LÊ NGỌC TRÁC - Những gương mặt văn học của một vùng đất

22 Tháng Mười Hai 20166:12 SA(Xem: 5630)
LÊ NGỌC TRÁC - Những gương mặt văn học của một vùng đất

Chẳng biết tự bao giờ, cuộc đời tôi lại gắn bó với La Gi (Bình Thuận) – Vùng đất cuối cùng của cực Nam Trung bộ. La Gi trong tâm tưởng chúng tôi là bầu trời và dải đất chạy dài ven biển từ mũi điện Kê Gà đến tận suối nước nóng Bình Châu. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, tôi say mê tiểu thuyết "Hoa bươm bướm" của nhà văn Võ Hồng. Trong tác phẩm này, nhà văn Võ Hồng đã có một chương ngắn viết về đất trời Bình Tuy – tên gọi của Hàm Tân – La Gi bây giờ. Và, trong tiểu thuyết của Võ Hồng, La Gi là một miền biển xanh bát ngát, tiếp giáp với rừng đại ngàn  mênh mông như một bức tranh tuyệt đẹp. Đời sống La Gi thanh bình, tách rời khỏi những biến động thời cuộc của đất nước. Có lẽ, những trang văn tuyệt vời, qua bút pháp tài hoa của nhà văn Võ Hồng viết về La Gi ngày ấy đã tạo được ấn tượng trong tôi về La Gi một miền quê êm đềm với biển xanh, cát trắng và rực rỡ nắng vàng phương Nam. Cũng từ ấy, qua báo chí xuất bản ở miền Nam trước đây, La Gi còn thu  hút tôi với những trang văn, vần thơ của những tác giả được chính vùng quê La Gi sinh ra và nuôi lớn, cũng như những tác giả đã từng gắn bó đời mình với quê hương La Gi. Đó là: Nguiễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Xuân Ly Băng, Châu Anh, Đỗ Hồng Ngọc, Trần Yên Thảo, Trần Văn Sơn...

Với Nguiễn Ngu Í, từ năm 1946, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét: "Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Ngư) là một thanh niên có tài, nhiều mơ mộng và nhiều cao vọng, nhiều quá... mà không thực hiện được nên dẫn đến u uất trong lòng". Quả thực vậy, Nguiễn Ngu Í là một con người đa tài, nhiều khổ lụy, u uất trong cuộc đời trải dài theo những biến động của lịch sử đất nước. Người đọc yêu quý ông là một nhà thơ, một nhà báo có tài. Ông đã có những bài phỏng vấn đặc sắc các nhân vật tên tuổi trên các lĩnh vực văn học, báo chí, sân khấu, nghệ thuật... của miền Nam trước đây. Những bài phỏng vấn của ông rất mới, khác xa với những người cùng thời, có giá trị cho những ai làm tài liệu tham khảo văn học. Thơ của ông u uất một nỗi niềm. Nhưng, với những bài thơ ông viết về quê hương, chúng ta thấy La Gi đẹp như tranh thủy mạc. Trần Yên Thảo có những câu thơ phiêu bồng và đầy kiêu bạc, anh còn viết truyện ngắn. Từ năm 1970, tạp chí Văn đã xuất bản rộng rãi tập truyện ngắn "Mắc cạn" của Trần Yên Thảo. Với bút danh Đỗ Nghê, cùng những bài thơ tình mượt mà, Đỗ Hồng Ngọc còn có những bài thơ phản đối chiến tranh Việt Nam thức tỉnh con tim người đọc giữa một thời đỏ đen lẫn lộn. Từ năm 1973, Trần Hữu Ngư (Phan Trần) và bằng hữu đã chủ trương thực hiện tạp chí "Đất mới". Có lẽ, đây là tạp chí văn học đầu tiên của vùng đất La Gi . “Đất Mới  ” đã giới thiệu những nét đẹp của vùng đất mới La Gi - Bình Tuy, những gương mặt văn học non trẻ của quê hương mình đến những người yêu văn chương thời bấy giờ.

Năm 1975, cùng đất nước, La Gi bước sang trang sử mới.

Kể từ năm 1975 đến nay, hơn 40 năm, lực lượng sáng tác văn học ở La Gi không ngừng được bổ sung và phát triển. Sau năm 1975, Xuân Ly Băng, Đỗ Hồng Ngọc, Trần Hữu Ngư, Trần Yên Thảo, Phan chính… vẫn tiếp tục sáng tác, thường xuyên xuất hiện trên các báo tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước.

Về thơ, lần lượt có thêm: Huy Đạt, Đoàn Thuận, Nguyễn Huỳnh Sa là những người sinh ra và lớn lên tại La Gi. Và thêm: Trần Hoàng Vy, Nhất Liên Hương, Phan Thanh Hải, Ngô Văn Tuấn, Trần Kim Trung, Phạm Tường Đại, Thái Anh... là những người nhận La Gi làm quê hương thứ hai của mình.

Về văn xuôi, xuất hiện: Nguyễn Ngọc Thuần, Lương Minh Vũ, Hải Âu.

Âm nhạc có: Đức An, Quốc Chi, Phạm Đăng Phúc, Võ Thiện Thanh, Hải Âu...

Những cây bút sinh ra hoặc gắn bó đời mình với La Gi đều thành danh, tác phẩm của các anh lan tỏa sâu rộng, được những người yêu văn chương, âm nhạc trong và ngoài nước đón nhận một cách nồng nhiệt. Qua tác phẩm, chúng ta bắt gặp: Huy Đạt vững một niềm tin vào lí tưởng cách mạng. Ngô Văn Tuấn, Trần Kim Trung... với những vần thơ dung dị, chân thật, đầy ắp tình người trong cuộc sống. Một Nguyễn Huỳnh Sa, Đoàn Thuận...với những vần thơ ngọt lịm hương vị ca dao đất mẹ, đầy sâu sắc, rung động tận sâu thẳm lòng người. Phan Thanh Hải với những dạt dào cảm xúc trong tình yêu lứa đôi. Lương Minh Vũ với những truyện ngắn hấp dẫn, đầy ắp kỷ niệm một thời trong quân đội và những trần trụi của cuộc sống đời thường. Bên cạnh những bài thơ đầy ưu tư, trăn trở thế thái nhân tình, Trần Hữu Ngư còn có những trang tùy bút đầy chất thơ, hoài niệm hình bóng quê nhà thân thương một thời chưa xa... Những tác giả ở La Gi, dù làm thơ, viết văn, soạn nhạc đều viết về La Gi với tất cả tình cảm yêu mến vùng quê mình đang sống và đã từng gắn bó. Chính họ là những người đã làm đẹp thêm đất trời La Gi. Thơ, văn, nhạc của các anh bàng bạc hình ảnh, hơi thở, sự sống của quê hương La Gi thân thương. Mỗi người một nét riêng, nhưng tất cả đều viết về tình yêu, về cuộc sống, về quê hương đất nước với những rung động chân thật đầy tha thiết với cuộc đời. Chính Huy Đạt, Đỗ Hồng Ngọc, Đoàn Thuận, Trần Yên Thảo, Phan Thanh Hải, Ngô Văn Tuấn, Nguyễn Huỳnh Sa,Thái Anh Nguyễn Ngọc Thuần, Lương Minh Vũ... và nhiều người khác đã tạo ra một diện mạo mới trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật của La Gi hôm nay. Xin cảm ơn những người cầm bút ở La Gi thân yêu. Nhờ có họ, quê hương ta đẹp hơn, đáng yêu hơn trong cuộc đời này.

  LÊ NGỌC TRÁC
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 11579)
Bà cho tôi cảm tưởng, nội việc là: “Bà Nguyễn Văn Khánh,” chừng đó thôi, với bà, đã quá đủ!
04 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8600)
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí không chỉ để lại tranh mà còn để lại lời cho hậu thế. Những lời ông nói trong khoảng từ 75 đến 92 được họa sĩ Nguyễn Xuân Việt, người học trò ghi lạ
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6712)
Bà chít khăn nhung, đường ngôi rẽ lệch, cùng với hàm răng không nhuộm của bà, là dấu hiệu mở đầu cho phong trào manh nha đổi mới của nữ giới Hà Thành thập niên 30- 40
31 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8506)
Quý thân hữu và bạn văn muốn có món quà lưu niệm nầy, liên lạc với THT qua emailtranhoaithu@verrizon.net
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8046)
Thế Lữ ngay từ 1936-1937 đã nồng nhiệt giới thiệu Xuân Diệu và như các nhà văn học sử thường viết, tự nguyện nhường ngôi bá chủ thi đàn cho Xuân Diệu,
25 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 11978)
Anh là một tác giả thành danh rất sớm, thường xuyên có thơ văn đăng báo từ khi mới 16, 17 tuổi, và cho đến năm 1975,
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8447)
Cuộc cách tân thơ của Trần Dần sau hòa bình năm 1954 vừa mới khởi ra chưa được bao lâu thì đã bị tai nạn “Nhân văn - Giai phẩm”.
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 12348)
Nhưng tác phẩm của Vũ đã đóng góp giáo dục tư tưởng cho một vài thế hệ. Ít ra, Vũ đã gieo hạt mầm hy vọng vào tương lai.
04 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8312)
Tính chất đa dạng của những cái gọi là “đẹp” ấy cho thấy lịch sử nghệ thuật là một sự vận động liên tục
28 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 9012)
Tôi được sinh ra ở một giai đoạn khác của đất nước khi lịch sử bước sang một trang sử mới
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,