NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Tháng Chín và “Thần Tháp Rùa”

14 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7694)
NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Tháng Chín và “Thần Tháp Rùa”


Tiểu sử Vũ Khắc Khoan: Sinh năm 1917 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học. Giáo sư tại các trường Trung học Nguyễn Trải (Hà Nội) và Chu Văn An. Viết văn, soạn kịch, dựng kịch, làm báo. Chủ trương nhà xuất bản Quan Điểm cùng với Nghiêm Xuân Hồng. Ông còn là giáo sư tại các Đại học: Văn Khoa Sài Gòn, Văn Khoa Đà Lạt, Vạn Hạnh, Đại học Sư Phạm. Trưởng Ngành Kịch Nghệ và Âm Nhạc. Biến cố 1975, ông và gia đình di cư tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Ông qua đời ngày 12 tháng Chín, 1986 tại Minnesota, Hoa Kỳ.
Nguyễn-Xuân Hoàng 

vukhackhoan
Từ trái qua: Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Đình Chương, Tạ Tỵ

Tháng Chín 1986 khi tôi vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ đã nhận được tin buồn đầu tiên trong giới văn học: kịch tác gia Vũ Khắc Khoan qua đời ở Minnesota. Buổi sáng ngồi uống cà phê với Mai Thảo ở quán Song Long, Little Saigon, anh cho biết anh sắp đi Minnesota tiễn đưa Vũ Khắc Khoan. Tôi nhìn anh. Nhìn ra cửa kính. Nhìn tờ Los Angeles Times trước mặt. Nhìn xuống ly cà phê. Mai Thảo nói cậu mới vào làm tờ Người Việt, công việc còn bề bộn, chỗ ăn chỗ ở chưa xong, cậu yên tâm, tôi sẽ nói với ông Thần Tháp Rùa là cậu có lời hỏi thăm. Là đủ nhé! Ở nhà nhớ viết cho Văn một bài về ông ấy đi. Nhớ đấy! Và tôi nhớ, trong những ngày khá bận rộn ấy, tôi đã viết những dòng chữ đầu tiên về Vũ Khắc Khoan.

Trở về từ xứ Vạn Hồ, Mai Thảo thực hiện ngay số Văn đặc biệt tưởng niệm Vũ Khắc Khoan*. Trên trang Sổ Tay, anh kể lại chuyến đi Minnesota ở nhà Cung Tiến, thành phố Roseville. Và tác giả Thu Vàng sau khi đón anh từ phi trường về đã nói với Mai Thảo là anh đã đến thành phố này đúng mùa thu vàng tới. Theo Cung Tiến: “… thu đẹp nhất ở đây những ngày có nắng. Cái nắng tháng Chín, tháng Mười lộng lẫy.” Thế nhưng, Mai Thảo kể lại, buổi sáng hôm đó “thức giấc nhìn ra thấy trời đang xám và thấp. Trần mây nặng triũ. Và những giải nắng vàng tươi trên những tàng dương kia sự thật chỉ là chính những chùm lá dương những chỗ đã thay màu. Và buổi sáng hôm nay ở Hồng Hoa Tỉnh - CungTiến đặt tên cho Roseville -, ở Minnesota, dưới mọi vòm trời văn học hải ngoại thảy đều không có mặt trời, không có nắng sớm, không có lộng lẫy. Không có. Không có. Vũ Khắc Khoan, một ngày trước tôi đến, đã mất.”

"… trọn vẹn mấy ngày ở lại thêm với Minnesota, đi dưới những trận mưa phùn, trên những con đường lá dương vàng rực, đỏ ối, tôi chỉ muốn nghĩ tới Vũ Khắc Khoan trong những điều rất thân mật, bình thường. Như chúng tôi đã sống với nhau gần trọn một đời qua những điều ấy. Cái áo vắt vai của Vũ ở hậu trường. Cái khăn quàng đỏ của Vũ ở phi trường Liên Khàng. Cái ống điếu của Vũ ở sân trường Đại học Đà Lạt. Cái tinh thần yêu đời lấp lánh mấy chục năm liền giữa bang phái văn nghệ chúng tôi..."

Cái tinh thần yêu đời "lấp lánh" là cách dùng chữ đặc biệt của Mai Thảo. Tôi vẫn còn nhớ lại hình ảnh hai ông - vào những thời điểm khác nhau cuả Sài gòn những năm bảy mươi - ngồi xích lô đến căn nhà số 38 đường Phạm Ngũ Lão Sài gòn. Nơi đây là địa chỉ của ít nhất ba tờ báo. Toà soạn Văn nằm dưới nhà, còn tầng trên là toà soạn báo Tuổi Ngọc của Duyên Anh, và trên nữa là tạp chí Vấn Đề của Vũ Khắc Khoan. Nơi hội tụ của ba tờ báo đó bao giờ cũng có những cuộc gặp gỡ không hẹn của những con người làm báo văn học.

Tôi không thân với Vũ Khắc Khoan, nhưng giữa ông và tôi có nhiều điều để nhớ. Trên Văn số tháng Mười 1986, tôi đã viết về một kỷ niệm với tác giả Thần Tháp Rùa sau những ngày 30 tháng Tư: Một Hạt Bụi Của Vũ Trong Sài Gòn Đỏ. Một lần nói chuyện với Vũ Thị Thơ, ái nữ của ông, tôi nhắc kỷ niệm khi gửi một truyện ngắn cho Vấn Đề, truyện ngắn mà ông nhiều lần nhắc tôi khi bước vào toà soạn Văn trước khi lên toà soạn của Vấn Đề ở tầng trên. Và, truyện ngắn đó của tôi sau khi có mặt trên Vấn Đề đã trở thành “một vấn đề” cho tờ tạp chí do ông điều khiển.

Sau vụ đó ở quán Cái Chùa, Sài Gòn, nói chuyện với Thanh Tâm Tuyền về vở kịch Thành Cát Tư Hãn, anh nói lâu lắm rồi, anh đã viết một bài về vở kịch này. Rằng ông Khoan là một nhà văn thức tỉnh, quá thức tỉnh, khiến những vấn đề ông đặt ra trong tác phẩm được giải quyết một cách gần như dứt khoát. Không có chuyện mập mờ và tối tăm trong tác phẩm của ông. Nhân vật của ông đứng khựng lại trước biên giới của ý thức. Ông không cho phép chúng dò kiếm lời giải bằng cách mở ngõ tiềm thức. Đó là cá tính của nhà văn họ Vũ. …” Thanh Tâm Tuyền cho biết “vở kịch có nhiều biến động của hoàn cảnh, nhưng nội giới các nhân vật vì bị nhốt trong ý thức chật hẹp không có những âm vang dữ dội thường thấy trong các bi kịch.”

Giờ đây, một năm sau ngày Vũ Khắc Khoan mất, tháng Chín 1987, tạp chí Văn Học** trong số đặc biệt về Văn nghiệp Vũ Khắc Khoan đã cho đăng lại bài của Thanh Tâm Tuyền: Nghĩ về Thành Cát Tư Hãn: Cái Cớ Của Vũ Khắc Khoan, viết từ năm 1962. “Một tác phẩm bao giờ cũng là một nhận thức của tác giả trước sự vật. Nhận thức của tác giả có thể hợp với số ít hay đám đông, điều đó không quan hệ đến giá trị tác phẩm. Tôi nghĩ rằng giá trị của tác phẩm không ở chỗ thuyết phục được người đọc hay không. Khi viết tác phẩm, tác giả chỉ làm công việc trình bầy nhận thức của mình và sự hiện diện tồn tại của tác phẩm tùy theo nó có là một sự kiện đặc sắc khiến người đọc phải dùng nó để đối chiếu kiểm điểm về mình hay không…. Không chỉ riêng tôi, bất cứ cái “tôi” nào, nếu có những quan niệm để đối chiếu, đều có thể khác biệt với Vũ Khắc Khoan. Nhưng, không phải vì thế mà không nhận Thành Cát Tư Hãn là một tác phẩm giá trị.”

Nhắc đến Vũ Khắc Khoan, thi sĩ Viên Linh trong khi trả lời phỏng vấn của Văn Học trong số báo nói trên kể rằng: “Vũ Khắc Khoan lúc nào cũng lừng lững như một pho tượng. Trên sân khấu trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ, chỉ cho Trần Quang một động tác trước khi Thành Cát Tư Hãn kéo màn. Trong Đêm Mầu Hồng một giờ sáng, ngồi sau một mặt bàn tròn, gõ bàn mà ngâm Hồ Trường. Đi trên hành lang Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hoá, bước xuống quán nhậu Hải Biên, mái tóc chải ngược về phía sau, hai vai chắc nịch, cặp mắt mở lớn, dọi thẳng, bước đi vững chãi, anh có cái điệu bộ đi thẳng vào đám đông như biết đám đông sắp rãn ra, để sau đó nhìn theo sau lưng anh mà ngưỡng mộ một tấm thân nam tử…”

Còn nhớ, tháng Mười, 1986, một tháng sau ngày Thần Tháp Rùa chia tay, tại ngôi chùa Việt Nam ở Los Angeles, chúng tôi tham dự lễ cầu siêu Vũ Khắc Khoan. Hôm đó có Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Phạm Công Thiện, Đào Trung Đạo, Lê Trọng Nguyễn, Trúc Chi, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Duy,…chúng tôi, mỗi người đều nhắc đến những kỷ niệm với tác giả Thành Cát Tư Hãn, … Nhà văn Tuấn Huy đã kể lại cảm tưởng của anh: “…tôi đứng chiêm nghiệm khuôn mặt một người đàn ông có nước da màu mật ong loãng, có sóng mũi cao, có đôi mắt sáng, và có mái tóc màu cước trắng bồng bềnh. Cái dáng người tầm thước, cái phong thái thanh thoát, cái giọng nói sang sảng đầy châm biếm mà cũng rất ngọt ngào… đang hiện ra lồng lộng trong trí nhớ tôi…tôi nghĩ đến cái chết và cái sống. Nghĩ đến những hội tụ và những chia lìa. Nghĩ đến cái đến và cái đi nhanh mau đột ngột của một đời người. Nghĩ đến Đinh Hùng. Nghĩ đến Vũ Hoàng Chương. Nghĩ đến Nguyễn Mạnh Côn. Nghĩ đến Thanh Nam và nghĩ đến Vũ Khắc Khoan…Tôi đang nhìn cuộc đời này. Và khoảnh khắc, tôi cảm nhận được tất cả chỉ là những phù du hư ảo của một kiếp người ngắn ngủi…”

Tuần qua, trong những ngày đầu Thu vẫn còn rây lại cái nóng chát của mùa Hè ở bắc California, tôi gọi Cung Tiến thăm hỏi tác giả Thu Vàng là xứ Vạn Hồ của bạn đã “lộng lẫy”nắng Thu chưa, và chúng tôi nhắc lại chuyện xưa, ngày Mai Thảo đến Minnesota tiễn đưa Vũ Khắc Khoan. Tôi nhắc Cung Tiến trong bài điếu văn anh đã đọc trước linh cữu họ Vũ. Và nhắc lại câu sau cùng trong một bài viết của Thầy Huyền Không: “Anh Vũ Khắc Khoan đã đi. Tôi muốn nói như người xưa, đi đây là đi về nghĩa là không phải đi mất. Như Thần Tháp Rùa đã yên ngủ mà vẫn còn dư ảnh đâu đây trong lòng người với sự tái tạo của một con người Vũ Khắc Khoan, nhà văn. Như Thành Cát Tư Hãn đã nằm xuống tự bao giờ mà vẫn còn đâu đó cái khí phách anh hùng đến riêng cõi cô đơn cũng chỉ với sự tái tạo của một con người: Vũ Khắc Khoan, kịch tác gia. Đến bây giờ, cái con người tái tạo cho những gì đã chết được sống đó lại cũng đã đi về.”

Thế mà giờ đây nhắc lại ngày chia tay Thần Tháp Rùa cũng đã 24 năm. Dài bằng thời gian tôi đặt chân lên đất Mỹ đến nay. [NXH]
*Văn số 52, tháng 10, 1986.**Văn Học số 20, tháng 9, 1987


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7008)
Nhà thơ Xuân Diệu là đồng hương Bình Định; chú ở huyện Tuy Phước, ba tôi ở huyện An Nhơn, cách nhau chỉ vài cây số thôi.
16 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 6640)
Sau thành công vượt ngoài mong đợi của ca khúc Bà tôi, có cảm tưởng Nguyễn Vĩnh Tiến tuyệt nhiên không để hào quang chiến thắng ban đầu vây bủa mình quá lâu.
13 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7583)
Hậu quả chiến tranh đối với mỹ thuật miền Nam rất nặng n
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7330)
Từ thuở nào xa mù sương khói, cuối năm 1933, thi sĩ Trần Đới sinh ra trên mặt đất này, nơi làng chài, bãi biển cát trắng Lăng Cô
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9889)
Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương lóe sáng như một vì sao rực rỡ giữa bầu trời văn họ
02 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9233)
Quê quán Quảng Bình, sinh năm 1943, Tuệ Sỹ nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali.
29 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6774)
Nguyễn Mạnh Côn đã qua đời từ vài chục năm nay sau khi bị hành hạ về thể xác cũng như tinh thần trong nhà tù cộng sản
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7218)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5309)
Ông là nhạc sĩ giáo sư âm nhạc Tô Vũ, người đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc VN. Đến bệnh viện thăm ông, trong tôi cảm xúc vui buồn lẫn lộn
11 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 9753)
Đinh Cường thích đi đến những điều bí mật đằng sau cây cọ và những tảng màu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8804)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22902)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19244)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31940)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34928)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,