Họa sĩ Đinh Cường

09 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 6956)
Họa sĩ Đinh Cường


Họa sĩ Đinh Cường vừa mới đi vào cõi miên viễn. Một điều đau buồn cho giới văn nghệ sĩ. Người viết bài này cũng có cơ duyên quen biết với ông, định viết ông khá lâu nhưng cứ lần lựa...cho đến khi quyết định xuất bản cuốn Bên kia con chữ& nghệ thuật mới tiếp cận, trao đổi với ông nhiều và bài viết đã thành hình. Hôm in xong cuốn sách, lập tức gửi ngay. 5 ngày sau Đinh cường nhận được, phone cho ngay bày tỏ sự hài lòng về cuốn sách mặc dù ông than đang "mệt lắm vì chích thuốc giảm đau". Và. chỉ khoảng 10 ngày sau anh từ bỏ tất cả. Đã biết rồi anh sẽ đi, nhưng khi hay tin, lòng vẫn không tránh khỏi bàng hoàng, tiếc nuối. Xin đăng tải bài này như một lời chia tay với Họa sĩ Đinh Cường.
_________


Tiểu sử ĐINH CƯỜNG 

Họa sĩ Đinh Cường tên thật là Đinh văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một.

1951-1957: Học sinh trường Trung học Pétrus Ký, Sài Gòn.

1963: Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.

1964: Tốt nghiệp Giáo Khoa Hội Họa Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.

1962, 1963: Huy chương bạc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn. (*)

1962: Giải thưởng Đệ Nhất Triển Lãm Quốc Tế Mỹ Thuật Sài Gòn – do Tòa Đại Sứ Trung Hoa (*)

1963: Tranh dự Triển Lãm Quốc Tế Lưỡng Niên tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Cận Đại Ba Lê

1964: Triển Lãm với Tôn Nữ Kim Phượng, Trịnh Cung tại Phòng Thông Tin Sài Gòn

1964: Triển Lãm tại Washington DC, do nhà sưu tập James L. Brogdon

1964: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tunis (Tunisie)

1965 – 1967: Giáo sư hội họa trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế.

1966: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tokyo

1967 – 1979: Giảng dạy tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế

1968: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại New Dehli

1967, 1969: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Sao Paulo

1968: Tranh dự Triển Lãm Hội Họa Việt Nam tại Washington DC, Toà Đại Sứ VNCH bảo trợ

1974: Tranh dự Triển Lãm South- East Asia Art Exhibition, Singapore

– Tháng 2 -1990 tại McLean, Virginia USA

– Tháng 6 -1991 tại Georgetown Art Gallery, Washington DC, USA

– Tháng 9 -1991 tại Le Jardin du Boisé, Montréal, Canada

– Năm 1993 được Smithsonian Museum, Washington, DC chọn Triển Lãm An Ocean Apart.

– Năm 1994 tại Metro Gallery, George Mason University, Virginia

– Năm 2005 tại Viet Art Gallery, Houston, Texas

– Năm 2010 tại Annam Heritage, Paris

1/ Đinh Cường, màu xanh miên viễn

Đinh Cường là một họa sĩ tên tuổi lớn trong lĩnh vực hội họa Việt Nam. Ông sinh sống bằng số lượng tranh bán được và bằng những việc có liên quan đến hội họa. Từ những năm 1962, 1963 là những năm ông còn học ở trường Cao đẳng Mỹ Thuật Huế và sau đó là Gia Định, ông đã nhận 2 huy chương về hội họa mang tầm vóc quốc gia.

Đinh Cường vẽ tranh theo nhiều thể loại nhưng hầu hết là sơn dầu trên canvas. Tuy nhiên căn cứ theo cách sáng tác của ông, tôi có thể tạm chia làm 2 mảng: 1/ Tranh phong cảnh và tĩnh vật, chân dung, thiếu nữ, tôn giáo, minh họa… gọi chung là tranh hình-tượng (figuration) và bán-hình-tượng (Semi-figuration).

2/ Tranh trừu tượng

Nhưng hai mảng này không ở từng thời kỳ khác nhau mà luôn luôn đi song song trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Trong mảng một, đáng chú ý nhất trong tranh Đinh Cường là tranh thiếu nữ. Phải nói là hầu như tất cả những thiếu nữ ông vẽ đều mang dáng dấp các cô tiểu thư Huế; dẫu cho không gian trong tranh là Đà Lạt, Sài Gòn, Paris hay San Francico. Cái dáng dấp “mình hạc xương mai”, khuôn mặt thon, bờ vai nhỏ, tà áo dài trang nhã và cái cổ đã vượt khỏi chữ cao – mà phải dùng chữ dài để diễn tả.

 nuhoavang-content

Ở đây, có lẽ chúng ta phải nhắc đến sự ảnh hưởng của Amadeo Modiliani đối với giới họa sĩ Việt Nam một chút. Amadeo Modigliani (1884-1920) gốc Do Thái, sinh ở Linorvo, Ý là một họa sĩ tài ba nhưng sống trong nghèo khổ, bịnh hoạn đến sau khi chết tranh của ông mới được thiên hạ ngưỡng mộ, trọng vọng. Modigliani đã thổi vào giới mỹ thuật một cái đẹp mới mẻ của người đàn bà là thân thể không còn tròn trịa nữa mà thong dong; tay, chân, gương mặt dài ra. Tranh và tượng điêu khắc của ông đã thể hiện điều này một cách gần như tuyệt đối. Hình dáng người thiếu nữ trong tranh Modigliani lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới. Và ở miền nam Việt Nam nó đã được du nhập vào khoảng cuối thập niên 1950. Đinh Cường là một trong nhiều họa sĩ Việt nam ảnh hưởng lối vẽ thiếu nữ của Modigliani. Nhưng, Đinh Cường đã Việt hóa người thiếu nữ trong tranh của Modigliani. Hay nói đúng hơn những tiêu chuẩn về người nữ của Modigliani được Đinh Cường thay đổi cho phù hợp với người Việt hơn. Gương mặt hơi ngắn lại, bầu ngực không to không căng tròn, mái tóc buông dài, chiếc áo dài thướt tha. Những chi tiết này kết hợp với thân hình “gầy guộc” “xanh xao” (mượn chữ Trịnh Công Sơn) để trở thành vóc dáng một cô gái Huế quả là một cái đẹp hết sức thanh tân. Về điểm này tôi cho rằng những cô gái Huế đã nợ Đinh Cường (cũng cần thêm họa sĩ Nguyên Khai nữa) một món nợ tinh thần rất lớn. Thiếu nữ trong tranh Đinh Cường là thiếu nữ Huế! 

Trong tranh phong cảnh của Đinh Cường , ông đã dùng phần nhiều cảnh vật ở Huế, và một số nơi chốn khác, ít hơn, như một vài nơi ở Việt Nam, ở Paris và ở Mỹ. Nhưng có một nơi mà Đinh Cường dùng làm bối cảnh để vẽ, rất nhiều, có thể không thua Huế, là Đà Lạt. Phong cảnh Đà Lạt vốn dĩ thật trữ tình, thơ mộng, bầu trời Đà Lạt khói sương lãng đãng, rất gần gũi với màu xanh, một màu mà Đinh Cường rất chuyên tay. Có lẽ vì thế mà ông đã đến với Đà Lạt, yêu Đà Lạt, chọn nhà thờ con gà, những biệt thự rêu phong, âm u dưới sương mờ xám pha sắc xanh hoang vắng , xí phần làm của riêng trong tranh ông. Ngắm tranh Đà Lạt của Đinh Cường, tôi nghĩ rằng nếu không có một tình yêu thật sâu thẳm, thật nồng thắm, thật đặc quý với thành phố này thì ông khó có thể có được nhiều tranh đẹp như mộng tưởng được. Tôi ngờ rằng ngoài tình yêu Đà Lạt ông còn có chút tình quyến luyến nào đó khác, chăng?

 tiengkenchieu_content-content

Có một điều khá đặc biệt trong tranh về Huế của Đinh Cường là khi nói đến màu sắc Huế người ta thường nghĩ đến màu Tím (trong nhân gian đã có chữ Màu tím Huế); nhưng khi vẽ Huế, Đinh Cường rất ít xử dụng đến nó. Ở điểm này ta thấy sự khác biệt giữa ông và họa sĩ Nguyên Khai- một người xử dụng màu tím rất nhiều cho tranh về Huế.

 phomuathu_content-content

 Trong mảng một, có một phần cũng rất là quan trọng trong sự nghiêp của Đinh Cường , đó là phần vẽ chân dung. Đinh Cường vẽ chân dung văn nghệ sĩ rất nhiều. Chỉ đếm sơ trên danh sách trong dinhcuongblog những người ông đã vẽ là 97. Đặc biệt có những những người như Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn ông vẽ đến bốn, năm chục bức. Là một người quảng giao, bạn bè của Đinh Cường rất nhiều, nhất là trong giới văn nghệ; bạn bè ai cũng thích được ông vẽ chân dung của mình, do vậy số lượng của loại tranh này thật đáng nể. Đa số tranh chân dung ông đều vẽ theo trí nhớ, ông không lấy sự giống về hình thức mà cố gắng lột tả cái thần của người được vẽ làm mục đích cho tác phẩm của mình. Mỗi tranh chân dung ông vẽ đều là một tác phẩm. Nhân vật trong tranh qua những vệt sơn hào phóng nhưng chắc chắn , góc độ ánh sáng để làm chìm, nổi nhũng góc cạnh đặc biệt của riêng từng người. Ông cũng chú ý khá nhiều đến lối ăn mặc của nhân vật, giúp người xem đôi khi không cần tìm tòi trên gương mặt, chỉ cần thoáng nhìn qua áo quần, người xem cũng có thể liên tưởng đến danh tính người trong tranh. Những tranh vẽ chân dung Bùi Giáng rất điển hình cho cách nhận diện mạo của Đinh Cường. Hình như trong lối vẽ tranh chân dung, ông muốn có sự cộng tác của chính người được vẽ, nhìn sâu vào màu sắc, nhát cọ, bóng tối và ánh sáng để tìm ra những đặc trưng , đặc dị của chính họ, qua sự khám phá của Đinh Cường.

 doikhanmaucham

Sang qua mảng hai, tranh trừu tượng. Đinh Cường, Lâm Triết, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Phước, Lê Tài Điển ... là những họa sĩ đi vào thế giới của tranh Trừu tượng rất sớm của giới hội họa miền Nam Việt Nam. Với tài sử dụng màu cùng biên độ ánh sáng làm dậy sắc để bức tranh trể nên lung linh, thơ mộng, Đinh Cường đã đem áp dụng vào tranh trừu tượng là loại tranh chủ tâm dùng màu để diển tả, do đó ông đã đến với tranh trừu tượng như một người nài chạy đua trên lưng con ngựa cũ, quen thuộc của mình. Thế giới trong tranh Trừu tượng của ông là thế giới của thi tính đầy sắc tố lãng mạn. Ông xử dụng màu xanh, tôi gọi tên nó là Màu xanh miên viễn. Sâu, lắng, dịu dàng và cứ như trôi chảy, vượt qua khung bố, miên man đi khắp cả không gian khiến cho người xem chìm đắm trong một bầu trời mênh mông, thinh lặng. Ngoài màu xanh, Đinh Cường còn dùng một màu khác, cũng rất ư tài tình; đó là màu xám pha chút trắng xanh, màu của bầu trời Đà Lạt, kéo theo màu trời Paris sắc lạnh.

Cách xử dụng các màu vừa nói trên không chỉ dành riêng cho tranh trừu tượng, mà ông vẫn áp dụng nó trên mảng tranh hình tượng thật đều đặn, thật lâu dài cho đến thời điểm hiện tại. Nếu có một cái nhìn đơn giản thì tranh Đinh Cường đầy lãng mạn, một kết hợp nhuần nhuyễn của hai nền hội họa Đông Tây. 

Đặng Phú Phong

Trích: Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Tám 20229:52 SA(Xem: 1617)
Là nhà thơ nổi tiếng nhưng lúc sinh thời, Vũ Hữu Định chưa in được một tập thơ.
30 Tháng Tám 20225:13 CH(Xem: 1720)
"Hoàng Cầm là tên một vị thuốc đắng... Tên nó vận vào người".
28 Tháng Tám 20224:22 CH(Xem: 1784)
Thái Thanh khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, lời nhạc mà như một tiên tri của Phạm Duy….
26 Tháng Tám 20229:31 SA(Xem: 2436)
Đầu năm 1955, ngẫu nhiên đưa đẩy, tôi được học Văn với một người thầy bất ngờ: nhà văn Đoàn Phú Tứ.
24 Tháng Tám 202212:00 CH(Xem: 1967)
Tấm lòng một người chồng, một người tình. Tấm lòng một người lính. Tấm lòng một nhà thơ.../ Một màu tím cứ day dứt mãi lòng người!
19 Tháng Tám 20229:21 SA(Xem: 1513)
Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những gì ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém…
01 Tháng Bảy 20222:42 CH(Xem: 1901)
Cuộc họp đã thành công mỹ mãn sau khi ông Tố Hữu đọc một bản báo cáo dài: Bọn Nhân Văn - Giai phẩm trước toà án dư luận.
27 Tháng Sáu 20229:39 SA(Xem: 1892)
Câu hỏi, “Độc giả của Xuân Diệu là ai?” hóa ra lại không dừng lại ở câu chuyện văn chương hay thương mại, mà đó là một chất vấn về hệ giá trị của một cộng đồng, một thời đoạn lịch sử.
23 Tháng Sáu 20221:01 CH(Xem: 2189)
Thưa ông, đâu là ranh giới giữa ca khúc phổ thông và ca khúc nghệ thuật?
04 Tháng Sáu 20226:34 CH(Xem: 2027)
Ông Tăng Duyệt say mê âm nhạc, tính tình hào hoa phong nhã, và thích giao du với giới ca sĩ, nhạc sĩ thời ấy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12051)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19086)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8695)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10937)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30588)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25364)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,