MAI THẢO - Hai nhánh sông tâm hồn trong thơ Hồ Dzếnh

04 Tháng Mười Một 20179:43 SA(Xem: 6137)
MAI THẢO - Hai nhánh sông tâm hồn trong thơ Hồ Dzếnh


Mục "Phê bình, biên khảo, phỏng vấn" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách. 

Nước Trung Hoa mênh mông, Nước Trung Hoa cổ cũ. Nước Trung Hoa ngựa hồng nghìn dặm mỏi, đường vào Tây Xuyên Ba Thục khó hơn đường lên trời, những người con gái thắt bím bó chân sống như hình bóng, những triền núi lớn thật lớn, những con sông dài thật dài, nước Trung Hoa quê hương của Lý Bạch phóng túng hình hài, của Đỗ Phủ đau buồn thân thế, nước Trung Hoa đó, như một thế giới, nội địa cũng đảo hoang, biên giới đã lưu đày, đi suốt một đời người đi không hết nước, nước nghèo quá đỗi, người triệu triệu thừa, khí trời thật nhiều mà thở không vào, đất đai muôn dặm mà ở không được, những xum xuê tươi tốt tràn đầy ở đâu chẳng thấy, chỉ cái khó, cái đói, cái cực, đời đời kiếp kiếp thắt bó từng vòng rứt buốt, nước Trung Hoa đó của thâm cung bí sử, giặc giã không dứt, thiên tai, hạn hán tàn phá không ngừng. Và một buổi chiều kia rầu rầu úa héo trên thiêm thiếp quê cũ chẳng dung người, quê cũ đã phụ rồi, vòm trời mây trắng bao la của nước Trung Hoa lạ lùng đã in cái hình bóng bé nhỏ li ti di động của một người Hoa nghèo khổ bỏ một nước Trung Hoa nghèo khổ mà lên đường. Đi qua Vân Nam. Đi từ Dương Tử đi tới Hông Hà. Đi từ Trung Hoa đi tới Việt Nam. Và từ cuộc gặp gỡ trong mưu sinh buồn rầu trên đất khách giữa một người Hoa bán thuốc dạo và một cô lái đò Việt trên một dòng sông Thanh Hóa, đã có một gã làm thơ Hồ Dzếnh Minh Hương. Nước Trung Hoa, không thấy, không biết, hiện hữu mơ hồ mà ám ảnh dằng dặc, đã trở thành một thứ hậu trường tâm hồn Hồ Dzếnh:

HoDzenh-12-09-04-content
Nhà thơ Hồ Dzếnh, vợ và các con



Tôi nhớ màu quê khát gió quê

Mây ơi ngưng cánh đợi ta về

Cho ta trông lại từng xanh thẳm

Ngâm lại bài thơ Phương Thảo Thê

 

Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu

Tóc thề che mướt gái Tô Châu

Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán

Một giải Giang Nam nước rợn màu

 

Ai hát mà nay gió vẫn thơm

Ai đau, non nước não âm đờn

Chiêu Quân nếu mãi người cung Hán

Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn.

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa. Hai dòng máu Hoa Việt trộn lẫn trong huyết quản nhà thơ Minh Hương mở thành hai chân trời.

Ta nằm ở giữa cân trời đất

Khối ngọc chưa nghiêng một hướng nào

(Chế Lan Viên)

Nhưng Hồ Dzếnh thì khối ngọc đã nghiêng một hướng nào. Khối ngọc họ Chế là cái khối ngọc của ý thức dành cho nó cái quyền tự do chưa gia nhập, chưa tả hữu. Khối ngọc Hồ Dzếnh là cái khối ngọc tình cảm, vào thơ Xuân Diệu thành những dấu chân đam mê chạy theo sức xô đẩy vũ bão của tâm hồn. Thơ Hồ Dzếnh bởi vậy đã hình thành từ một lựa chọn quê hương. Người Minh Hương họ Hồ đã lựa chọn quê ngoại Việt Nam. Đến đây và ở lại. Đến đây và thương yêu. Từ tập truyện ngắn đầu tay Chân Trời Cũ đến tập thơ đầu tay Quê Ngoại, Hồ Dzếnh đã đi một chặng đường dài từ những hậu trường của kỷ niệm và quá khứ phảng phất tiềm thức u minh ra những tiền trường là đất nước Việt Nam nhận làm quê hương mới có. Tôi nghĩ trong cõi thơ tiền chiến, đó là hiện tượng đôn hậu và ngọt ngào nhất của một lựa chọn trở thành, bắt nguồn từ lựa chọn một ngả đường, một mảnh đất, một vòm trời. Không phải để truy kích một ngọn suối bản để xem phát xuất từ mạch đất ngầm nào, mà để theo dòng suôn chảy đi vào những khu vực đời sống phì nhiêu mà dòng suối băng qua trong tuần tự mở rộng thành sông, lớn dần thành biển. Có quê hương, Hồ Dzếnh có tất cả. Người cha xưa gánh thuốc dạo đi lang thang qua những xóm thôn Việt Nam xa lạ, tuổi đã tịch liêu chỉ có thể mơ về quá khứ. Nhưng người con trẻ trung chừng ấy, như con chim ra ràng mới cất cánh bay lên, thì ám ảnh tiền thân không thể mãi mãi là giam nhốt siêu hình. Con chim đã bay lên. Bay vào nắng trong veo. Bay vào Việt Nam đón nhận.Con người không lựa chọn là con người của những chấp nhận thỏa hiệp. Nhưng con người có lựa chọn là con người của những khẳng định tuyệt đối.


Tô Châu lớp lớp phù kiều

Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam

Rạc rời vó ngựa quá quan

Cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa

Hồi tưởng về Trung Hoa mịt mùng ngàn dặm, thơ chỉ đẹp cái đẹp não nùng của những vang vọng cùng thẳm. Lạnh tanh và xa vắng. Đó là những đường dây ràng buộc nhão mỏi cuối cùng của tâm linh lặn chìm, tưởng khép. Đóng mà kỳ thực đã mở ra những cửa ngõ mới cho hồn. Tôi yêu tập thơ Quê Ngoại là vì thế. Ở điểm quá khứ đã bị lùa dạt, quá khứ mang tên Trung Hoa, hiện tại được xây cất hiện tại mang tên Việt Nam. Ở điểm một đêm đã tàn rụng, đêm Trung Hoa lung linh ma quái. Cho ngày Việt Nam thay thế, ngày Việt Nam vang vang những tiếng đời nhảy múa quanh mình. Hãy tìm đọc lại Quê Ngoại. Nếu yêu Hồ Dzếnh. Cái trẻ thơ, cái vụng dại, đầy đặc trong thiên đường ca quê mới Việt Nam này lại chính là cái lớn lao của Hồ Dzếnh có đời mình bằng đã có Việt Nam. Quê Ngoại xanh ngắt màu hy vọng, hồng tươi dáng hạnh phúc, thắm thiết những tình ý đợi chờ, trong suốt một tình yêu vô điều kiện. Quê Ngoại là một tiếng thơ tạ ơn đời. Quê Ngoại là một chiếc khay vàng hiến dâng Mẹ hiền một niềm biết ơn trang trọng. Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh, hơn cả Xuân Diệu, và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng mênh mông đài trán thanh niên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, hai mươi tuổi, tiếp nhận một tập thơ còn trẻ hơn hồn mình phơi phới, một tập thơ cỏ non lả lả, một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật có đường ngọt ngào trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh tiền chiến là cái trạng thái ngu ngơ trong suốt nhất của một tiếng thơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Nó là một khối lạc quan và tin tưởng toàn vẹn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sống như một lao vào, cái vóc dáng của yêu như một kín trùm dào dạt.


Dẫu cho lỡ cả thiên đường

Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa.


Hồ Dzếnh không làm thơ đâu. Thơ đã có, đâu đó, trên mây trên cành, trong nước chảy dưới chân cầu, trong không khí thơ một thuyền đầy thơ một chuyến lớn chở Hồ Dzếnh đi vào thênh thang tiếng nói. Một người không phải là thi sĩ. Tất cả tuổi trẻ là thi sĩ. Mắt ngó mê, tay nâng niu, hồn đợi chờ, trái tim xao xuyến, mạch máu nhảy đập, chim ngủ trong hoa, hoa nở trong mặt trời, tứ phía đều trăng sao. Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa. Thế đâu là xin. Có gì mà xin. Thế là cho. Cho hết cả mùa hồn, gặt hái được nhánh nào cho luôn nhánh ấy, cuộng quệt thơ ngây và hồn hậu sống. Thế là thơ đầu đời, thế là sức khỏe của thơ có, thế là thơ không yếu đau. Rồi ý thức tới. Chứ sao. Nhưng cái gì tạo thành ý thức sinh động hồng hào, cái ý thức chúng ta cần phải có không phải như một trở lực mà một động lực sống, nếu không là những va chạm tình cảm bàng hoàng dội dập lại thành những cực điểm hân hoan hay thành những tận cùng bi đát?

Trời đẹp như trời mới tráng gương

Chim ca ánh sáng rộn ven tường

Có ai bên cửa ngồi hong tóc

Cho chảy lan thành một suối hương

Trời, đất, chim ca, ánh sáng, mái tóc, trở thành một suối hương. Tạo vật trong thơ Hồ Dzếnh, cuộc đời vào thơ Hồ Dzếnh biến hình từ một chủ quan không bao giờ chối từ cái quyền uy tỏa chiếu rạng ngời và đổi thay lộng lẫy của nó. Như thế là chủ động. Như thế là sáng tạo. Như thế là thơ. Thơ là mặt trời của đời người Hồ Dzếnh. Những năm tháng sau này, tiếng thơ Hồ Dzếnh không còn gì đáng nói. Tim trú ẩn trong tôn giáo như Hàn Mặc Tử:

Thuở nhỏ tôi run lúc đổ chiều

Gió về trút lá trải cô liêu

Đường xa thấp thoáng hàng mây trắng

Gối lẻ giường đơn lạnh rất nhiều

 

Đèn chụp chao xanh dọi chữ vàng

Tay lùa tóc biếc, mắt theo trăng

Tôi mơ khi học bài luân lý

Cửa hé nhà ai sáng dịu dàng

Chữ nở ra hoa sách có người

Tay nâng nâng sách ép lên môi

Rùng mình khi thấy hồn thay khác

Ngây cả giang sơn, đấm cả trời

 

Núi dựng cô đơn buồn xếp hàng

Ngõ chiều mây trắng phất phơ tang

Ái ân khôn lập hồn sa mạc

Vĩnh viễn thê lương lạnh bóng tàn

 

Chiều buốt linh hồn, tôi đến đây

Nguyện cầu tháng giá chắp hai tay

Run run mắt lệ nhìn xa thẳm

Mơ lửa trời thiêng cháy vạn ngày

Để làm gì sự đổi khác đó, vươn tới đó, hiểu biết đó? Hồ Dzếnh hóa thân và Hồ Dzếnh đã chết trong cái lớn giả tạo và vô ích lắm. Nhân gian yêu thi sĩ như một loài chim lạ. Đậu xuống bất cứ một chỗ đậu nào, thi sĩ chết. Tạo dựng một thế giới bàng hoàng và lộng lẫy. Đó là sự tôi hiểu về ý thức thi sĩ về sự cần có thơ cho đời sống chúng ta. Khi nhìn thấy Hồ Dzếnh đã sống và Hồ Dzếnh đã chết.

(Trích Văn, số đặc biệt về Hồ Dzếnh, NXB Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1973)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 20232:38 CH(Xem: 1249)
xin cô hãy quay về với những kênh rạch nhiều tôm cá, những cánh đồng lúa chín vàng tươi, những chòm xóm rộn ràng tiếng nói cười của dì Tư, má Năm…
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 1193)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 1390)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 1219)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 1632)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 1347)
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc,
04 Tháng Bảy 20239:17 SA(Xem: 1505)
Những năm gần đây, tôi ít thấy thơ lục bát xuất hiện trên báo chí hoặc các trang mạng văn chương.
27 Tháng Sáu 20231:18 CH(Xem: 5057)
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên
27 Tháng Sáu 20239:14 SA(Xem: 5057)
Nếu bị đày ra một hoang đảo và chỉ được phép đem theo một tập thơ duy nhất để đọc trong lúc nhàn rỗi
22 Tháng Sáu 20238:43 SA(Xem: 1351)
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thiếu chữ nghĩa, thiếu âm thanh, thiếu màu sắc như bây giờ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 612)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24510)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,