NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Nhà Thơ Lữ Quỳnh Và Con Mắt Của Giấc Mơ

24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6271)
NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Nhà Thơ Lữ Quỳnh Và Con Mắt Của Giấc Mơ

 

 Một buổi sáng tháng 7 của mùa hè này, tôi được gặp gỡ ba người anh trong cõi văn chương.

Một đến từ Virgina, nơi quanh năm rét mướt, nên hơi cọ đầy lửa, lửa xanh khơi từ trái tim phết lên tranh sắc mầu của hy vọng, hoạ sĩ Đinh Cường.

Một đến từ miền bắc Calif. miền đất nở ra một thung lũng hoa vàng thơ mộng, nên thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh.

Một, ở ngay đây, lần đầu tôi được diện kiến dù từ lâu đã văn kỳ thanh, nhà thơ Thành Tôn, nhớ nhất câu thơ của anh, buổi sáng soi gương và đội mũ/ lòng đã hồ nghi khuôn mặt quen. Đôi khi soi gương tôi cũng có cái nhìn ngờ ngợ mình như thế.

Nhưng sáng nay thì khuôn mặt mùa hè thấy được niềm vui rất rỡ ràng từ những tình thân. Tôi đang thời gian dưỡng thương chờ phục hồi, cũng hơi e ngại khi phải xuất hiện với một dung nhan sau cuộc mổ và đi đứng với cái walker, nhưng kinh nghiệm đã cho tôi biết rằng, những phút giây quí, có thể sẽ không trở lại trong đời, lần nữa. Nên sau đó tôi có được tự nhiên chuyện trò, nhìn anh Đinh Cường ngồi xem world cup với nhà tôi với phong thái của các ông say mê bóng đá. Thật thú vị khi tôi chợt nghĩ rằng, tôi biết một hình ảnh khác của hoạ sĩ khi không cầm cây cọ. Còn anh Lữ Quỳnh thì đã vội vã đi công việc cùng anh Thành Tôn.

Mà lạ ghê, lần nào gặp anh Lữ Quỳnh cũng chớp nhoáng như thế. Nhớ lại, lần đầu tiên, là nghe anh LQ nói, hôm ở Viện Y Dược Học Dân Tộc, nghe anh Trương Thìn gọi tên khánh minh, thì biết đó là KM. Vậy cũng như không, coi như chưa quen nhau. Lần thứ hai nơi đám cưới con anh TT, tôi ngồi với Ngọc Sương, Quý Loan và Trần Lê Sơn Ý, cô nhà thơ trẻ măng, thơ rất hay, được anh Lữ Kiều vô cùng hâm mộ, anh Lữ Quỳnh ngồi đối diện tôi, và được giới thiệu đàng hoàng, đó là lần tôi gặp và được nói đôi ba câu với anh. Lần thứ hai, gặp anh ở toà soạn Việt Báo, Little Saigon, cũng vội vã, anh em chụp với nhau tấm hình rồi chia tay, vì rằng tôi không lái xe, nên có người đến đón thì phải đi về. Lần này, cũng như mây xẹt ngang, rồi đi.

Trong nhóm Ý Thức, chỉ có anh Nguyên Minh, Lữ Kiều, Lê Ký Thương là tôi được gặp và nói chuyện nhiều, còn anh Lữ Quỳnh thì chỉ, như thế. Những nhân vật này luôn cho tôi cái nhìn rất quý về một thế hệ của những chàng lãng tử. Thế hệ được thời gian trao tặng rất nhiều và cũng lấy đi của họ không ít, có khi keo kiệt đòi trả lãi. Tặng phẩm đẹp nhất là họ có được thời gian để sống cho giấc mơ, và cũng nghiệt thay đó cũng là điều đầu tiên bị tước đoạt. Cái chông chênh giữa được và mất ấy đã để lại trong thơ văn tranh của họ những nét đặc biệt, vừa thơ mộng vừa bi thương.

Thơ mộng ở chỗ họ theo đuổi rất quyết liệt niềm đam mê văn chương nghệ thuật, trong một không gian vốn vô cùng trắc trở của cuộc sống còn, lại lọt vào quãng thời gian khắc nghiệt của lịch sử.

Chính vì vậy mà bi thương. Trong kề cận sinh tử, những chàng nghệ sĩ có tâm hồn như mây ấy đã nương tựa vào sự gắn bó của tình bạn, có phải vì ý thức được sẽ có những ra đi bất ngờ mà họ hết mình hơn trong những lúc còn bên nhau với ly rượu đầy vơi? Họ phổ những nét đẹp đau thương ấy vào câu thơ lời văn tranh vẽ.

Và họ đã khắc hoạ được một dòng văn chương thơ- mộng- bi- thương.

Cho nên khi đọc họ tôi luôn thấy lòng mềm theo những lãng mạn kiêu bạt cùng ngậm ngùi cho những mất mát mà họ chỉ đủ sức buồn trong phẫn nộ, hay đôi khi là tiếng cười, vì tận cùng của nỗi đau không phải là hạt lệ. Tôi thấy rõ hơn những điều mà tôi đã không thấy hết vào lúc điêu linh ấy. Cái thời mà Lữ Quỳnh đã buông câu cười nhạt “Cánh vừa mọc nhưng thiên đường đã mất”(Hôm Nay, Ngàn Sau). Ôi! Như Thi Sĩ Du Tử Lê ở lời tựa trong thi phẩm Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, đã nói, “hôm nay, đọc những trang văn của Lữ Quỳnh tôi vẫn còn nghe được tiếng reo vui, hân hoan của những con chữ búng mình trên mặt sông máu/xương gập ghềnh nghiệt, oan vận nước”.

Đọc thơ Lữ Quỳnh, cái ánh sáng lấp lánh pha lê choáng mắt tôi, là của tình bạn. Không chỉ mình tôi thấy như vậy, thi sĩ Du Tử Lê cũng nói “…tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu”. 

Kể với quê hương
Chuyện núi rừng- máu xương
Và rất nhiều anh em đã chết
Mỗi lần ước ao cầu nguyện
Chỉ cần giơ hai cánh tay lên
Mà nói với Trời
Niềm vui sẽ nở ra trên nụ cười trắng dã
Nhưng anh biết đã muộn rồi
Khi đất là da thịt anh em
Khi mùa xuân bắt đầu hồng lên sắt máu
Nên em ơi anh phải cúi đầu
Nhận số phận quê hương
Ánh vinh quang trong mắt chúng ta
Những người còn sống
Cũng là của bùn đất các anh
Những người đã chết

Nỗi Nhớ Từ Cao Nguyên 



Anh hãy nằm yên đó
Chờ lũ bạn thân này
Chiến trường đang lửa đỏ
Máu còn xanh cho cây

Sân Bay Buổi Chiều 


Đường địa cầu thấp thoáng vành nôi
Vạn dặm không dài hơn tiếng khóc

Đường Vạn Dặm

 

Hôm nay thì tôi biết thêm cái muôn trùng khác của tiếng khóc, cái thăm thẳm của hạt lệ vành nôi. Và cái tràn đầy của chiếc ly không, khi người một mình vắng bạn. 

Đường thuốc lá chiều nay vắng bạn
Một ly mình. Và một ly không
Điếu thuốc lá ngậm hoài thấy nhạt
Khói lang thang khói cũng ngập ngừng 

Quán hoa giấy chiều nay lãng đãng
Uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không

Chiều Tân Định

 

Tuổi trẻ không quê hương
Chúng tôi nghèo đủ thứ
Năm tháng thèm quê hương
Như khát lời ru ngọt

Tuổi Đời

 

Nghèo đủ thứ nên nhà thơ lãng mạn của chúng ta đã giàu những giấc mơ. một ánh sáng, mầu sắc khác trong thơ Lữ Quỳnh. 

Trắng như những giấc mơ
Có bạn bè khuất núi kéo nhau về

Thêm Một Năm Xa Tiếng Nói Cười

 

Lòng ta quanh năm chỉ một mùa vàng lạnh
Giấu bạn bè trong những giấc mơ

Một Lần Rồi Xoá Tan

 

Giấu bạn bè trong những giấc mơ. Đẹp và cảm động quá. 

Và, để có được giấc mơ, chắc cũng không ít lần, nơi ấy, nhà thơ phải chịu giá rất đắt. Cũng cam. 

Chiều về nặng trĩu vai
Vác cây đời thánh giá
Đêm nằm canh giấc mơ
Sợ những điều trả giá

Tiếng Chim Lạ Ở Trại Tù Cồn Tiên

 

Cũng vì, bất cứ giá nào cũng không để tắt ánh sáng của giấc mơ, nên trái tim dẫu có héo hon, cũng nhờ ánh lung linh ấy cấy lại niềm khát khao cuộc sống, và nhà thơ đã thu gặt được mùa màng đầy những mùa thu chín trái. 

Những ngọn nến thắp bằng ánh sao
Soi trái tim khô
Đang nẩy mầm bất tử

Giấc Mơ

 

Lúc mở mắt gặp mùa thu chín trái
Nên lời anh vi vút tiếng chim rừng
Nên hồn nhiên như những lứa nam trân
Và hơi thở thơm mùi hoang dạ thảo

Bài Tình Trăng Sao

 

Ở trên tôi đã nói, ánh sáng tôi thấy rõ nhất trong dòng thơ Lữ Quỳnh là tình bạn. Và ẩn chìm trong ánh sáng ấy là con mắt của giấc mơ. Vì, trong những giờ phút đẹp, thực của cuộc sống Lữ Quỳnh cũng dùng con mắt giấc mơ để hưởng thụ nó, để cảm xúc vui buồn cùng nó. Như một nghệ thuật (hay kinh nghiệm?) để trộn lẫn giữa thực và phi thực. Cái phi thực là áo khoác của thơ mộng lên tất cả những niềm vui lẫn đau buồn, trong thơ Lữ Quỳnh. Tôi có được cảm giác ấy từ bài thơ này, 

thường có những giấc mơ
gặp gỡ bạn bè
những người bạn ra đi đã nhiều năm
nay kéo về
nói cười ấm áp 

tôi rất vui
rất vui trong từng đêm như thế 

để lúc tỉnh ra
ngồi một mình trong bóng tối
quạnh hiu.

Giấc Mơ

 

Tôi nghĩ, anh quí thương bạn bè, và anh đã được hạnh phúc chia cùng họ, rất thực, những phút giây đẹp đẽ, đẹp đến nỗi anh cho nó là giấc mơ. Mơ trong lúc sống thực nhé. Rồi khi một mình anh lại sống thêm một lần nữa thời khắc ấy, bằng giấc mơ. Trời ạ, người thơ sao biết sống quá vậy! Bởi vì lúc tỉnh hay mơ anh đều mơ cả… Cho nên, cái lúc tỉnh ra thấy quạnh hiu kia, tôi nghĩ, chắc nó chỉ xảy ra ở vào giấc ngủ cuối cùng, cho đến khi anh nhắm con mắt của giấc mơ.

Nhà Thơ Lữ Quỳnh đã giải thích hiện thực cuộc sống bằng giấc mơ. Đã hoá giải những buồn đau của hợp tan bằng giấc mơ. Con mắt của giấc mơ ấy là Mật Ngôn, mà tôi thấy trong tranh Hoạ Sĩ Đinh Cường, con mắt cá không bao giờ ngủ. Bởi tỉnh thức, và mơ. 

Tôi muốn chấm hết bài bằng một ý vui. Đọc thơ Lữ Quỳnh tôi ngộ ra một điều rất giản dị 

Tôi không còn trẻ để cầm tay em nữa
Nhưng lòng luôn sẵn lửa để cho em

Chiều Mưa Trên Thành Phố Nhỏ 

Ra người ta không cầm tay mình chỉ vì người ta nghĩ không còn trẻ nữa nên ngượng, chứ không phải vì giảm lòng yêu thương. Mà chuyện cầm tay chỉ để dành cho tuổi trẻ thôi ư, lạ thiệt, thế nào thì được xem trẻ, bị coi già? Thưa nhà Thơ? … vậy thì, bây giờ tôi sẽ chủ động cầm tay người thương trước, để chứng tỏ mình còn trẻ, biết đâu sẽ được thấy lửa để cho em, và để anh bước qua nỗi tự coi mình già, như nhà thơ Lữ Quỳnh kia. Có đồng ý với tôi không? Và nếu vậy thì phải cảm ơn Nhà Thơ Lữ Quỳnh. 

Santa Ana

Tháng 7.2014 

________________

*Những thơ trích của Lữ Quỳnh từ thi phẩm Những Giấc Mơ Tôi, NXB Văn Mới, 2013

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1151)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 1058)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1455)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
19 Tháng Mười 20236:20 SA(Xem: 1098)
Đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi thường ngẫm ngợi tại sao thơ ông thường nhắc đến ngày hội lớn, cung trời hội cũ?
16 Tháng Mười 202310:53 SA(Xem: 932)
Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo.
08 Tháng Mười 20235:13 CH(Xem: 1376)
Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu)
18 Tháng Chín 202310:03 SA(Xem: 1411)
“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa..."
08 Tháng Chín 20236:10 CH(Xem: 1562)
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ.
04 Tháng Chín 20239:35 SA(Xem: 2069)
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật.
29 Tháng Tám 20238:06 SA(Xem: 1443)
Xin phép, tôi được gọi đây là một “Vụ án”, và mong được đồng ý rằng, “Đúng là vụ án văn chương”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8830)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17101)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19041)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1040)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22512)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8857)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30761)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21777)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24545)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,