BÙI GIÁNG - Một đường lối dịch Thơ

24 Tháng Mười Hai 201711:52 SA(Xem: 6528)
BÙI GIÁNG - Một đường lối dịch Thơ

Mục "Phê bình, biên khảo, phỏng vấn" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách. 

 

Dịch thơ là điều khảm kha nhất. Dịch thơ ắt phải cho ra thơ – nói như ông Crayssac trong bài Tựa bản dịch Kiều: “toute poésie traduit a le devoir de l’être enver [...] La langue des Dieux m’a paru seule idoine à chanter l’héroique et douloureux calvaire de la divine Thuy-Kieu.”

 

Cũng vì quan niệm tới mức triệt để tế nhị đó, nên bản dịch Kiều của Crayssac là bản dịch đạt nhất trong mọi bản dịch Kiều ra ngôn ngữ Tây Phương. Lời thơ Crayssac thỉnh thoảng có vài chỗ sống suợng, nhưng Crayssac đã đòi hỏi, đã tận dụng khả năng ngôn ngữ thi ca Pháp tới mức tối đa. Và nhiều phen bất ngờ, những tư tưởng, tư lường sâu xa, ẩn trong Nếp Gấp Lục Bát Nguyễn Du, bất thình lình đuợc Crayssac mở phơi ra một cách tinh tế.

 

Tiện đây, tôi xin dẫn một thí dụ để làm sáng tỏ phần nào đường lối dịch thơ. Dịch thơ Emily Dickinson:

 

My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell.

 

Một bài ngắn như thế của Emily Dickinson dịch còn khó hơn dịch cả một cuốn Lá Cỏ [Leaves of Grass] của Walt Whitman... Ấy bởi vì, nó thuộc loại thơ bất khả dịch diễn.

 

Những điệp ngữ và điệp âm và đảo ngữ mà Emily Dickinson sử dụng, là riêng Mỹ Ngữ một lần được thiên tài cho phát tiết anh hoa ra ngoài:

 

my life closed – its close
to see – to me
twice before – twice befell
parting is all – and all
all we know – all we need
of heaven – of hell
to see – to me – to conceive
a third event – as these that twice
so huge – so hopeless ...

 

Tôi thử chép ra như thế, những thanh-âm-vận song trùng nhị bội liên tồn giao hưởng nhau trong bài thơ, xoay vít quanh nhau trong tám câu huyền diệu đó. Thế cũng đủ nhận ra tính chất phong phú đìu hiu dị thường trong lời thơ tài tử. Thế mà, vẫn còn những giao hưởng giao thoa ngấm ngầm âm ỉ trong tiết nhịp rung rinh, không làm sao ghi ra song đôi cho được. Bởi vì những giao hưởng ngầm nọ vừa như giao nhau vừa như xô đẩy nhau, ly khứ nhau... Bây giờ thử đọc lại toàn bài:

 

My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell.

 

Nếu dịch ra văn xuôi ắt sẽ thành cái gì? Chẳng lẽ vất vơ thành ra cái như sau:

 

Cuộc đời tôi khép lại hai lần
Trước buổi chung cục của nó
Nó vẫn ở lại để xem
Thử sự Bất Tử có mở ra 
Một sự cố thứ ba cho tôi không
Bao xiết đồ sộ khổng lồ tuyệt vọng cho quan niệm
Là ấy những gì đã hai lần xảy ra
Ly biệt là tất cả những gì chúng tôi biết về Thiên Đường
Và tất cả những gì chúng ta cần (của) nơi Địa Ngục

 

Thật là không thể tưởng tượng được. Chẳng những nghe ra lớ ngớ, mà còn chẳng ai biết nói cái gì. Không một chút ý nghiã nào tồn tại, đừng nói chi là tinh thể tinh hoa. Thế mà thường thường tôi vẫn thấy người ta dịch theo lối đó một cách rất hồn nhiên, và còn cho rằng mình dịch rất sát.

 

Gẫm về cái vụ dịch thơ, nhiều phen phải toát mồ hôi hột. Giữ tiếng thì lạc lời. Giữ lời thì mất ý. Giữ ý thì mất nghiã. Giữ nghiã thì mất trụi thần hồn tinh thể.

 

Do đó, ta có thể dám chắc rằng giữa hai bản dịch Kiều ra Pháp Ngữ của ông Nguyễn Văn Vĩnh và René Crayssac, quả thực có cách biệt ngàn trùng. René Crayssac mặc dù không lột hết được tinh hoa ngôn ngữ Kiều, nhưng vẫn đạt hơn Nguyễn Văn Vĩnh có tới hơn một trăm lần là ít. Ông có tái tạo được một bầu khí hậu thơ-mộng đặc biệt trong bản dịch của ông.

 

Giờ thử dịch bài thơ Emily Dickinson ra lục bát:

 

Đời tôi khép lại hai lần
Trước lần khép mắt khôn hàn vĩnh ly
Tuy nhiên còn nấn ná vì
Để xem Vĩnh Cửu còn gì mở ra
Cho mình biến cố thứ ba
Những gì song điệp xảy ra
Gẫm càng đồ sộ gợi ra lại càng
Ngất trời tuyệt vọng mang mang
Thiên đường địa ngục còn chan chứa gì
Vĩnh ly là chất của trời
Biệt ly là thói của đời nhà ma
(kể từ cửa quỷ tuôn ra
thói nhà băng tuyết chất là phỉ phong)

 

Bạn đọc ắt có nhận thấy rằng tôi đã chịu khó khiếp dẫn vài ngôn ngữ đặc biệt Nguyễn Du vào lối dịch thơ Emily Dickinson. Dịch theo lối đó là âm thầm bố thiết cuộc đối thoại ấm áp cho hai tài tử kia, mà đồng thời vẫn không lìa xa ngôn ngữ Emily Dickinson gì mấy chút.

 

Đó là bước thứ nhất mà lời dịch đã gắng thực hiện cho cuộc hội đàm. Từ đó chúng ta có thể tiến tới giai đoạn thứ hai. Cái bước sơ khởi ngại ngùng đã đi tới chỗ hài hòa thân thiết thì từ đó, ta có thể “mở lời phương tiện” một cách táo bạo hơn. Lời dịch thứ hai có thể ra như thế này:

 

Song trùng khép kín đôi phen
Sơ khai đậu khấu khép bằng thiên thu
Tường vôi tô vách tử tù
Trăm năm trong cõi sương phù du tuôn
Niềm riêng nấn ná hý trường
Xem Con Tạo mở môi trường đệ tam
Bình sinh ngất tạnh hội đàm
Xiết bao tuyệt vọng gẫm càng buốt tim Sự tình nhị bội đánh ghen
Trút quần giũ áo thưa rằng thế thôi
Vĩnh ly là chất của trời
Biệt ly là thói của đời nhà ma

 

Cước chú: My life closed twice before its close... Đời ta đã khép lại hai lần từ trước cuộc khép kín trăm năm... Nghĩa là?

 

Nghĩa là: trước khi xảy ra cuộc tử diệt thì ta đã hai lần chết thật sự rồi. Nhưng chết mà vẫn chịu chơi, nên còn sống lai rai để xem còn có một đệ tam tử diệt nào thơ mộng hơn chăng. Cái lối nói chịu chơi gay cấn đó đưa tới lời kết thúc dị thường: all we know of heaven ... all we need of hell. Tất cả những gì ga biết về thiên đường... Tất cả những gì ta cần nơi địa ngục... là?

 

Từ đó dịch lần thứ ba ra thế này:

 

Cần nơi địa ngục những gì
Biết nơi thiên thượng những gì biển dâu
Chất hằng ly biệt thiên thâu
Biệt ly là thói dâng trào sử xanh
Niềm riêng tại thể đã đành
Nồi riêng hiện thể còn thành khẩn xin
Chờ xem Vĩnh Cửu lặng im
Song trùng tam bội còn tin chi về
Kỳ oan phong vận đề huề
Trước đèn lần giở lời quê dông dài
Mai sau khép mắt ngủ dài
Còn nghe mộng cũ di hài liễu dương
Đánh tranh chụm nóc thảo đường
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi

 

Bất thình lình cái câu thơ lục bát Nguyễn Du nọ lại kỳ dị hiện ra tại đây. Mọi sự bỗng dời bình diện. Cái câu thơ “một gian nước biếc mây vàng chia đôi” vốn là một câu thơ thuộc loại hàm hỗn man mác nhất trong Truyện Kiều. Nước biếc một gian? Sao gọi là một gian? Mây vàng chia đôi? Chia đôi cái gì? Chia đôi hai cõi nào? Hai miền hai ngả nào? Nhưng tại sao trong thể thái chia đôi nọ, lại có hàm ngụ quy hợp? Do một thứ tinh hoa âm thầm nào phát tiết từ trong tiết điệu lục bát cùng với những vang bóng lãng đãng tỏa ra từ một nóc thảo đường? Một mái hiên? Một thanh hiên tồn lập bao dong ra như thế và sẽ chứng giám một “vô lượng phương tiện lực” nào, sẽ “vớt người trầm luân” và thành tựu cái nghiã của “nam hải điếu đồ”?

 

Điếu đồ? Ông câu câu cá? Câu cá giữa một vùng tịch mịch chân không? Câu cá trong tính thể giác duyên như lai bồ tát? – Ta làm Nam Hải Điếu Đồ? Ngồi câu con Cá Hư Vô linh hồn? Sự đó liên can gì tới câu: Như lai giả vô sở tòng lai diệc vô sở khứ? Và cái lời đó trong Kinh Kim Cang lại thiêm thiếp đi trong sa mù mà tiếp giáp với câu thơ “Parting is all we know of heaven/And all we need of hell” như thế nào?

 

Thế thì cái sự vụ dịch thơ đã nằm trong một cõi suy tư nào như thế? Nó đã biến ra một thứ dịch di, dy viễn, diên vỹ, vy diễn, như thế nào, để... ? Để bất thình lình xô ùa chúng ta trở lại với cái lời Khổng Tử: “Ngô đạo nhứt dĩ quán chi”.

 

Cái bí quyết của thiên tài sáng tạo, cũng như thi tài dịch thuật, là: tạo nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ. Sương bóng đó có thể bắt gặp bóng sương Hy Lạp, hay Đường Thi, hay Tây Trúc – không hề gì. Không hề gì. Miễn là nó mở ra một chân trời cho chiêm niệm chịu chơi.

 

Đánh tranh chụm nóc thảo đường, một gian nước biếc mây vàng chia đôi. Cài then cửa đóng đến nơi, sư đà hái thuốc phương trời nào xa .. Parting is all we know of heaven – and all we need of hell.

 

Ai đã độ ra được cái tầm đầy vơi trong tư lự tồn lưu nọ, ắt chẳng còn thiết chi tới chuyện bàn luận viết sách làm thơ gì nữa cả.

 

BÙI GIÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 9681)
Văn Hóa Việt Nam. Riêng tôi, tôi cảm ơn ông vì đã được nghe những ca khúc ông cống hiến cho đời.....cho Việt Nam.
16 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 10464)
Tiếp sau những thi tập của các tên tuổi thuộc nền thi ca miền Nam Việt Nam như Quách Tấn, Hoài Khanh, Viên Linh, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ
04 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 10478)
Vâng, người thi sĩ ấy, dù chỉ sống 27 năm với đời, đúng là một thiên tài. Tôi tin vào thiên tài thi sĩ và tin là thơ có hồn thiêng.
24 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 11374)
Mười lăm năm ngắn và buồn như một tiếng thở dài. Tôi nghĩ đến anh, một người để suốt một đời cho đam mê chữ nghĩa
22 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 10246)
Nghiêu Đề đến với chúng tôi như một người viết những chữ vui đầy âm thanh và màu sắc xuống một trang giấy chi chít những dòng chữ đen buồn bã của đời sống
10 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 12584)
Nhân buổi ra mắt tập truyện Nhăn Rúm do Tủ sách Hồng Lĩnh tổ chức tại Châtenay-Malabry, ngoại ô Paris ngày 24.06.2012 vừa qua, Cổ Ngư đã thực hiện một cuộc phỏng vấn
31 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 12573)
Chỉ còn một năm nữa thôi là "Gái xuân" tròn 60 tuổi. Nhưng dường như ca khúc này vẫn trẻ mãi không già, cho dù tác giả bài thơ đã hóa thành người thiên cổ từ lâu
24 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 11870)
Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh. Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc sống
20 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 9618)
Một trong những lối dẫn vào bài thơ là cảm giác về không gian. Đó là một không gian tưởng chừng lớn hơn sức chứa của bài thơ trong giới hạn giữa các câu, ngắt đoạn, xuống dòng. Không gian ấy
13 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 12838)
Nghệ thuật chẳng là gì cả nếu nó không chứng minh được sự huyên náo trong lãnh vực chuyên môn để vượt thoát luật đào thải của tiến hóa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9178)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 984)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11068)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,