LÊ NGỌC TRÁC - Hồ Dzếnh “Nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa”

27 Tháng Mười Hai 20163:24 CH(Xem: 6415)
LÊ NGỌC TRÁC - Hồ Dzếnh “Nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa”

Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, trên văn đàn Việt Nam có 2 tập truyện ngắn gần như xuất hiện cùng một lúc. Cả hai tác phẩm đã được người đọc đón nhận với tất cả sự quý mến. Mãi đến hôm nay đã gần 70 năm, bao thế hệ người đọc yêu mến văn chương vẫn còn say mê hai tác phẩm ấy. Đó là tập truyện ngắn "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng và "Chân trời cũ" của Hồ Dzếnh. Đây là hai trong những tập truyện ngắn hay của văn học Việt Nam ở thế kỷ 20.

Hồ Dzếnh tên là Hà Triệu Anh sinh năm 1916 tại làng Đông Bích xã Hòa Trường huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Ông mất vào ngày 13/8/1991 tại Hà Nội. Gần 60 năm cầm bút, Hồ Dzếnh để lại cho đời các tác phẩm chính: Về văn có: Dĩ vãng (Truyện vừa – 1940), Những vành khăn trắng (Truyện dài – 1942, ký bút danh Lưu Thị Hạnh), Tiếng kêu trong máu (Truyện dài – 1942), Một chuyện tình 15 năm về trước (Truyện dài, ký bút danh Lưu Thị Hạnh – 1943), Chân trời cũ (Tập truyện ngắn – 1943), Cô gái Bình Xuyên (Truyện vừa – 1946), Hồ Dzếnh - tác phẩm chọn lọc (1988). Về thơ có: Tập thơ Quê ngoại (1942), Hoa xuân đất Việt (1946).

Hồ Dzếnh viết truyện dài, tiểu thuyết, thành công với tập truyện ngắn Chân trời cũ. Nhưng, thơ mới thật sự làm cho tên tuổi của ông nổi tiếng và được đông đảo bạn đọc yêu thích.

Thơ Hồ Dzếnh tràn đầy tình cảm, chân thật, độc đáo, mang vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc, mới lạ. Thơ lục bát của Hồ Dzếnh mang hơi thở tâm hồn phương Đông. Nhà thơ Bùi Giáng mỗi lần đọc những bài thơ lục bát của Hồ Dzếnh đều nhận xét với tất cả lòng cảm phục: "Chẳng khác giải ngân hà lấp lánh nhớ nhung trên bầu trời văn học Việt Nam".

"Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
Khói trầm bên giấc mơ tiên
Bâng khuâng... trăng rải qua miền quạnh hiu
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
Rạc rời, vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ, mây dàn mộng xưa
Biển chiều vang tiếng nhân ngư
Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu
Nhớ thương bạc nửa mái đầu
Lòng nương quán khách nghe màu tà huân
Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân
Nét hoa thấp thoáng, ý thần đê mê
Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen..."
(Đợi thơ)

Với một tâm hồn nhạy cảm, Hồ Dzếnh viết những câu thơ như một lời tiên tri về giây phút cuối cùng của một đời người với nhiều hệ lụy trần gian. Đọc xong, chúng ta nghe lạnh cả người và phải ngậm ngùi thở dài:

"Nằm đây tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan
Gió lìa cành lá không vang
Tin ta vĩnh quyết trần gian hững hờ!
Bao nhiêu dáng ảnh tôn thờ
Xa nhau lâu quá bây giờ lạnh nhau
Người về gối rét, nằm đau
Nghe trên thước đất phai màu nhớ thương
Chiều nào mây vọng hồn chuông
Ngừng đôi chân kẻ trên đường mải mê
Nghe tin ta lỗi câu thề
Nghìn thu xa vắng, ra về trước ai
Ngậm ngùi nhớ trắng rừng mai
Cảm thương sông nước, ghi bài điếu tang
Ngựa gầy bóng gió mênh mang
Cờ đen lối cũ, cây vàng nẻo xa...
Ta nằm trong ván trông ra
Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười!
Ta toan... giận dỗi xa đời
Chợt hay: Khăn liệm quanh người vẫn thơm!
Nát thân, không nát nỗi hồn
Lẫn trong cái chết vẫn còn cái đau."
(Tưởng chuyện ngàn sau)

Khi ta cô đơn, khi ta là người lữ hành cô độc, đọc bài thơ "Màu cây trong khói" của Hồ Dzếnh, chúng ta càng thấy đất trời mông mênh và lòng càng thêm hiu quạnh. Bài thơ đã được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc thành ca khúc "Chiều". Thơ và nhạc chấp cánh bay xa, ngân lên, nói hộ tiếng lòng của bao người:

"Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...

Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói xanh bay lên cây..."

Hồ Dzếnh được sinh ra đời là kết quả của mối tình giữa một thương nhân người Trung Hoa quê ở Quảng Đông với người con gái chèo đò trên dòng sông Ghép ở Thanh Hóa. Hồ Dzếnh lớn lên trong tình thương yêu của người mẹ. Khi sáng tác, ông đã viết những câu thơ trân trọng, tràn đầy cảm mến về mẹ của mình, Người mẹ Việt Nam:

"Cô gái Việt Nam ơi!

Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi

Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa
Má hồng mỗi tiết, mỗi phôi pha
Khi cô vui thú là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già!

Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi

Tôi đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ

Giải lúa cô trồng nay đã tươi
Gió xuân ý nhị vít bông, cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!

Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ Hy Sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi."
(Cảm xúc)

Sống trên quê ngoại yêu thương nhưng tâm hồn Hồ Dzếnh lúc nào cũng nhớ về quê cha, đất nước Trung Hoa rộng lớn với nỗi nhớ cháy bỏng của một người con lưu lạc, mơ một ngày trở về cố quốc:

"Ta nhớ màu quê, khát gió quê

Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
Cho ta trông lại tầng xanh thẳm
Ngâm lại bài thơ "Phương thảo thê"

Đất thánh trời Đông, mẹ Á Châu
Anh hoa ngàn thuở rạng phong hầu
Chín cung thăm thẳm hồn hương khói
Danh vọng vang lừng mây gió Âu

Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu
Tóc thề che mướt gái Tô Châu
Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán
Một dải Giang Nam nước rợn màu

Ai hát mà nay, gió vẫn thơm
Ai đau non nước não căm hờn?
Chiêu Quân nếu mãi người Cung Hán
Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn?

Mây ơi có tạt về phương Bắc
Chậm chậm cho ta gửi mấy lời
Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ
Nhưng tình xa lắm gió mây ơi."
(Tư Hương)

Hồ Dzếnh viết về tình yêu lứa đôi cũng thật đặc sắc. Ý thơ rất riêng. Với Hồ Dzếnh, lỗi hẹn trong tình yêu cũng là niềm hạnh phúc, tình lỡ là tình đẹp. Và, được thưởng thức "thú đau thương" trong tình yêu. Nhiều thế hệ khi vào tuổi yêu đã thuộc lòng bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh:

"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến

Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: Gớm làm sao nhớ thế

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa

Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mà đến sẽ vui hơn
Chỉ ngày mai mới đẹp ngày mai thôi
Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé

Tôi sẽ trách – cố nhiên – nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho ngìn sau.. lơ lửng... với nghìn xưa."

Với sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Dzếnh đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Riêng những tác phẩm thơ đặc sắc của Hồ Dzếnh "nghìn sau còn lơ lửng với nghìn xưa..."./.

LÊ NGỌC TRÁC

Tài liệu tham khảo & trích dẫn:

- Thơ mới 1932 – 1945 (NXB Hội nhà văn – 2004)
- Tác phẩm chọn lọc của Hồ Dzếnh (1988)
- Trăng đêm Dương Tử trong tâm hồn thơ Hồ Dzếnh
(Giữa trời hoa bay của Thái Tú Hạp – 2009)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1145)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 1923)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 2255)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 1837)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 1993)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 1758)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 1627)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 2223)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 1690)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 2032)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12255)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21730)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,