LÊ NGỌC TRÁC - MINH MỆNH - Vị hoàng đế sinh ra nhiều nhà thơ tài hoa

14 Tháng Ba 201711:36 SA(Xem: 5309)
LÊ NGỌC TRÁC - MINH MỆNH - Vị hoàng đế sinh ra nhiều nhà thơ tài hoa

Cùng với tài năng chính trị, vua Minh Mệnh là người thích văn chương. Giống như vua Lê Thánh Tôn, mặc dù bận rộn với công việc trọng đại của triều đình và đất nước, Minh Mệnh đã dành thời gian cho việc trước tác. Vua Minh Mệnh đã để lại cho hậu thế 4 tập thơ "Ngự chế thi""Ngự chế văn"... Nhà vua từng nói về thơ văn của mình: "Những bài thơ ta làm phần nhiều là tự răn dạy mình về đạo kính trời, yêu dân..., không có lời chải chuốt... cũng không tranh hay với các văn nhân, mặc khách... Vua chúa không phải lấy thơ hay làm chức vụ... ".

Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, vua Minh Mệnh có 142 người con (78 hoàng tử và 64 hoàng nữ). Vua đã viết 11 bài thơ cho con, cháu của mình để đặt tên. Trong đó, có bài "Đế hệ thi""Phiên hệ thi". Mỗi bài thơ có 4 câu, 20 từ. Vua dùng những từ có ý nghĩa tốt, uyên bác để bày tỏ hoài vọng tốt đẹp, bền vững cho thế hệ con cháu của Người.

Bài thơ "Đế hệ thi" như sau:

"Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh

Bảo, Quý, Định, Long, Trường

Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật

Khế, Thụy, Quốc, Gia, Xương".

Theo phép đặt tên đôi nầy, tất cả các con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ "Miên" đặt trước tiên ghép với tên của gia đình đặt. Con của thế hệ "Miên"Hồng... cứ thế tiếp tục đặt tên. (Cụ thể như vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông... Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm... Bảo Đại có tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy...).

Vua Minh Mệnh có nhiều con trai trở thành những nhà thơ tài danh. Trong đó có: Nguyễn Phúc Miên Bửu (1820 - 1854), được phong Tương An Quân Công, hiệu Khiêm Trai, Nguyễn Phúc Miên Tông (1807 - 1847) tức vua Thiệu Trị, Nguyễn Phúc Miên Thanh (1830 - 1877) hiệu là Quân Đình được phong tước Trấn Biên Quân Công, Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1819 - 1870) tước Tùng Thiện Vương, Nguyễn Phúc Miên Trinh (1820 - 1887) tước Tuy Lý Vương, Nguyễn Phúc Miên Định (1808 - 1885) hiệu Đông Trì).

Trong những hoàng tử của vua Minh Mệnh thì sự nghiệp thơ văn của Miên Bửu (Tương An Quân Công), Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương) và Miên Trinh (Tuy Lý Vương) là nổi bật hơn cả, được người đời tôn vinh là "Tam Đường".Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được tôn vinh là "Tứ kiệt" trên văn đàn.

"Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

Thi đáo Tùng,Tuy thất thịnh Đường".

Hai câu thơ trên của người đời ca ngợi văn tài của Tứ Kiệt và được truyền tụng trong dân gian từ xưa mãi đến ngày nay. Thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương là những đỉnh cao, nếu không muốn nói là cao nhất trong dòng thơ chữ Hán của nước ta thời bấy giờ.

Riêng các công chúa con Minh Mệnh có 3 người cũng có tài thơ như những người anh của mình. Đó là Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh (1824 - 1892), tự là Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình; tác phẩm chính: Nguyệt Đình thi thảo; Nguyễn Phúc Trinh Thuận (1826 - 1904), tự là Trúc Khanh, hiệu là Diệu Liên, Mai Am; tác phẩm chính: Diệu Liên thi tập và Nguyễn Phúc Tỉnh Hòa (1830 - 1882), tự Quý Khanh, Dưỡng Chi, hiệu là Huệ Phố; tác phẩm chính: Huệ Phố thi tập. Ba người được người đời tôn là "Tam khanh" (Cả 3 là em gái của Tùng Thiện Vương). Về thơ nổi bật hơn các chị em của mình là Mai Am. Các danh sĩ đương thời như Trương Đăng Quế, Bùi Ân Niên, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Thuật, Nguyễn Trọng Hợp đã không ngần ngại xếp Mai Am có thể "ngồi chung chiếu" với các nhà thơ đời Đường, đời Tống.

Hậu duệ vua Minh Mệnh, những người có tên bắt đầu từ "Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh"... đều có nhiều người có tài văn chương. Ở bài viết nhỏ bé này, chúng tôi không thể thống kê đầy đủ, chỉ xin giới thiệu những tài thơ nổi bật trong thời cận đại và hiện đại như: Nguyễn Phúc Hồng Y (1833 - ?), tước Thụy Quân Công, tác giả của các tập thơ: Hậu uyển thi tập, Thị học tụng. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1829-1883) tức vua Tự Đức. Tài lãnh đạo đất nước và Triều đình, Tự Đức không bằng các vua trước , nhưng là hoàng đế có tài thơ văn. Tác phẩm chính của ông gồm :Ngự chế thi tập,Cơ dư tự tình thi tập,Việt sử tổng vịnh, Luận ngữ diễn ca, Thập điều diễn ca…Vua Tự Đức viết nhiều đề tài, từ lịch sử, cảnh vật, đến nhân tình…rất đa dạng, phong phú . Nguyễn Phúc Ưng Bình (1877 - 1961), bút hiệu Thúc Gia Thị (Ông là cháu nội của nhà thơ Tuy Lý Vương). Ưng Bình Thúc Gia Thị có gia tài sự nghiệp văn chương thật đồ sộ. Sở trường của ông là văn thơ chữ Hán và ông viết nhiều thể loại. Các tác phẩm chính của Thúc Gia Thị gồm có: Lộc Minh thi tập (chữ Hán), tuồng: Lô Địch, Tuồng tào lao, Tình Thúc Giạ, Đời Thúc Giạ, Bán buồn mua vui, Tiếng hát sông Hương. Ngày ông qua đời, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã cảm niệm:

"Tình Thúc Giạ như thơ Thúc Giạ

Đằm hai mái tuyết đổi cao sâu

Hơn ai người đẹp, ai khanh tướng

Chẳng dám cùng xuân hẹn bạc đầu

...

Thiên Mụ chùa xa chuông hãy rót

Cho tươi thắm lại cánh hoa nhàu."

Nguyễn Phúc Bửu Đình (1898 - 1931) có bút hiệu là Hà Trì. Ông là người có tài thơ, văn; nổi danh như một nhà báo ở Nam Kỳ; suốt đời hoạt động yêu nước, chống Pháp và chống cả triều đình phong kiến. Năm 1931, ông bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Khi cùng bạn tù cùng chí hướng tổ chức vượt biển, bị mất tích. Ông để lại cho đời những tác phẩm chính: Thể loại tiểu thuyết: Mảnh trăng thu, Cậu Tám Lọ, Giọt lệ tri âm, Sông hồ Ba Bể.

Trong thời hiện đại, có nữ văn sĩ Minh Quân, nhà thơ Kim Tuấn, Hải Bằng và Tôn Nữ Hỷ Khương, Trần Hoàng Phố (Nguyễn Phúc Bửu Nam)...

Nhà văn Minh Quân (1928 - 2009), tên thật là Công tằng Tôn nữ Bích Lợi. Bà khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng làm thơ từ năm 1951, sau chuyển sang chuyên viết văn xuôi và dịch các danh tác nước ngoài bằng tiếng Pháp sang tiếng Việt. Bà đã xuất bản trên 40 tác phẩm. Trong đó có những tác phẩm tạo được tiếng vang, thu hút được nhiều bạn đọc như: Trời Âu qua mắt Việt, Những ngày cạn sữa... Văn Minh Quân thấm đẫm tính nhân văn.

Tôn Nữ Hỷ Khương, tên thật Công tằng Tôn nữ Hỷ Khương, sinh năm 1937, con gái của Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Bà bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1954. Đến hôm nay đã xuất bản được những thi phẩm: Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2005) và Hồi ức về cha tôi (Năm 1996, tái bản 2002).

Tôn Nữ Hỷ Khương là một tâm hồn thơ giàu cảm xúc. Thơ bà nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện tình yêu con người và cuộc đời.

Hải Bằng (1930 - 1998), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Tôn. Thơ Hải Bằng chân thật, gắn bó với cuộc sống và những miền quê mà ông đã sống. Hải Bằng đã xuất bản những thi phẩm: Sóng đôi bờ, Mưa Huế, Thơ tình Hải Bằng, Hát về ngọn lửa, Đè lên năm tháng, Mưa lại về, Tuổi Huế trong ta, Trăng đợi trước thềm, Độc hành.

Kim Tuấn (1938 - 2003), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Khuê. Ông là hậu duệ đời thứ 5 của Miên Thẩm - Tùng Thiện Vương. Kim Tuấn là một tên tuổi lớn trong làng thơ hiện đại. Nhiều người yêu mến thơ Kim Tuấn. Thơ Kim Tuấn thấm đẫm tình cảm, sang trọng, điêu luyện, giàu nhạc điệu. Có những nhà phê bình đã nhận xét: "Kim Tuấn là chiếc cầu nối giữa thơ ca và âm nhạc". Thơ Kim Tuấn được nhiều nhạc sĩ tài danh phổ nhạc như: Phạm Duy, Y Vân, Nguyễn Hiền, Trương Quang Tuấn, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương, Trúc Sơn, Thanh Trang. Bài thơ "Nụ hoa vàng mùa xuân" của Kim Tuấn được Nguyễn Hiền phổ thành nhạc phẩm "Anh cho em mùa xuân" và thơ ông được nhạc sĩ Y Vân phổ thành nhạc phẩm "Những bước chân âm thầm" đã làm lay động bao con tim từ khi mới ra đời cho mãi đến hôm nay. Thơ Kim Tuấn xoay quanh chủ đề: "Thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu và cuộc sống". Nhà thơ đã để lại cho đời những thi phẩm: Hoa mười phương, Ngân thương, Dấu bụi hồng, Thơ Kim Tuấn, Tuổi phượng hồng, Tạ tình phương Nam...

Nhìn chung, là hậu duệ của vua Minh Mệnh, dù sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ, họ là những nhà thơ có nhiều đóng góp cho kho tàng và dòng chảy của nền văn học nước ta nhiều thêm nhiều hương sắc , phong phú.


LÊ NGỌC TRÁC

La Gi, Tháng 3/2017

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

- Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam

(NXB Văn hóa Thông tin - 1999)

- Tùng Thiện Vương - Nhất đại thi ông

(Lê Ngọc Trác - NXB Văn Nghệ - 2008)

- Mai Am Công Chúa

(Vũ Ngọc Khang và Nguyễn Ngọc Bích - NXB Văn hóa Thông tin - 2008)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 1722)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
28 Tháng Mười 202211:40 SA(Xem: 1755)
làm thơ mà không có chất liệu sống, thì khác gì muốn nấu cơm nhưng hết gạo
15 Tháng Mười 20224:05 CH(Xem: 2079)
Sau 1954, tôi sống nhiều năm ở Hà Nội, nhưng lúc này tôi lại biết một ông Lưu Trọng Lư khác:
10 Tháng Mười 202210:37 SA(Xem: 2683)
Trần Tuấn Kiệt là một nhà thơ lớn. Không chỉ vì anh từng hai lần đoạt giải Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc (VNCH) - thường được gọi là “Giải thưởng Tổng Thống” vì do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khởi xướng thành lập năm 1967. Trần Tuấn Kiệt đoạt Giải nhất bộ môn Thơ năm 1967 - 1969,
24 Tháng Chín 20229:49 SA(Xem: 2155)
Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào.
21 Tháng Chín 20225:38 CH(Xem: 2141)
Lúc sinh thời, Phạm Duy rất tâm đắc tác phẩm “Thuyền viễn xứ” mà ông phổ nhạc từ bài thơ của một thi sĩ ẩn danh - bút danh Huyền Chi.
17 Tháng Chín 20221:40 CH(Xem: 2553)
Khi một nhà thơ rời bỏ chúng ta, người đó mang theo tuốt tuột những bài thơ chưa được viết ra.
15 Tháng Chín 202212:44 CH(Xem: 2303)
Nếu không có sự dũng cảm của nhà văn Nguyên Ngọc với tư cách Tổng Biên tập báo Văn Nghệ vào giữa thập niên 1980 đầy hỗn mang, để CÔNG BỐ NHIỀU NHẤT VÀ NHANH NHẤT CÓ THỂ tất cả truyện ngăn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, thì chúng ta sẽ không có một "hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp" một cách toàn mãn đến vậy. (Nguyễn Trung Kiên)
12 Tháng Chín 202212:30 CH(Xem: 2109)
Lập trường là cái nay đúng, mai sai. Tốt nhất là tránh xa nó ra để giữ lấy cái trong trẻo của trái tim người.
08 Tháng Chín 202211:00 SA(Xem: 1689)
Ông Võ là một người ham đọc và biết thẩm định giá trị của sách.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,