MẶC LÂM - Hội thảo "20 năm Văn học miền Nam"

07 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7390)
MẶC LÂM - Hội thảo "20 năm Văn học miền Nam"

Trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 một cuộc hội thảo mang tên "20 năm văn học miền Nam từ 1954 tới 1975" sẽ được tổ chức tại California quy tụ gần 20 cây viết người Việt sống tại nhiều nước tập trung lại trình bày các vấn đề liên quan mật thiết đến một thời kỳ hoàng kim của văn học Việt Nam từ năm 1954 tới năm 1975.

Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, là người nảy ra ý tưởng tổ chức buổi hội thảo mang chủ đề này.

Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc là chủ nhiệm Ban Việt ngữ và Việt học tại Đại học Victoria, Úc; đồng chủ bút trang báo mạng Tiền Vệ; tác giả của gần 20 tác phẩm phê bình và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chính trị Việt Nam. Ba cuốn mới nhất xuất bản trong năm 2014 này là: Văn học Việt Nam tại Úc, Viết vu vơ và Những ý nghĩ rời. Cả ba đều do Người Việt xuất bản. Xin mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây:

 

 

Nhiều thành tựu xuất sắc

Mặc Lâm: Thưa, xin anh cho biết bắt đầu từ suy nghĩ nào đã thúc đẩy anh nảy sinh ý tưởng tổ chức cuộc hội thảo quy mô này?

Nguyễn Hưng Quốc: Ý nghĩ nảy sinh ra đầu tiên là vào tháng 7 năm ngoái tôi có dự cuộc hội thảo tổ chức tại nhật báo Người Việt, California về phong trào Tự lực Văn đoàn và cuộc hội thảo này tôi thấy rất thành công. Thành công ở chỗ quy tụ rất nhiều diễn giả và có một số người tham dự rất đông đảo trong suốt hai ngày.

Ai cũng biết văn học miền Nam là một nền văn học có nhiều thành tựu xuất sắc thế nhưng gần 40 năm qua nó bị trù dập, bị nhà nước Việt Nam tìm mọi cách để tiêu hủy hay nhấn chìm vào quên lãng.
-Nguyễn Hưng Quốc

Từ sự thành công như vậy tôi lóe lên ý nghĩ tại sao không tổ chức một cuộc hội thảo về Văn học miền Nam? Đó là điều rất cần. Ai cũng biết văn học miền Nam là một nền văn học có nhiều thành tựu xuất sắc thế nhưng gần 40 năm qua nó bị trù dập, bị nhà nước Việt Nam tìm mọi cách để tiêu hủy hay nhấn chìm vào quên lãng.

Tôi đem ý nghĩ này nói với một số bạn bè và ai cũng đồng tình. Chúng tôi cho những điều đó không những cần thiết mà còn khẩn thiết bởi vì hầu hết các tác giả tham gia vào nền văn học miền Nam từ 1954 tới năm 1975 bây giờ đều khá lớn tuổi, có một số người khá yếu rồi nếu chúng ta không tổ chức bây giờ mà đợi vài ba năm sau thì sợ rằng thế hệ ấy không còn ai nữa cả.

Mặc Lâm: Vâng, thưa anh năm nay đúng 40 năm kỷ niệm ngày lịch sử của Việt Nam cuộc hội thảo này có nằm trong ý nghĩa nhìn lại những gì đã xảy ra có liên quan tới cái ngày này hay không?

Nguyễn Hưng Quốc: Thật ra chỉ là một sự tình cờ thôi anh ạ. Lúc đầu tôi nghĩ đến chuyện là mình phải làm gì để những người còn sống trong thế hệ làm thơ viết văn trước năm 1975 có thể phản biện được. Trong ý nghĩ của tôi tôi muốn dành 40 năm, tức là 40 năm sau ngày miền Nam sụp đổ tôi sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về "40 năm văn học Việt Nam hải ngoại". Tôi không biết là có thể tổ chức được hay không tuy nhiên tôi nghĩ vào thời diểm đó mà có thể tổ chức được một cuộc hội thảo để đánh giá lại những thành tựu, những đặc điểm của nền văn học Việt Nam ở hải ngoại từ năm 1975 đến nay thì cũng là điều rất thú vị.

Mặc Lâm: Nội dung cuộc hội thảo "20 năm Văn học miền Nam" xem ra rất đa dạng và phong phú. Những chủ đề mà hội thảo đưa ra có liên kết với nhau thành một chuỗi những yếu tố có thể kết hợp được với nhau hay không thưa anh?

Nguyễn Hưng Quốc: Tôi thấy cái cấu trúc của đề tài khá đa dạng anh ạ. Đầu tiên có một số người họ đặt vấn đề đánh giá lại những đặc điểm và thành tựu chung của văn học miền Nam từ năm 1954 tới 1975, sau đó thì một số người khác đi vào từng khía cạnh cụ thể và từng nhóm văn học cụ thể cũng như từng tác giả cụ thể. Ví dụ vào buổi cuối cùng sẽ có một số người nói về nhóm Sáng Tạo. Một số người nói về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Một số người khác nói về hình ảnh người phụ nữ, người mẹ trong văn học miền Nam trước năm 1975.

Như vậy nói chung cấu trúc đề tài khá đa dạng bao trùm từ những vấn đề lớn, tổng quát như là đánh giá toàn bộ nền văn học miền Nam để rồi di vào một số chi tiết những đặc điểm đáng chú ý nhất.

 

 

Chiến tranh với văn học miền Nam

Mặc Lâm: Tuy miền Nam xuất hiện những cây viết cự phách nhưng hình như vẫn còn giới hạn bởi chiến tranh, rồi ý thức hệ cũng như hiện tượng phản chiến… trong hội thảo hình như thiếu cái nhìn về khía cạnh này? Anh có thể cho biết thêm…

20_phachoavhmn-content


Nguyễn Hưng Quốc:
Thật ra trong một cuộc hội thảo hai ngày với 16 diễn giả thì không hy vọng gì chúng ta có thể đề cập đến tất cả mọi vấn đề. Thế nhưng về khía cạnh chiến tranh ảnh hưởng đến văn học miền Nam thế nào thì tôi nhớ trong quyển Văn học Việt Nam tổng quan nhà văn Võ Phiến có đề cập đến khá nhiều. Có thể coi công trình nghiên cứu của Võ Phiến cũng như một số các nhà văn khác như Viên Linh, Du Tử Lê đóng góp soi rọi một số vấn đề mà trong một cuộc hội thảo chúng ta không thể nào đề cập tới được.


Mặc Lâm:
Văn học miền Nam trong 20 năm từ năm 1954 tới 1975 ấy vượt hẳn nền văn học miền Bắc mặc dù trước đó miền Bắc có rất nhiều cây viết nổi bật hơn, anh chia sẻ hiện tượng này như thế nào?


Nguyễn Hưng Quốc:
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Ở miền Bắc sau năm 1954 thì một số rất lớn các nhà văn nhà thơ đã nổi tiếng trước năm 1945 chẳng hạn về thơ thì có Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh còn về văn xuôi thì có Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan... thế nhưng sau năm 1954 dưới áp lực chuyên chế của chính quyền Hà Nội thì tất cả những người đó không phát huy được tài năng của mình. Nhưng điều quan trọng nhất họ không những không phát huy tài năng của mình mà thế hệ trẻ hơn cũng không thể phát huy tài năng để vượt qua họ. Vì thế văn học miền Bắc cho đến năm 1975 thì những ngọn bút đầu đàn, những người xuất sắc nhất đều là người đã thành danh trước năm 1975 trong khi đó ở miến Nam chúng ta thấy ngược lại hẳn.

Sau năm 1954 thì miền Nam có một số cây bút đã nổi tiếng, thậm chí nổi tiếng một cách lừng lẫy trước năm 1945 như Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Nguyễn Vỹ, Bàng Bá Lân nhưng không người nào phát huy tài năng của họ một cách đầy đủ. Lý do chính là vì có thế hệ trẻ hơn tiếp nối. Vào lúc ấy họ chỉ khoảng 20 tới 30 tuổi như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Võ Phiến, Nguyên Sa tự nhiên xuất hiện và tài năng của họ lồng lộng lấn át hẳn các thế hệ đi trước.

Có thể coi công trình nghiên cứu của Võ Phiến cũng như một số các nhà văn khác như Viên Linh, Du Tử Lê đóng góp soi rọi một số vấn đề mà trong một cuộc hội thảo chúng ta không thể nào đề cập tới được.
-Nguyễn Hưng Quốc

Bởi vậy có thể nói trong 20 năm từ năm 1954 tới 1975 ở miền Nam có sự chuyển đổi giữa hai thế hệ. Thế hệ trẻ nổi lên và tài năng lừng lẫy đến nỗi che át thế hệ đi trước trong khi ở miền Bắc thì hoàn toàn không có một thế hệ trẻ như vậy. Nếu có thì may ra chỉ một nhóm nhỏ trong Nhân văn Giai phẩm, tuy nhiên tài năng của họ chưa phát huy đến độ rực rỡ thì đã bị trù dập trong suốt mấy chục năm trời.


Mặc Lâm:
Cuộc hội thảo rất công phu và có nhiều người tham gia tuy nhiên tại Việt Nam rất nhiều người có quan tâm nhưng không thể tiếp cận được. Anh có nghĩ là ban tổ chức sẽ cho xuất bản một cuốn kỷ yếu về nội dung cuộc hội thảo để phân phối rộng rãi hơn hay không?


Nguyễn Hưng Quốc:
Đó là điều mà chúng tôi rất mong muốn. Sau cuộc hội thảo thì tùy theo tình hình chất lượng thuyết trình như thế nào thì chúng tôi sẽ tính đến việc tập hợp những bài thuyết trình đó lại để in thành một tập kỷ yếu phát hành một cách rộng rãi để độc giả nào ở xa không thể tham dự được thì vẫn có thể đọc được nội dung cuộc thảo luận.


Mặc Lâm:
Xin cám ơn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc.

(Trích đài RFA)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9345)
Nhạc sĩ Văn GiảngThầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước
11 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 10135)
Hiểu theo một ý nghĩa hơi có phần cay đắng thì cuộc phân ly lần thứ nhất năm 1954 đã định nghĩa lại ý niệm “quê hương” trong tình hoài hương của những người nghệ sĩ
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7888)
Trước khi vùng vẫy tung hoành trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được biết tới như một người làm thơ. Ấy là một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh
01 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9606)
Nghệ thuật hội họa Suối Hoa giàu âm sắc, nhưng đặc tính nổi bật, nét nhất quán, là tạo dựng nên một thế giới ngoài trọng lực: con người và vật thể thường bay bổng
28 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 7948)
Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ.
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 8146)
Đa phần thơ tập hợp vào Viết trong bóng tối. Amen (*) đã xuất hiện trên các mạng văn chương: tienve, vanchuongviet, damau, litviet; bây giờ văn bản hiện hữu trên Giấy Vụn
04 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9653)
Con có bao giờ để ý thấy quả đu đủ ứa nhựa tự hàn vết thương khi bị trầy, xước… Đời ba cũng như thế!
02 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11190)
Hạ tuần tháng 3 ,2013 , một cuộc triển lãm tranh hộn nhịp của 25 họa sĩ Việt Nam từ nhiều tiểu bang và nhiều nhất là của California hội tụ tại hội trường Văn Lang , little Saigon,
19 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 9610)
Trước bức tranh, dù chỉ là những viên đá cuội vô tri, có thể gọi là tĩnh vật yếu tố nghệ thuật là trên hết trong đó có sự xúc động.
05 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 9557)
Tôi chắc rồi một hôm nào đó cậu trai 8X kia sẽ tìm đến bản nhạc “sến chảy nước” nọ và rồi 8X sẽ được thay thế bởi 9X, 0X… Rồi sẽ có những người tìm đến Sến Già Nam, Sến Già Nữ như tôi hôm nay cho mà coi!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31957)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,