ĐỖ HỒNG NGỌC - “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”

19 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 6869)
ĐỖ HỒNG NGỌC - “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”

Đó là tựa một trong những bài thơ mới nhất của Lữ Quỳnh, từ một câu hỏi của Đinh Cường “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”. À mà, không phải câu hỏi đâu! Tiếng kêu đó. Tiếng kêu thảng thốt, hoang mang như tiếng “lạc bầy kêu sương” thì đúng hơn. Và tôi nữa. Tôi cũng muốn kêu lên như vậy: “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì…” với một chút khắc khoải, âu lo, thực ra cũng chỉ vì méo mó nghề nghiệp. Thì ra có một quãng khá lâu, Lữ Quỳnh lặng tiếng. Gần đây, đột nhiên anh bung ra một lúc nhiều bài thơ với một phong cách mới, những bài thơ dành riêng cho bạn bè, gọi tên từng người thân quen. Như một cõi riêng.

Nhớ Lữ Quỳnh, mỗi khi xa về, thường gặp riêng tôi hay vài bè bạn thân thiết đâu đó ở một quán cà phê vắng, một góc phố xưa. Anh không thích chỗ đông đúc, ồn ào. Lữ Quỳnh vậy đó. Lúc nào cũng nhỏ nhẹ, cũng trang trọng, cũng riêng tư, đầm ấm, bẽn lẽn. Khi thấy anh loay hoay, bứt rứt, tôi hỏi đi đâu gấp vậy? Lên Nguyên Minh có chút việc. Việc gì? Không trả lời. Lúi húi thu gom, tất tả đi cho đúng giờ hẹn. Bí mật. Ít lâu sau, hóa ra là một vài tập sách mới ra lò, thơm mùi mực, bìa cứng chưa khô để kịp mang đi đâu đó.

Nhớ xưa, lần đầu về từ nơi xa, Lữ Quỳnh kêu tôi đến quán TT, cái quán ăn nho nhỏ dễ thương trên đường Trương Định. Hôm đó anh kể mãi về nỗi nhớ nhà, nỗi hoang mang, công ăn việc làm, con cái… với biết bao lo toan. Tôi im lặng ngồi nghe, không nói gì hơn, mỗi nhà mỗi cảnh. Rồi tháng năm qua mau, tóc phai màu, anh nói nhiều về cuốn Nghĩ từ trái tim của tôi, anh nói nó đã… giúp anh nhẹ lòng. Có lần anh giận: sao Quỳnh “meo” mà không trả lời!… Cái người cao lớn dềnh dàng mà hay hờn, hay mát, hay giận, hay lẫy đó thật dễ thương vì chính anh cũng lại là người bạn âm thầm và bền bỉ, hết lòng giúp đỡ mình khi cần… Những tập sách của tôi Gió heo may đã về, Già ơi… chào bạn! lúc đầu, rồi các tập thơ Giữa hoàng hôn xưa, Vòng Quanh đều do một tay Lữ Quỳnh lo chuyện ấn loát. Anh mê văn chương, lại có “gu” làm sách, chăm chút trình bày ruột, trình bày bìa, nhã và đạm, hạp tạng tôi.

Nguyên Minh “ông chủ” Quán Văn nhắc số tới sẽ là số đặc biệt về Lữ Quỳnh. Viết gấp đi. Tôi nói bài đọc thơ Lữ Quỳnh, Sinh nhật của một người không còn trẻ … của tôi năm đó là khá hay rồi, đăng lại được. Nguyên Minh đồng ý, nói bài đó hay thiệt. Nhưng Lữ Quỳnh bảo “phải có bài mới”!

Sáng nay, Lữ Kiều – Thân Trọng Minh, Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc, Lê Ký Thương, Cao Kim, ngồi nhâm nhi café và gió mát bên một hồ nước xanh trong giữa lòng thành phố, tình cờ ra mắt một… “tuyển tập”, số đặc biệt bằng “lời thoại”, độc bản, về người bạn chung Lữ Quỳnh. Mỗi người một ý, mỗi người một góc, nói qua nói lại, nói tới nói lui, một lúc bỗng vẽ nên chân dung một Lữ Quỳnh từ ngày còn thơ cho đến hôm nay liêu xiêu trên đường dốc! Không ai biết rõ Lữ Quỳnh hơn Lữ Kiều. Những anh chàng họ Lữ với nhau từ tuổi tập tễnh bước vào chốn văn chương! Lữ Kiều bảo thơ của Lữ Quỳnh đã hay từ trẻ! Lữ Quỳnh là một nhà thơ hơn là một nhà văn. Họ từng cùng chia ngọt sẻ bùi, ghen tuông hờn giận từ những ngày còn thơ nơi chốn quê nhà cùng dòng sông thơm và những mái tóc thề, những tà áo tím, những đường phượng bay…

Tôi nhớ khi đọc tập thơ Sinh nhật của một người không còn trẻ (Văn Mới, 2009) của Lữ Quỳnh, tôi đã phải kêu lên: Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi! (Vũ Hoàng Chương dịch Hoàng Hạc Lâu, Thôi Hiệu, yên ba giang thượng sử nhân sầu!), vì thơ anh buồn quá, nỗi buồn mà tôi gọi là buồn “nhật mộ”, “ hương quan hà xứ thị”?

Tôi cùng em đứng đợi dưới mưa chiều
Bên kia đường nghĩa địa đìu hiu
Bia mộ liêu xiêu mịt mù trong gió

Cái hương quan hà xứ này hình như ta chỉ chạm mặt giữa hoàng hôn, những hoàng hôn tím biếc, những chập chùng khói sương, bến bờ vực thẳm. Cái “hương quan hà xứ” mà Trịnh Công Sơn bảo: “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”!

Những bài thơ mới nhất của Lữ Quỳnh vẫn là nỗi buồn “nhật mộ”, nỗi ám ảnh khôn nguôi của hoàng hôn, của mùa đông, của giấc mơ:

có thể nào sau những giấc mơ
còn nhớ được
như đang sớm mai mà lòng hoàng hôn
như bàn tay từng đan kỷ niệm
giờ cầm hoa trắng qua nghĩa trang
(sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì, 2014)

Ám ảnh đó đặc sánh ở thơ Lữ Quỳnh, những khi đông về:

Mùa đông này
Trời trong veo và rất lạnh
Hai bàn tay buốt cóng
Cầm nỗi nhớ nhà
…..
Nhìn bạn bè đứa còn đứa mất
Rượu tràn ly
Nói cười
Chuyện thiên đường địa ngục.
(Mùa đông, những ngày bình yên)

Và không lạ khi những tập thơ, tập truyện, tập nhạc mới nhất của anh đều là Những cơn mưa mùa đông rồi là Thành phố mùa đông !

Và, rồi những giấc mơ. Những giấc mơ ắp đầy mây trắng, “ bạch vân thiên tải không du du” nào xưa:

lời vô ngôn
những giấc mơ nồng nàn
lạ lẫm…
sáng ra không nhớ gì.
chỉ là cõi hoang
chập chờn mây và mây…

2013
(Mây trong những giấc mơ)

Lữ Quỳnh viết cho Trần Hoài Thư :

đêm đủ dài cho một giấc mơ
bầy hải âu la đà mặt biển
ngày tuổi xanh
rồi ngày không còn trí nhớ

vẫn bầy hải âu
có con nào đã rời bầy
trong giấc mơ không thấy.
( 2014)

Bài thơ mới nhất, Biển cát tím ở Big Sur : « đứa bé vừa đi vừa nhìn lại trong giấc mơ là tôi. không đứng vững/ mắt hoa vàng nhảy múa. không biết vì nắng/ hay trái tim đang loạn nhịp thời gian ».
Và : « nửa đêm ở rừng lạnh buốt/ không sao ngủ được/ dậy đốt lửa hơ tay/ hơ trái tim khô/ chỉ đợi ngày bắt lửa ».
(Trái tim khô giữa rừng cây ngàn tuổi, 2014)

Thơ Lữ Quỳnh bây giờ là vậy đó. Là mùa đông. Là giấc mơ. Là trái tim khô. Là những ngày chạy ngược chạy xuôi từ nam Cali về bắc Cali, để rồi càng khắc khoải thêm nỗi buồn “nhật mộ”:

Lần nào thăm anh về
lòng cũng nặng bầu trời mây
những đám mây không có dấu chân Hoàng
cầu mong anh vượt qua, vượt qua,vượt qua được…
Yết đế, yết đế, Bala yết đế, Balatăng yết đế…
câu chú ngày xưa Trịnh Công Sơn thường niệm
nay tìm thấy trong Nghĩ Từ Trái Tim của Đỗ Hồng Ngọc
gửi lại anh, Nguyễn Xuân Hoàng bình an nhé.
(Hãy vượt qua, vượt qua… 2014)

Những năm tháng sau này, dưới mỗi bài thơ tôi đều thấy anh ghi nơi chốn và thời gian, như một níu bắt ngậm ngùi. Nơi chốn và thời gian? Làm gì có Quỳnh ơi. Vĩnh cửu chỉ có trong từng sát-na hiện tại, trong hơi thở vào hơi thở ra, Anapanasati đó thôi.

Bài thơ Lữ Quỳnh Gửi anh Đinh Cường, để trả lời sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì:

“mà mỗi sát-na đời lênh đênh chốn khác
dưới đám mây đen không chờ cơn mưa đến
rực rỡ mùa xuân là những đóm hoa tàn”
( 2014)

Đâu có. Hãy đọc lại đi, Quỳnh ơi, Mãn Giác thiền sư:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai!”.
ĐHN
(Saigon 7.2014)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 10557)
Nguyễn Đức Sơn là một thi sĩ kỳ tuyệt, một nhà thơ mà hồn thơ luôn tuôn trào trong huyết quản rạt rào vô hạn
06 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8060)
Bài nầy viết năm 2000 với tựa đề “HÀ THANH, Chim Hoàng Oanh Đất Thần Kinh” . Nay viết lại khi nhận được tin buồn ca sĩ Hà Thanh về miền miên viễn.
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 5292)
Cơ sở xuất bản Q&P ở California, một lần nữa, lại gửi tới những người yêu thơ, thi phẩm “Năm Chữ Năm Câu” của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.
26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8450)
Trong tác phẩm thứ 4 là tập thơ “Huyết Âm”, Nguyễn Lương Vỵ đã ngẫu nhiên nhắc các nhà thơ “thời thượng” ở Việt Nam và ở Mỹ cần biết về diễn tiến của dòng thi ca Miền Nam.
23 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 6741)
Qua những nhận định và phân tích của Vương Trí Nhàn, chúng ta sẽ thấy sự tiếp cận văn học giữa hai miền chưa bao giờ thực sự gián đoạn,
19 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 5268)
Chúng tôi nhận được bài thơ “Du Tử Ngâm” của tác giả Mạnh Giao từ nhà thơ Ngọc Hoài Phương.
17 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 5472)
Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là "Tứ kiệt" gồm Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột
16 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8486)
Sách này sẽ cố gắng giới thiệu đến người đọc tiếng Nhật về nhân vật Phạm Công Thiện (1941–[2011])
12 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 5612)
Nguyễn Lương Vỵ tế nhị gởi gấm điều gì đây, khi mở vào tập thơ lại đưa ra hình ảnh của Nguyễn Trãi?
09 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8088)
Giờ đây, người dân Ngư Hải rất lấy làm đau xót tưởng nhớ lại ngôi đến Phúc Vị thân yêu thờ Vương Bột không còn nữa!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,