ có tác giả là người hiểu rõ nhất. Chỉ có tác giả là người biết mình đã phải sống như thế nào để có được cái vốn sống không giống ai, đã phải vật lộn, đấu tranh, cân nhắc, tự ti… đến thế nào để viết từng con chữ. Họ cũng từng nếm trải những thất bại của người viết, cũng từng bị từ chối in ấn, cũng từng phải hứng chịu những bóng gió thị phi của những người khó thấy ai hơn mình… Có chăng, họ có được chút “may mắn” mỉm cười. Họ không phải đợi chờ quá lâu đã có giải thưởng. Và cả chặng đường phía sau, nếu họ đi tiếp đã có sẵn một lớp độc giả đón đợi.

Tuy nhiên, giải thưởng một thứ vinh quang của văn chương hay bất cứ lĩnh vực nào đến sớm cũng là con dao hai lưỡi. Bên cạnh những thuận lợi, nó cũng dễ khiến cả những người tỉnh táo và từng trải rơi vào trạng thái tự mãn. Và điều đó đủ giết chết một tài năng lớn.

Trong thời đại truyền thông phát triển, giải thưởng văn học có thể xem như một con đường tắt đến với văn chương. Nhưng nếu không cẩn thận nó lại là cái bẫy lợi hại mà khi dính vào chỉ biết “ăn mày dĩ vãng”.

Hiền Nguyễn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 15142)
Trong việc thành lập nhà xuất bản Tiếng Quê Hương,
04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 15105)
Mượn lời Nguyễn Trung làm đề tựa, và ghi lại đây chút kỷ niệm cùng người bạn tôi quý mế
30 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 13671)
Trong suốt thời gian dài làm chủ bút tạp chí Văn Học, tôi được dịp quen biết với nhiều nhà văn từ lúc họ mới khởi nghiệp
23 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 13311)
Lần đầu tôi gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc là vào năm 1972, khi tôi mới về làm thư ký toà soạn tạp chí Văn
15 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 15337)
“Nhạc hoàn toàn không làm tăng giá trị bài thơ”, mà phải nói thêm theo từ ngữ thông dụng hiện nay, “Nhạc đã abuse bài thơ.”
06 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 14748)
Để tìm những ký hiệu ngôn ngữ gắn bó với con người, tôi thường hình dung những chữ phù hợp với phong cách nghệ thuật của một vài nghệ sĩ
29 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 14358)
Lâu lắm mới gặp lại anh. Hoài Khanh bây giờ đã 79 tuổi ta rồi chớ ít g
19 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 14182)
Áo Lụa Hà Đông, Cần Thiết, Tuổi Mười Ba, Paris Có Gì Lạ Không Em
10 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 14242)
Bút Tre (Đặng Văn Đăng: 1911-1987) không cho mình là thi sĩ, ông chỉ nhận mình là "vè sĩ
06 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 13998)
Tôi viết bài này bằng bút bi, khi đưa in báo Văn Nghệ do “khuôn khổ báo có hạn"
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,