ĐỖ XUÂN TÊ - Tôi đọc Tạp Ghi QUỲNH GIAO

26 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8478)
ĐỖ XUÂN TÊ - Tôi đọc Tạp Ghi QUỲNH GIAO



Nhân tưởng niệm Quỳnh Giao, người ca sĩ viết văn

Cách đây ba năm, tình cờ vào dutule.com, xem mục giới thiệu Tác phẩm mới, tôi bắt gặp tập sách Tạp Ghi Quỳnh Giao dày 400 trang do Người Việt xuất bản đang phát hành tại vùng quận Cam.

Như một bất ngờ thích thú tôi chạy vội ra tiệm sách hỏi mua, vừa nói tôi có ‘quen’ ca sĩ Quỳnh Giao, bà cụ bán sách bớt cho tôi một đồng so với giá bìa. Hỏi ra cụ mê tiếng dương cầm và giọng hát của Quỳng Giao từ ở Việt nam, khi biết tôi mua sách bà biết chú em là người lân la từ tiếng ca qua trang sách của QG như nhiều bạn đọc thế hệ tôi.

Nhắc đến Quỳnh Giao tên tuổi cô gắn liền với sự nghiệp ca hát và dạy nhạc trên nửa thế kỷ, nhưng ít ai ngờ nữ ca sĩ kiêm danh cầm thủ tài hoa ấy khi ra hải ngoại lại trở thành một cây viết cũng tài hoa không kém. Chính tôi khi đọc vài bài viết đầu tiên của cô đã tỏ ra ngờ vực nên đi hỏi một bạn văn có phải chính là QG hay một bút hiệu trùng tên.

Về sau là người thường đọc những bài tạp ghi trên lãnh vực văn học nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc của cô, tôi không dấu sự than phục một cây viết nữ đôi khi quên mất cô chỉ là ‘người ca sĩ viết văn’.

Thật sự tác phẩm đầu tay chỉ là sự thu góp những bài cô đã viết trên N.V. đa phần là những sự kiện và nhân vật âm nhạc mà qua lối phân tích vừa dí dỏm tài tình vừa mang tính chuyên nghiệp của ‘thư hiệu QG’, nên đọc một lần chưa đủ mà phải mua sách để đọc tiếp. Cầm cuốn sách được in rất trang nhã trên tay, nhìn trang bìa màu tím nhạt chỉ giản dị 4 chữ TẠP GHI QUỲNH GIAO in đậm với kích thước gần bằng nhau, tôi có cảm tưởng tác giả rất tự tin về thư hiệu và tên tuổi của mình khi không cần tìm cái tựa cho kêu, một nét vẽ hay hình ảnh minh họa cho ấn tượng thường thấy ở những tác phẩm mới. Cũng chẳng có lời bạt lời tựa mà chỉ có nửa trang tự sự vài điều trong niềm khiêm tốn như kiểu bắc cầu cho độc giả trước khi mở sách.

Được tác giả cho phép thích đâu đọc đấy không nhất thiết phải theo trình tự của mục lục, tôi tò mò đi từ cuối sách lên đầu trang, mới phát hiện là mỗi bài viết đều phụ đính một trang riêng với hình ảnh góp nhặt, sưu tập, chọn lọc rất công phu, tất nhiên là rất tiệp với nhân vật và sự kiện âm nhạc được đề cập, càng làm cho độc gỉa tìm lại được những ký ức với thần tượng ái mộ một thời qua dấu vết của thời gian.

Qua kinh nghiệm viết lách của tôi thì trong khuôn khổ nhất định của cột báo như hình thức của một entry trên online, tác giả tạp ghi dù tài tình cách mấy cũng không thể triển khai theo thị hiếu của độc giả lúc nào cũng ‘tham lam’ muốn có nhiều tình tiết và giai thoại qua nhân vật thần tượng của mình, thế mà Quỳnh Giao biết dừng đúng lúc để nội dung vừa xúc tích vừa giàu chất liệu theo phương pháp sư phạm dạy nhạc nhiều năm của cô, phần còn lại để người đọc tự suy nghĩ, giải đoán và đánh giá theo cảm quan riêng của từng người.

Tất nhiên tạp ghi không phải xử dụng để…kể chuyện, nếu vậy tạp ghi chẳng còn là tạp ghi, nhưng qua 67 bài viết trong sách này, Quỳnh Giao buộc phải lấy các câu chuyện làm nền cho nội dung mỗi bản giao hưởng tạp ghi của cô, đó cũng là cái tài mà những người viết tùy bút có đẳng cấp mới làm được.

Dù không phải phận sự của tôi, nhưng đánh giá một cây bút sắc sảo như Quỳnh Giao không thể nói là người viết mới (từ khi ra hải ngoại), mà sự trải nghiệm của cô qua nghiệp bút lúc đầu làm vui sau trở thành ‘mệnh lệnh’ (chữ của cô) cũng đã có bề dày hơn một phần tư thế kỷ. Chưa kể những năm hành nghề và được đào tạo bài bản ở quê nhà (thủ khoa dương cầm nhạc viện Sàigòn ở tuổi vị thành niên), lại thừa hưởng cái di sản tinh túy từ một gia đình nghệ thuật danh giá qua hai người cha, một là học giả uyên bác dòng tôn thất, một là nhạc sĩ bậc thầy (Dương Thiệu Tước) có công mở đường cho đường lối sáng tác âm nhạc VN từ đầu thâp niên ’30, và một người mẹ (Minh Trang) ca sĩ hàng đầu được kể là huyền thoại trong làng nhạc hậu bán thế kỷ 20.

Qua bạn văn tôi đuợc biết Quỳnh Giao có một sức đọc đáng nể và theo dõi rất sát các sự kiện và lịch sử âm nhạc tại Mỹ và thế giới cùng bỏ công sưu tầm các tư liệu trong tinh thần khoa học và đam mê nghề nghiệp để phục vụ phong phú cho các bài viết, không phải chỉ ngồi gõ Google là ra ngay các dữ liệu muốn tìm.

Cô cũng phải mua đĩa, tìm băng, xem phim, theo dõi truyền hình, mua vé nghe hòa nhạc, nhạc hội, nhạc kịch, xem tranh, đọc báo và các tạp chí diễn đàn VHNT trên giấy trên mạng, tranh thủ các dịp trình diễn để trao đổi giao lưu với đồng nghiệp, gặp gỡ nghệ sĩ, thính giả và độc giả.

Dở lại Tạp Ghi Quỳnh Giao, tôi tiếp tục đọc có bài nhiều lần, không hẳn do sức hấp dẫn của cuốn sách mà bản thân muốn học hỏi ở cô lối viết lôi cuốn và cách dùng chữ, đặc biệt là các ‘trạng từ’ rất đẹp, bóng bảy, đầy ấn tường dùng để phác thảo chân dung mỗi người một vẻ của từng khuôn mặt nghệ sĩ huyền thoại bậc thầy của Việt nam, Mỹ và thế giới.

Bài viết không mang dụng ý một bài điểm sách, càng không tham vọng tô hồng một cây viết nữ vốn đã nổi danh nhờ nghiệp cầm ca, mà đơn thuần vì lòng ái mộ một nghệ sĩ tôi có dịp quen biết từ năm 1965 khi đại diện quân đội mời cô tham gia Đoàn văn nghệ của VNCH sang trình diễn ở Kuala Lampur và Singapore theo lời mời của Hoàng gia Mãlai trong đó có tiết mục độc tấu piano của cô gái ở tuổi 19 có tên Quỳnh Giao trên sân khấu nước bạn nửa thế kỷ trước đây.

Nhớ Quỳnh Giao không hẳn chỉ nghe lại lời ca tiếng hát tiếng đàn qua các CD, với tôi, khi đọc lại Tạp Ghi Quỳnh Giao của người ca sĩ khi quay sang nghiệp bút cũng là một sự trân trọng người nghệ sĩ vừa bỏ đường trần về miền giao hưởng thiên thu.

Đỗ Xuân Tê

Nguồn: sangtao.org

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1141)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 1045)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1440)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
19 Tháng Mười 20236:20 SA(Xem: 1033)
Đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi thường ngẫm ngợi tại sao thơ ông thường nhắc đến ngày hội lớn, cung trời hội cũ?
16 Tháng Mười 202310:53 SA(Xem: 921)
Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo.
08 Tháng Mười 20235:13 CH(Xem: 1293)
Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu)
18 Tháng Chín 202310:03 SA(Xem: 1382)
“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa..."
08 Tháng Chín 20236:10 CH(Xem: 1534)
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ.
04 Tháng Chín 20239:35 SA(Xem: 2051)
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật.
29 Tháng Tám 20238:06 SA(Xem: 1373)
Xin phép, tôi được gọi đây là một “Vụ án”, và mong được đồng ý rằng, “Đúng là vụ án văn chương”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22490)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14032)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8511)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11078)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30731)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25526)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21748)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,