TRẦN DUY ĐỨC - Âm bản" (version âm giai Thứ) của ca khúc Nếu Có Yêu Tôi.‏

23 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 21711)
TRẦN DUY ĐỨC - Âm bản" (version âm giai Thứ) của ca khúc Nếu Có Yêu Tôi.‏


Tôi gọi là "âm bản" của ca khúc Nếu Có Yêu Tôi (version âm giai Thứ), ví như một tấm phim âm bản trước khi được in (rửa) thành tấm ảnh.

tranduyduc_01-content
Nhạc sĩ Trần Duy Đức và Khánh Ly

Âm bản (version âm giai Thứ) của ca khúc NCYT đã được viết trước, nhưng chỉ vì melody nghe có vẻ quá buồn bã, thê thiết (mang âm hưởng nhạc ngũ cung), nên tôi đã quyết định (soạn) chuyển qua âm giai Trưởng, kết hợp giai điệu giữa bi và hài, để trở thành ca khúc chính thức với điệu nhạc khoan thai và tươi sáng.

Có thể các bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên, để cảm nhận sự khác biệt từ một bản nhạc buồn với âm giai Thứ (ngũ cung), trở thành một bản nhạc vui (âm điệu tây phương) khi được chuyển đổi qua âm giai Trưởng.

Ngoài một số rất ít bạn thân trong giới sáng tác ca khúc của tôi, rất nhiều người có thể đã không biết sự thật đằng sau (những nụ cười) việc hình thành ca khúc NCYT đã trải qua giai đoạn (qua cầu gió bay!) này.

Thấm thoắt đã hai mươi năm, đến lúc tôi muốn ghi chép lại, như một tài liệu tham khảo, dành tặng các bạn yêu nhạc, những người đã từng nghe, hát và yêu thích nhạc phẩm NCYT. Và cũng để lưu giữ chút kỷ niệm với các bằng hữu thân thiết của tôi, trong số có những người (bạn vong niên) đã khuất như cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền, cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang….

Kèm theo attachments của demo nhạc (mp3-mộc mạc) cùng sheet nhạc để các bạn thử nghe qua melody (Dah soft voice) và mường tượng theo lời ca trong sheet nhạc. Và nếu thích (hát nhạc buồn), các bạn có thể thử tập hát cho vui!

Dăm phút rong chơi trong cuộc đời (ngắn ngủi) này, tưởng chẳng có gì là quá đáng! Phải không các bạn của tôi?

Thân ái,


Trần Duy Đức

p1_neucoyeutoi_amban_am-content p2_neucoyeutoi_amban_am-content

Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Năm 20157:00 SA
Khách
Nếu Có Yêu Tôi có cấu trúc (AA’-B)
Xây dựng trên âm giai thứ hòa âm (la si do re mi fa sol# la). Nhưng chỉ có câu cuối (đoạn B) khi dùng nốt Sol# mới cho ta cái cảm giác đầy đủ về âm giai thứ hoà âm.
Giai điệu khai triển nghiêng nhiều về thang âm ngũ cung của Nhật (la si do mi fa la).Trục chính là quãng 4 nghịch chứa 3 cung/đi lên (fa-sol-la-si), hay quãng 5 đảo chứa 3 cung/đi xuống (fa-mi-re-do-si).
Giữa trục fa-si có 1, 2 hay 3 nốt trung gian thì giòng nhạc hơi khó nhận diện. Còn ở những chỗ có 2 nốt fa-si đặt cạnh nhau thì lồ lộ, dễ nhận ra vẻ uỷ mị yếu ớt của quãng 3 cung.
Đoạn (A)+(A’)
1. Do Do si la, (fa si si la fa) mi.
2. la si do fa fa, (fa mi do si).
3. mi (fa la si), Do si la mi la si.
4. (fa si si re, fa) re la mi.
Đoạn (A’)
1.Do Do si la, (fa si la la fa mi)…
ĐK (B)
1. mi (fa la Do si)...
I. Nét nhạc chậm rãi, ẩn ức, thở than, hờn dỗi…như muốn diễn đạt nội dung của bài thơ ẩn chứa một tâm trạng chán nản, phiền muộn, trách móc cái thói đời đen bạc, hợm hĩnh, gỉa dối mà người ta thông thường, chỉ đợi đến phút cuối mới tìm đến để đối xử tốt đẹp với nhau, để mở rộng lòng bao dung, để bảy tỏ niềm yêu thương, tiếc nhớ…
II. Tiết tấu ổn định, chỉ có một vài ô nhịp là xử dụng đảo phách nhẹ, tạo cho giòng nhạc thêm mềm mại uyển chuyển.
III. Ngoài những hợp âm trụ cột (I,IV,V) một vài hợp âm tạo thêm nhiều màu sắc cho bản nhạc như Bm7(b5), Fmaj7, Esus4…
Cũng may NCYT chỉ lưu giữ ở dạng “âm bản” nên ta mới có “Rộn Ràng Một Nỗi Đau” mà sức phổ biến của nó đã hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở bất cứ nơi nào mà có cộng đồng người Việt mình cư ngụ.
Rộn Ràng Một Nỗi Đau
Thử tìm hiểu xem vì sao mà RRMNĐ lại được đón nhận một cách khẳng định như vậy:
1. Cảm xúc thật đến với Nhà Thơ.
2. Bài thơ tạo cảm xúc thêm một lần cho người Phổ Nhạc.
3. Cảm xúc đầu tiên đến với người phổ nhạc cho ra “Âm bản” NCYT.
4. Quyết định đắn đo của người phổ nhạc khi chuyển sang RRMNĐ với âm giai trưởng/tây phương trong sáng, rực rỡ, thiết tha, lạc quan, tin yêu…
5. Nét nhạc tạo cảm xúc cho người Phối Nhạc quyết định chuyển qua nhịp 2/2 với điệu swing cuồng nhiệt, sôi nồi, giạt dào sức sống.
6. Người thay thế nhà Sản Xuất, Phát Hành chính là ca sĩ Khánh Ly. Cô đã bền bỉ giúp phổ biến rộng rãi RRMNĐ ở phần cuối của chương trình cho bất cứ một buổi sinh hoạt đoàn thể, tôn giáo, cộng đồng... rộng khắp mọi nơi kể cả hải ngoại lẫn trong nước.
Yếu tố cuối cùng phải kể đến là thành phần Người Nghe. Sự chọn lựa, lượng định, ủng hộ của họ ở chỗ, đến nỗi không cần biết tên gốc của bài thơ, bản nhạc là gì? Mà chỉ cần thuộc lòng có mỗi một câu khởi đầu của các đoạn trong bài hát.
Và có lẽ nó cũng chính là sự chọn lựa, đặt tên đầu tiên của người Phổ Nhạc:
“NẾU CÓ YÊU TÔI”
Kính chúc BBT/DTL và quý độc gỉa nhiều sức khoẻ, bình an. (Thu Tâm)















Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 281)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 353)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 882)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1258)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 982)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1049)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1029)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1157)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8364)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1124)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,