VÕ CÔNG LIÊM - Vấn đề thuộc bản thể tâm-thân của con người

11 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6735)
VÕ CÔNG LIÊM - Vấn đề thuộc bản thể tâm-thân của con người

 

 Nói về bản thể tâm-thân của con người là cả vấn đề cân não. Nội cái từ bản thể cũng đủ thấy phức tạp của ngữ ngôn nếu không lý giải hay phân tích. Rứa thì bản thể là cái gì? -Bản thể là phẩm chất, là chất liệu sinh ra (substance /essence) hay bản thể là cốt tủy chứa những gì thuộc về tính siêu hình học (ontological). Đó là vấn đề thuộc bản thể, vấn đề tâm-thân –The Ontological Problem,The Mind-Body Problem.

Có nhiều câu hỏi đưa ra quanh vấn đề này. Cái gì thực sự tự nhiên của trạng huống tâm thần và tiến trình của nó? Tiết độ nào đưa tới một tâm thức như thế? Và; nó có liên can gì đến sinh lý của cơ thể? Ấy là điều có thể cho rằng mọi sự cớ đều nằm trong dạng sinh lý thuần túy, tợ như một cơ năng ‘vi tính’ thiết kế cho một chức năng hiểu biết và nhận thức. Rứa thì trí tuệ đến từ đâu? Và; nó là cái gì? –‘xin trả lời mai mốt anh về’1; đó là một xác định từ cho ‘ngày mai’ cái sự không chắc chắn thuộc về bản thể, bởi; nó tùy thuộc vào cái gọi là lý thuyết của trí tuệ, chứng tỏ ở đây có thể là lý thuyết xác thực, một lý giải vững chắc và lớn lao, một dự đoán về, một liên can tới và một cái gì nghe như giản đơn, bình thường nhưng lại mang hai tính chất siêu hình, trừu tượng và bản thể của tâm-thân. Nói như rứa có đả thông tư tưởng không? -Mà phải lý giải, thực nghiệm những gì thuộc về lý thuyết ‘nhị nguyên’ với một tư duy đúng đắng, đánh giá tầm mức của bản thể và trọng lượng của vấn đề tự thức. Cho nên chi nói tới ‘duality/ cặp đôi’ là có phân chia ra làm hai giữa Có và Không, giữa Giống và Không Giống là hoài nghi của ‘đi và về’ gấp hai lần cho một hai / mai mốt là nhị trùng tự nhiên –twofold / a dual nature. Theo triết học lý thuyết nhị nguyên là thế giới khó phân biệt, khó định lượng về điều gì cho một trong hai thực thể tồn lưu giữa trí và thể. –Philosophy the theory that the world is ultimately composed of, or explicable in two basic entities, as mind and matter. Nhưng đứng trên lý thuyết giáo điều ‘nhị nguyên’ có tính qua lại, hổ tương nhau, một đối lập tuyệt đối trong vũ trụ của Tốt và Xấu; cái mà con người có hai bề mặt tự nhiên của nó là: thể xác và tinh thần (physical and spiritual). Rứa thì gọi ‘dualism = trạng huống của hiện hữu nhị trùng / the state of being dual’ thời may ra lý sự này mới hóa giải đâu là bản thể, đâu là tâm-thân của con người. Đó là những gì thực chất của trạng huống tâm thần và tiến trình –What is the real nature of mental states and processes.

Nhị trùng đưa tới một trí tuệ chứa đựng một lý thuyết vừa cách biệt, vừa khác biệt, nhưng tất cả sự lý là những gì thuộc về ý niệm, một sự thỏa hiệp, đồng tình; lý đó gọi là chất liệu tự nhiên của tri thức, đồn trú trong một dạng thức ‘vô-dạng-thể / non-physical’; là mãi mãi ở cõi ngoài lãnh vực khoa học giống như vật lý học (physics), sinh lý não thức (neurophysiology) và khoa học vi tính (computer science). Nhị trùng hầu như không phải là điều rộng mở giúp vào cái nhìn hợp lý thuộc triết học và hòa đồng có tính khoa học. Nhưng ở đây; dựa vào lý thuyết của trí tuệ trong một phổ quát rộng lớn và đại chúng. Nó là một cái trũng sâu trong hầu hết các tôn giáo trên thế giới và đó cũng là lý thuyết giáo điều của trí tuệ cho những gì có liên can đến lịch sử nhân loại. Một sự cớ thích hợp để tìm thấy bản thể cho một vấn đề tâm-thân mà bấy lâu nay chúng ta cho đó là vấn đề tự nhiên trong mỗi con người không ngoài của bản thể tự tại.

Bản chất Nhị trùng (Substance Dualism): là đặc điểm xác thực về viễn ảnh của những gì thuộc trí tuệ là phẩm chất riêng tư không có gì trong cái vô-dạng-thể mà là một cái gì ‘trọn gói /package’ riêng biệt của bản chất vô-dạng-thể. Đấy là tất cả những gì thuộc đặc tính đồng nhất hóa, là độc lập hoàn toàn của bất cứ sinh lý cơ thể. Có thể đó là một đối kháng, tấn công bất ngờ vào trí tuệ và bản thể của con người. Điều này là một phản kháng thông thường ở nội tại với một bản chất đưa tới nhị trùng thời đó chỉ là việc mô tả cái nét đặc thù về một thứ bản chất tự tại mà nó bao gồm vấn đề tâm-thân của con người, gần như một phủ nhận toàn diện. Theo lý thuyết của Decartes cho rằng dữ kiện này cũng được chia ra hai thể lọai cơ bản của bản chất. Trước tiên là vật thể bình thường và điểm đặc biệt cần thiết của thể loại bản chất là một cái gì được nới rộng trong không gian lý trí…Descartes không cố tình đưa ra một kiểu cách quan trọng của vấn đề. Trái lại ông là một trong những người nói về hình ảnh của nhà vật lý học ở vào thời đó và ông đã lý luận một cách nhiệt tình về những gì mà ông gọi là ‘triết học máy móc / the mechanical philosophy’. Nhưng ở một góc độ cách riêng về sự thật mà ông đã biểu lộ: -lý do ý thức của con người. Phải nhìn nhận rằng động lực của Descartes là dành cho một đề xuất của ý thức và những gì cơ bản khác biệt của thể cách bản chất, một bản chất không có mở rộng bề mặt không gian hoặc vị trí không gian mà là bản chất cho một khả năng hoạt động về tư duy (the activity of thinking). Đó là cái nhìn nhận biết về nhị nguyên qua lý thuyết của Descartes. (Cartesian dualism). Còn nếu như tâm thức bị nhồi cứng những gì vớ vẩn thì gọi nôm na là ‘nhồi sọ / mind-stuff’ thì như vậy là một thứ khác biệt hoàn toàn vấn đề tâm-thân của con người. Rứa thì ‘nhồi, nhét trí tuệ’ là trong cái lẽ tự nhiên; thời cái sự khác biệt đưa tới tụ điểm cho một cái gì vô cớ, vớ vẩn; mà ở đó không tập trung bất luận là phủ nhận hay xác định, không khuôn mẫu bất luận là phủ nhận hay xác định và không điạ vị, vị trí, hoàn cảnh nào trong bất cứ nơi đâu của không gian này. Đấy là một vận chuyển ảnh hưởng đến trí tuệ để có một thân thể trọn vẹn. Nhưng nó không phải cung cấp cho chúng ta với một giải pháp từ khi có vấn đề của bản chất và những vấn đề tương tợ là những gì chúng ta bắt đầu khởi sự. Có thể ảnh hưởng lẫn nhau với những gì không thuộc về không gian. Đây là lý thuyết có liên quan với con người một lối chữ nghĩa ám thị cho đối tượng có một trạng huống tâm thần hay trạng huống sinh lý; một thứ máy móc hóa; mà máy móc là cơ phận của con người và bóng dáng đó là bản chất thuộc tinh thần, hoàn toàn không giống thể chất sinh lý con người trong cái tạng thể nội tại mà là một chiếm cứ ngay cả những gì thuộc về vật tư không gian. Đặc biệt trí tuệ thường khi cầm giữ một nội tại sâu lắng của con người như một kiểm soát: trong cái đầu; là hầu hết những gì lãnh hội được, mọi thứ tương giao gần gũi tiếp dẫn đến não thức. Tất thảy là vấn đề do từ tâm-thân mà ra. Không còn cách biệt hay giới hạn nào ngoài không gian mà sinh ra từ vật lý, sinh lý hoặc tâm lý ở nơi con người; nó đóng gói toàn bộ chức năng thuộc trí tuệ. Mẫn cán hay ngu xuẩn mà giờ đây không những thường tình mà còn chính xác cho vấn đề, một sự thể mà ở đó được coi như đã có nới rộng trong không gian (that-which-has-extension-in-space) .Và; đó là những gì mà chúng ta tìm thấy trong một viễn ảnh tự thức trong mô thức phổ thông của thuyết nhị trùng (popular dualism). Có lẽ; tâm trí nhồi nhét (mind-stuff) là lề thói, một lối đối đãi quen thuộc của thể thức bản chất hoặc đây là một biểu lộ của năng lực, nhưng chưa hẳn là tuyệt đối cho vấn đề tâm-thân nhưng nó lại có những thể thức khác biệt. Rứa thì có thể duy trì những gì thuộc nhị trùng trong cùng hoàn cảnh của Tâm và Thân? Hỏi như rứa là tréo cẳng ngỗng. Bởi nhị-nguyên là phân biệt (khác với không-phân-biệt của Phật giáo) để thấy rõ bề mặt trong và ngoài của tâm và thân; mà ở đây là thể thức chọn lựa giữa một và hai trong một tương thích với hệ lụy gia đình...trong cùng một trạng huống.

Là vấn đề được nói ra về sự quan trọng và năng lực của nó. Đây là một một vận mệnh của con người đứng trước vấn đề của bản thể mà nó là vấn đề thuộc tâm-thân qua phép nhị-nguyên; từ khi đưa ra định đề này là trở nên một qui luật đặc biệt, một cơ cấu thiết thực dành cho việc phân định có từ tâm thức mà trước sau chúng ta chỉ qui vào bản chất của những gì có từ tự thức (self-consciousness). Quả như vậy!

Tính chất đặc quyền nhị trùng (property dualism). Răng gọi là đặc quyền sở hữu nhị trùng? Có hơi lắc léo nhưng không lắc léo, lắc lư gì cả. Đặc chất trong vấn đề là cái gì mà người đời cho rằng sẻ xẩy ra: -đặc quyền sở hữu buộc vào đau đớn, buộc vào cảm thức: nghĩ về một đối tượng nào đó của H. nghĩ về một sự ao ước của Q và những gì có trước, có sau. Đấy là đặc chất là vai trò của tri thức nhận biết (conscious intelligence). Là những gì cần phải có; một đòi hỏi cho tất cả phải đổi mới tư duy và một thứ khoa học tự trị, thứ khoa học thuộc về hiện tượng tâm thần ‘science of mental phenomena’. Nếu được hiểu trọn vẹn. Từ chỗ đó; phát hiện ra đây một vị trí khác biệt và quan trọng khi nói đến hiện tượng tâm thần của tính chất đặc quyền nhị trùng. Thực ra nguyên ngữ của hiện tượng là rút ra từ tiếp đầu ngữ (nối chữ vào nhau) của Hy Lạp: ‘epi /about / vượt cao hơn’ và ‘phenomena / hiện tượng lạ’. Epiphenomenalism là bệnh lý thuộc hiện tượng tâm thần nó không phải là một phần trong hiện tượng sinh vật (physical phenomena) ở não bộ, đó là nhân tố cơ bản quyết định hành động và lề thói của chúng ta trong vấn đề thuộc bản chất, vấn đề tâm-thân của con người. Tuy nhiên; hiện tượng tâm thần là một sự kiện vượt ngoài trí tưởng ‘epiphenomena’ là ở chỗ đó. Nghĩa là những gì xẩy ra là niềm tin vững chắc và phổ quát thời đó là hành động của con người là xác quyết bởi lòng ao ước của con người đều có mong muốn, quyết định và tự ý. Bởi vậy ở đó có một cái gì tiếp nối bất biến không thay đổi giữa tự ý và hành động. Nhưng lại phù hợp cho người thuộc dạng tâm thần về thức (epiphenomenalist), nó chỉ là thứ ảo giác đơn thuần cái đó là sự cớ trước đây rồi về sau –There is therefore a constant conjunction between volitions and actions. But according to the epiphenomennalist, it is mere illusion that the former cause the latter. Trái lại; não thức đã có những chứng cớ rõ nét về những gì là bản chất và bản thể; hai nguyên tố của nhị trùng nhìn là gần nhưng có giới hạn của phân biệt và đây là một ý niệm đặc biệt trợ vào não thức, một điểm tựa của thói tính hiện ra một cách trọn vẹn thuộc cơ thể trong thể tạng của nó, trong cái nguyên thủy của nó và trong phạm vi hoạt động của nó là một kết tinh đưa tới bản chất. Đó là vấn đề được nói đến ở đây như một khai mở, như một việc hiển nhiên về những vấn đề thuộc bản chất. Thực ra vấn đề ở đây là nói đến cái vấn đề siêu hình bệnh lý tức bản chất ‘ontological problem’ (trong ngữ ngôn thuộc triết học thì cho đó ‘đề cập tới bản thể / ontological question’ là nghi vấn về những điều thực sự tồn lưu và về những gì thuộc bản chất cần thiết trong tự nhiên). Vấn đề là mở rộng tầm nhìn vào sự nhận biết của vấn đề tâm-thân; có thể là phân đoạn trong nhị trùng qua một viễn cảnh của con người. Thực là một trở ngại khó khăn với thuyết nhị trùng của Descartes là cung phụng một lý do hành động cho một suy tư về một ít cơ bản từ bản chất nhị trùng và đó là những gì chúng ta sẽ tìm thấy một viễn cảnh chung cho một nhị trùng phổ thông (popular dualism). Đây là thứ lý thuyết sách vở, còn một thứ lý thuyết khác là bóng ma siêu vi trong máy móc ‘virus in a machine’, máy móc ở đây là hình hài con người và bóng ma (ghost) là thể cách bản chất, hoàn toàn không giống chi là là bản thể hữu cơ trong tạng thể con người, nhưng lại là một chiếm hữu trọn vẹn tính chất đặc quyền của vị trí không gian. Đúng như vậy! –quite unlike physical matter in its internal constitution, but fully possessed of spatial properties; even so. Đặc biệt hơn; trí tuệ là cái thông thường cầm giữ cái bên trong / inside của cơ thể, một cơ phận kiểm soát: bên trong cái đầu, trên mọi quan điểm, trong một gắn bó đều liên lạc với não bộ. Viễn cảnh này không cần có những lý thuyết làm trở ngại tư duy của não thức. Một trí tuệ trong suốt là tiếp dẫn từ não thức có thể giúp ta thông đạt mọi lãnh vực, biến đổi nguồn năng lượng của thể thức, sự cớ đó mà khoa học của chúng ta không thừa nhận và chưa lãnh hội tới đường lối của bản thể, thời làm sao hiểu thấu tính chất đặc quyền sở hữu của nhị nguyên(!). Nhiều khi cái đặc quyền sở hữu đem lại cho ta những nghi ngờ về bản thể (bản thể ở đây là chất liệu, cấu tạo làm ra bản chất chớ không phải bản thể của Ngã (trong thuyết nhà Phật). Rứa thì làm răng hiểu bản thể cho trọn tình, trọn ý? -Có chi mô mà bàng hoàng tâm tư. Rứa thì răng? -Là đặc quyền sở hữu nhị trùng: ‘khi buồn thì khóc, khi vui lại cười’ hay là ‘cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không’2 là hóa trị biến chất (chemistry) để đi vào cái đặc quyền sở hữu siêu hình (metaphysics properties) của thuyết nhị trùng. Rứa thôi! Ấy là tính chất đặc quyền. Có lẽ đặc quyền sở hữu bệnh lý tâm thần gần giống như những gì thuộc đặc quyền sở hữu điện từ (electromagnetic properties), nghĩa là có cái gì lôi cuốn vào trong đó, dữ kiện ấy thuộc về não thức: không thể giản lược nhưng không trồi ra được. Cái lý sự này hơi phức tạp qua cái nhìn triết học và phân tâm; thời gọi chung một cụm từ cho trọn ý: ‘nguyên tố cơ bản đặc quyền sở hữu nhị nguyên / elemental-property-dualism’ thì may ra tìm thấy đặc chất của bản thể là vấn đề tâm-thân của con người. Còn như đứng ngoài vòng cương tỏa của lý thuyết thì trở nên vòng vo tam quốc, vớ vẩn sự lý không thể giải quyết vấn đề. Đây là vấn đề thuận lợi, sáng tỏ trên tất cả những gì của viễn-ảnh xẩy ra trước đây, nghĩa là phô diễn tất cả đẳng cấp của thực chất có từ đẳng cấp phân tử để thành hình cho một nguyên tử (subatomic). Cho nên chi đặc quyền sở hữu bệnh lý tâm thần (mental property) là phơi mở, trình bày không chỉ bề mặt rộng lớn hệ thống cơ thể vật lý (con người) mà là bước tiến hóa tư duy, một thứ rất đa đoan trong một cơ cấu thuộc nội tạng con người. Còn đứng trên lãnh vực triết học thì đây không phải là một triết thuyết nói về bệnh lý tâm thần mà coi như đây là một phân tích ngọn nguồn phát sinh từ bản thể để có một bản chất tự nhiên hoặc để hiểu sâu và những từ ngữ mà chúng ta thường đem ra xử dụng. Đặc điểm của phân tích là nói đến xúc cảm (emotion) cảm thức (sensations), niềm tin (beliefs) và ước muốn (desires) khi nói về ma qủy (ghostly) bên trong một tiểu luận; là dẫn chứng vào đó bản chất tự tại; có thể phát sinh từ tâm-thân, nhưng tạo một chút chữ nghĩa hiện thực, một lối ngắn gọn để nói về những gì cụ thể và vững mạnh; đó là mẫu thức của ‘thói tính/behaviour’ mà trở thành vấn đề bản thể có liên can vào tâm-thân của con người. Lý giải chớ loại bỏ thời khó, có chăng nữa cũng phải qua một thời kỳ quá độ để tiến lên chủ nghĩa nhận thức về bản thể. 

Rút lại; đây là điều kiện cuối cùng, giảm thiểu vấn đề đặc quyền sở hữu tâm thần. –The irreducibility of mental properties là một điều hết sức quan trọng, từ khi khai mở những gì thuộc vị trí chức năng, một vị trí đúng chỗ cho nhị trùng giữa những gì thuộc bản thể tâm-thân của con người, từ cái chỗ vô thức đến cái ngã thức của bản thể là một cơ cấu đạt được về vấn đề sinh vật lý. Nếu cho rằng đặc tính sở hữu tâm thần đã phát sinh thì sự cớ đó chỉ là điều có thể mà thôi (to be possible). Đồng thời yêu cầu bước tiến hóa nổi bậc và những gì thuộc vật lý giảm thiểu;thoạt nhìn như một chứng cớ phiến diện khó hiểu, mù mờ,rối răm.

Đặc tính nhị trùng không phải tuyệt đối giới hạn buộc phải cho cả hai yêu cầu của bản thể và bản chất. Răng rứa? Bởi; đặc tính sở hữu chủ của tâm thần là nền tảng chủ lực đặc quyền sở hữu (fundamental properties) của hiện thực thiết yếu nơi con người cư ngụ trong một bản thể cố hữu có từ khởi đầu của mọi sinh vật. So sánh giữa thức và vô thức là những gì phát hành từ khoa tâm não là những gì người ta có thể làm được với sự nhận biết và những gì nhị trùng có thể giải thích giúp cho chúng ta phân định được hai bề mặt của bản thể và bản chất đều thuộc trong tinh thần của bản ngã và những gì cho đó là giả thuyết. Nếu đây là dẫn dụ đúng cho một căn nguyên; thời tuồng như không những là nhu cầu cần thiết mà còn là cơ hội phát huy để đủ khả năng chất lượng vào bất cứ bản chất vô-dạng-thể hoặc bất cứ đặc tính sở hữu trong những thí dụ đã đưa dẫn về những gì liên can đến bản thể con người –We are creatures of matter. And; we should learn to live with that fact. Chúng ta tạo ra phẩm chất.Và; chúng ta sẽ có thể học để sống với sự kiện. Mà trong những gì chúng ta đã nêu ra cho vấn đề thuộc bản thể và vấn đề tâm-thân của con người ./. 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. quincy v. 16/ 7/2015)

_________
(1)Nhạc từ: Linh Phương và Phạm Duy.
(2)Tục ngữ ca dao VN + thơ Hồ Xuân Hương.
SÁCH ĐỌC: ‘Matter and Consciousness’ by Paul M. Churchland. A Bradford Book. Cambridge. London. England 1990.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 14153)
Mong anh khoẻ, tiếp tục vung bút sảng khoái như câu nói của Van Gogh mà anh thích:“Tôi dùng những màu xanh, màu đỏ để tả sự say mê kinh khiếp của con người.
28 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13956)
Lúc Phong Hóa ra số đầu (tòa soạn lúc ấy ở đường Takou), tôi làm báo Rạng đông của Nghiêm Xuân Huyến
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 12511)
Khi chọn chủ đề của tranh là “không gian sống” (living space), chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác
20 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13839)
Bút hiệu đầu tiên của Vũ Hữu Định là Hàn Phong L
16 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13590)
Trong những nhà thơ Việt Nam đương đại, có lẽ Nguyễn Duy là tên tuổi được phổ cập tương đối rộng rãi vào quần chúng.
07 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 15367)
Nhạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt,
26 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 13787)
21 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 16981)
14 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 14705)
08 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 13497)
Trước hai ngày xuống tàu để vượt biên, vào khoảng tháng 11 năm 1981
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24506)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,