NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Thảo Trường: Bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh

10 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 7038)
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Thảo Trường: Bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh



Thảo Trường là một trong những nhà văn quan trọng đã đóng góp vào việc hình thành nền văn học miền Nam Việt Nam trong hai thập niên từ 55 đến 75. Ông có một văn phong mạnh mẽ, ngắn gọn, nhưng súc tích. Cách bố cục truyện của ông chặt chẽ, mới mẻ.Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam đến những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Thảo Trường đã hoàn toàn đổi mới, so với dòng văn học trước đó.

thao_truong-content-content
Viết truyện không còn thuần túy là kể một câu truyện. Mà hình như nó hàm chứa tất cả những gì liên quan đến thân phận con người nằm trong câu chuyện ấy, hiểu theo nghĩa siêu hình, triết học và thực tế. Nói như thế cũng chỉ là một cách nói. Thực tế, người ta không thể tách rời những điều ấy ra khỏi nhau, cũng từa tựa như người ta không thể tách rời đời sống ra khỏi cái chết.

Chẳng hạn, một nhân vật trong một truyện ngắn của Thảo Trường, một người lính, bị thương cụt cả chân lẫn tay, anh muốn tự vẫn, nhưng nghĩ đại khái như thế này:

“Nếu tôi còn sống thì xã hội còn những hình hài bẩn thỉu. Nếu tôi chết thì nhân loại mất đi một bằng chứng kinh tởm về chiến tranh.”

Thật người đọc cũng khó lòng nắm được hết ý nghĩa những câu văn như thế. Không phải tác giả cố ý viết một câu văn triết lý. Nhưng sự việc tự nó mang lấy ý nghĩa đó. Không phải tác giả tạo ra những nhân vật như thế. Chính những nhân vật như thế bị ném vào cuộc đời. Người ta nhìn thấy hắn. Và hắn phải xoay trở để thích ứng với hoàn cảnh.

Những sự việc [hình như] cụ Nguyễn Du đã trông thấy trước, đã nói ra rồi:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Nói về cuộc chiến tranh vừa qua Thảo Trường viết:

“Cuộc chiến không thể kéo dài mải, cần phải chấm dứt nó, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, nhiều người đã nghĩ như vậy. Nhưng để chấm dứt cái cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã tốn quá nhiều xương máu ấy thì phải có một bên thua. Ai chịu làm bên thua đây? Bên nào chịu nhục đây? Không tìm ra cách giải quyết.”

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận. Có thể có những người không đồng ý với lập luận này của Thảo Trường. Nhưng chúng ta có cái sung sướng là được nghe mọi người bầy tỏ quan điểm của mình.

Cũng nên nhắc lại ở đây Thảo Trường là người thực sự đã đóng góp xương máu vào cuộc chiến đó. Ông là một trong những người sau cùng được thả ra khỏi trại cải tạo.

Mây Trôi viết về đời sống của những người miền Nam sau khi cộng sản chiếm được miền Nam. Người miền Nam sống trộn lẫn với nguời miền Bắc mới tràn vào. Các nhân vật đã bị hay được Thảo Trường đơn giản hóa đến độ không ban cho họ mỗi người một cái tên nữa. Họ chỉ được gọi là con ở, ông cựu sĩ quan Cộng Hoà, hay cựu tù, bà cựu đảng viên, ông chồng của bà ta goi là ông chồng.…

Ông cựu tù vợ con đã đi Mỹ cả.
Ông cặp với bà cán bộ.
Họ dính với nhau trong khi ông chồng của bà cán bộ mải loay hoay làm việc trong kho quân nhu.
Ông cựu tù tự nhận định về mình thế này:

“Anh đã bị nhấn xuống tận cùng hố thẳm, bây giờ trồi lên, cũng không biết rồi sẽ ra sao, bởi vì mọi sự đều đã đi quá xa, mọi thứ đều đã quá trễ, anh như một kẻ lạc hậu, anh tụt lại phía sau lịch sử, vì anh vắng mặt bấy lâu...Gặp em cưu mang, em cho anh các thứ, trong chốc lát, nhưng
thử hỏi được bao lâu, bởi vì chính em cũng không làm chủ được em cơ mà, em cũng chỉ là người sống tạm bợ...”

Và sau đây là lời nàng nói với chàng: 

“Em không cần biết những điều ấy. Em có một số của cải cất dấu đủ xài suốt đời và đủ bao bọc cho anh suốt đời, em không cần gì khác nữa, em không muốn biết gì khác nữa. Em có một kinh nghiệm sống vỏn vẹn như thế. Anh đừng thèm nghĩ ngợi gì lôi thôi... Cái gì xài được là xài liền. Ăn tươi được là ăn tươi ngay không để phơi khô. Cái gì chụp giữ được cho mình là cất dấu ngay làm của riêng tắp lự. Không 'oong đơ' gì cả.”

Cả cuốn truyện gần như sục sôi một không khí dục vọng.
Người ta lăn xả vào nhau.
Người ta sống như muốn lấy lại những ngày tháng đã phí phạm.
Phí phạm vì bị ở tù.
Phí phạm vì không tìm ra ý nghĩa của đời sống, nên dù có làm gì chăng nữa vẫn cứ thấy đời sống trống rỗng. Cái mà người ta gọi là tình ái không thể lấp đầy nỗi trống rỗng đó.
Và càng cố bám víu vào nó người ta càng cảm thấy hao hụt thêm lên.

Người đàn ông, chàng cựu tù, sau đó đi Mỹ.
Người đàn bà, cựu đảng viên, nhiều tiền của, lắm mánh khóe sau đó cũng sang được Mỹ.
Người đàn ông gặp lại vợ con rồi chết. Ao ước cuối cùng của chàng là tro cốt được đem về chôn tại quê nhà ở miền Bắc, bên cạnh mộ cha mẹ chàng.
Người đàn bà cựu đảng viên thì lại cảm thấy không thể trở về Việt Nam được nữa vì đã dị ứng với chế độ và tự thấy mình là một thứ cộng sản rạc rầy, vùng vẫy thoát ra khỏi nó mang theo rất nhiều thương tích.

Hình như mọi người đều sống sai chỗ, nên lênh đênh cho đến lúc chết.

Có ít nhiều thay đổi trong lối viết của Thảo Trường. Có vẻ như ông muốn bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh.

Nên văn ông bỗng trở nên buồn và chua chát. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 13528)
Trước hai ngày xuống tàu để vượt biên, vào khoảng tháng 11 năm 1981
30 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 16154)
Khi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác
24 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 18364)
Khi Tuấn qua đời, thân thích ruột thịt phải khá mất công mới làm xong chuyện “vệt mực nào xóa bỏ thân tôi”
17 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 15075)
Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ
05 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 14390)
Xưa nay chúng ta chỉ biết Eluard là nhà thơ trữ tình, một nhà thơ siêu thực của Pháp
02 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 15033)
Ngày cuối ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, du khách trong đoàn tự do sinh hoạt để hôm sau ra sân bay về nướ
28 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14532)
Bí quyết của nghệ thuật là không cố ý làm gì cả. Để cái mờ, giữ cái bóng. Sơn dầu khác với sơn mài là không có cái bóng.
20 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 13986)
Vào ngày thứ bảy 21/07/2012 tới đây, tập thơ Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ 60 Năm, 1948-200
12 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 17700)
Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ,
12 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14300)
Trong bộ môn văn học nghệ thuật nói chung, trường phái siêu thực hầu như đậm nét đối với hội họa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19193)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8510)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30730)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25524)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24521)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,